Văn khấn tất niên xóm, tổ dân phố 2024

Cúng tất niên xóm dần trở thành một nét đẹp văn hóa đối với mỗi khu phố, thôn xóm người Việt vào dịp Tết nguyên đán. Vậy cách thức cúng tất niên xóm như thế nào? Lễ vật cúng gồm những gì? Bài văn khấn tất niên xóm ra sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Ngày nay, nhân dịp Tết đến xuân về, các thôn xóm, tổ dân phố thường tụ họp nhau lại để tổ chức lễ tất niên cuối năm nhằm nâng cao tinh thần gắn bó, đoàn kết giữa các người dân trong xóm với nhau. Chuẩn bị bài cúng tất niên xóm là việc cần thiết trong lễ cúng tất niên xóm để những tâm nguyện, mong ước sẽ truyền được đến thần linh. Dưới đây là 2 mẫu Văn khấn tất niên xóm, tổ dân phố 2024 mà HoaTieu.vn sưu tầm được nhằm giúp bạn đọc có thêm lựa chọn và thực hiện nghĩ lễ đúng chuẩn nhất.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các mẫu bài văn khấn đưa ông Táo về trời, văn khấn ông Công ông Táo, văn tế cúng tất niên, văn khấn lễ tất niên ngày 30 Tết, văn khấn cúng giao thừa năm 2024, bài khấn cúng tất niên trong nhà, bài khấn cúng tất niên ngoài trờ theo văn khấn cổ truyền Việt Nam để tiến hành các nghi thức đầy đủ, chuẩn nhất nhé!

1. Ý nghĩa của cúng Tất niên xóm

Cúng tất niên là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi lễ cuối cùng của một năm nhằm kết thúc năm cũ và chuyển giao sang một năm mới. Những ngày cuối năm, người người lại nô nức trang trí, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm vật dụng trong ngày Tết, tổ chức tiệc Tất niên, … Phong vị ngày Tết truyền thống sẽ rất nhạt nhòa nếu thiếu đi lễ cúng Tất niên. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.

Cúng Tất niên xóm thực tế có thể coi là văn hóa truyền thống, một biến thể của cúng tất niên buôn làng, thôn xóm từ xa xưa của người Việt Nam, được tổ chức trong một cộng đồng nhỏ. Những năm đất nước còn khó khăn, nét văn hóa này có phần bị mai một.

Nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, đất nước ngày một lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày càng đủ đầy, mọi người quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần, mà cụ thể ở đây là đời sống tâm linh trong tâm thức người Việt. Bởi vậy, phong trào cúng tất niên xóm ngày càng trở nên phổ biến và đang dần được nhiều nơi tổ chức nghiêm túc.

Cúng tất niên xóm là dịp để mọi người quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm tất bật chạy đua với cuộc sống đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới.

Bài cúng tất niên xóm

Lễ cúng tất niên xóm thường được giao cho người đức cao vọng trọng hay lớn tuổi nhất trong xóm chủ trì. Người cúng sẽ đọc bài văn cúng tất niên xóm, lạy cầu chúc cho cả xóm được bình yên, con cháu trong xóm học giỏi giang, thành đạt trong cuộc sống. Sau khi thực hiện xong bài cúng, bữa tiệc tất niên được bày dọn ở nơi thuận tiện nhất trong xóm.

Thành viên trong xóm sẽ đọc bài phát biểu tất niên xóm và cùng cụng ly đón chào năm mới, chúc sức khỏe nhau. Điều quan trọng, trong bữa tiệc này, xen lẫn với những câu chuyện vui, mọi người sẽ nói đề xuất những góp ý cho từng gia đình trong xóm về việc sinh hoạt hàng ngày để xóm giềng càng văn minh, cư xử với nhau đúng tình làng, nghĩa xóm.

2. Lễ vật cúng tất niên xóm

Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không cần đặt nặng về vật chất và chuẩn bị dựa trên điều kiện, tâm ý của gia chủ. Vậy, mâm cúng tất niên gồm những gì?

Mâm lễ cúng tất niên

Mâm lễ cúng tất niên thường gồm:

  • Mâm ngũ quả
  • Hương hoa
  • Giấy tiền vàng mã
  • Đèn nến
  • Trầu cau
  • Rượu, trà
  • Bánh chưng (miền Bắc) hoặc bánh tét (miền Nam)…
  • Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không cần đặt nặng về vật chất và chuẩn bị dựa trên điều kiện, tâm ý của gia chủ

Có gia đình chuẩn bị bằng cỗ cỗ mặn, cũng có gia đình nấu món chay cùng các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon, đầy đủ và trang nghiêm, thịnh soạn.

3. Cúng Tất Niên ngày nào tốt?

Lễ Tất niên thường sẽ được tiến hành trong chiều 30 tết. Trong ngày 30 Tết, nhà nhà đều dọn dẹp nhà cửa, lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mâm ngũ quả và trang hoàng nhà cửa. Sau khi chuẩn bị một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ tươm tất, gia chủ phải chuẩn bị mâm cỗ cúng tất niên.

Trong lễ cúng, các gia đình tại Việt Nam sẽ tổ chức một bữa cơm cuối năm kèm theo một mâm lễ cúng tổ tiên. Theo tục lệ, sau khi bày mâm cỗ cúng này sẽ đọc bài văn cúng tất niên.

Tuy nhiên vào ngày 30 Tết, phần đông các gia đình đều bận rộn sắm tết, làm mâm cúng tất niên tại nhà. Do đó nhiều khu phố, thôn xóm sẽ tổ chức lễ tất niên sớm hơn, có thể là ngày 25, 26, 27 hoặc 28 tháng Chạp. Nhìn chung thời gian tốt nhất để tổ chức lễ cúng tất niên vẫn là 2 ngày cuối cùng trong năm cũ. Ngày tổ chức cúng tất niên sẽ được tổ trưởng tổ dân phố xin đóng góp ý kiến của toàn thể người dân trong xóm.

4. Văn khấn cúng xóm cuối năm trong nhà, ngoài trời

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế âm Bồ Tát!

Nam mô Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma!

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật!

Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát!

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!

Nam mô Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát!

Con xin kính lạy các Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương! Các Vị A La Hán, các Vị Thánh Tăng, các Vị Hộ Pháp!

Con xin kính lạy các Chư Vị Thần Linh:

– Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.

– Ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn Thần.

– Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Phúc Đức Tôn Thần.

– Ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần

– Các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, cùng Liệt Vị Tôn Thần cai quản ở trong Xứ này; và các Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên Bổn Xứ.

Con xin kính lạy các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại, và các Oan Gia Trai Chủ, các nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp của các thành viên đang hiện diện và/cũng như các thành viên tham gia dâng - góp Lễ cúng cho buổi Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm của Xóm …………………………………………………….……. chúng con!

Hôm nay, ngày... tháng Chạp (12), năm... ;

(tức ngày... , tháng... năm... )

(nhằm ngày... tháng... năm...);

Tại: Khối phố (đường phố) ………………………………………… xứ …………. (TP,HCM, Việt Nam).

Chúng con, gồm:

Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..;

Tại: ………………………………………………………………….;

Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………;

Và: ……………………………………………….…………………

Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..;

Tại: ………………………………………………………………….;

Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………;

Con, tên là: …………………………….. ; sanh ngày: ……………..;

Tại: ………………………………………………………………….;

Hiện ở tại: ……………………….. …………………………………;

……………………………

Hợp cùng toàn thể gia đình các thành viên đang hiện diện ở Pháp Cúng, các hộ gia đình đang cư trú tại địa phương và bà con tiểu thương khu vực ……………., tham gia góp - dâng Lễ Cúng cho buổi Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm của Xóm …………………………………..…………. chúng con.

Chúng con lòng thành, dâng lên lễ vật hiến cúng nhằm kính cáo:

Năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, mùa xuân ngày tết đang về nơi nơi. Hòa trong không khí rộn ràng đón xuân, mừng Tết ………, bà con trong thôn xóm của chúng con sửa sang, quét dọn, thiết lập ban thờ, đàn tràng; thức cúng tợ dâng, bày biện hương hoa trà quả, và chúng con lại sửa biện mâm cơm, nhằm kính cáo cùng Chư Phật - Thánh, Thần Linh và các Hương Linh: Trong suốt một năm qua, nhờ ơn gia hộ của các Ngài, bà con trong thôn xóm của chúng con được hạnh phúc, bình an, thuận hòa và tài lộc.

Nay năm cũ sắp qua, trước thềm năm mới, chúng con xin kính lễ tạ, bày tỏ sự tôn kính, tri ân, nguyện cầu các Ngài tiếp tục ban phước gia ân cho năm mới sắp đến, cho chúng con vạn sự như ý, hạnh phúc bình an, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm lễ bái! Kính mong các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật!

Đây là việc chung của cộng đồng nhưng vì không chọn được tuổi cát tường để xin đứng tên Pháp Lễ ; vì lẽ đó, chúng con mạo muội xin được kêu thay lạy đỡ cho nhau, đứng tên xin phép Lễ Tạ.

Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát Ba Đời khắp Mười Phương ban phước gia trì thần lực cho cuộc đất này, cho Bổn Xứ này, cho gia đình các thành viên trong thôn xóm, trong cộng đồng của chúng con và cho các Chư vị đang hiện diện, cư trú khu vực, trong bổn xứ này!;

Kính mong Chư Phật, Chư Bồ Tát, các Thánh Tăng, các A La Hán, các Hộ Pháp! ; Và kính mong các Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị Thần Linh, Thánh Linh, Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn gia hộ, độ trì, giúp cho chúng con được: tổ chức Nghi Pháp Lễ Tạ Quan Thần Linh – Thánh Linh nhân mùa Tất Niên cuối năm thành công.

Và xin cho gia đình các thành viên trong thôn xóm chúng con được: mạnh khỏe, bình an, hạnh phúc, may mắn, cát tường, phúc lộc thọ trường, khang ninh thịnh vượng, được giảm/giải mọi nghiệp chướng, chướng duyên và bệnh tật; được gieo nhân lành, duyên lành nhằm hướng đến có một cuộc sống có chất lượng cao hơn.

Con xin kính mời các Ngài chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật và ban phước gia trì, gia hộ, độ trì cho chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần).

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (03 lần).

Con xin Hồi hướng và chú nguyện cho sự giác ngộ giải thoát và vãng sanh cực lạc, sự tịnh hóa nghiệp chướng, chướng duyên nhiều đời nhiều kiếp cho các: Chư Vị Gia Thần, các Chư Vị Thành Hoàng, các Chư Vị Thần Linh, Ngài Thổ Công, Thổ Địa và các Chư Vị, Chư Hương Linh – Vong Linh – Vong Nhơn trong khuôn viên bổn xứ; các Chư vị, các Chư Hương Linh, Vong Linh, Vong Nhơn Cửu Huyền Thất Tổ Nội – Ngoại của các gia đình các thành viên trong cộng đồng thôn xóm chúng con; cho các oan gia trái chủ, các Chúng Sanh trong khuôn viên làng xóm chúng con!

Xin Chư Phật, Chư Bồ Tát ban phước gia trì cho những món Pháp Thực được dâng cúng này để những ai thọ nhận những món Pháp Thực này đều nhận được Chủng Tử Như Lai, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát của đạo Bồ Đề, thoát khỏi Vòng Lưu Chuyển Sanh Tử Luân Hồi.

Chúng con trẻ người, non dạ, sự hiểu biết về thế giới tâm linh còn hạn chế nên có phạm phải lỗi lầm gì thì kính mong Bề Trên thương tình lượng thứ cho chúng con.

Kính cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật! (03 lần)

Om Ma Ni Pad Me Hum! (x lần).

Om A Hum! (x lần)

5. Bài cúng tất niên xóm cuối năm đúng chuẩn

Khấn lễ tất niên cuối năm có ý nghĩa to lớn. Đây là bữa cơm đầm ấm dâng lên Thần Phật 4 phương, cầu mong 1 năm an lành, hạnh phúc. Do đó, chuẩn bị để có bài văn khấn tất niên đúng và chuẩn nhất là điều rất cần được chú trọng để trong năm mới mọi chuyện đều suôn sẻ.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày ...... tháng Chạp năm ..........

Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám ...

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

6. Bài phát biểu tất niên xóm

Trước khi ăn tất niên, người đứng đầu xóm như Trưởng xóm hoặc những người "đức cao vọng trọng" khác sẽ có bài phát biểu để gắn kết tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, gửi lời chúc năm mới đến mọi người. Để chuẩn bị cho bài phát biểu hay và ấn tượng, mời các bạn tham khảo mẫu dưới đây.

Xin kính chào toàn thể quý vị đang có mặt trong buổi tiệc tất niên hội đồng hương ... (thôn, xóm...) mừng xuân ... năm ... .

Lời nói đầu tiên cho phép……... được thay mặt cho ban tổ chức cùng những người thực hiện chương trình, xin gửi tới toàn thể quý vị lời kính chúc sức khỏe, lời chào mừng nồng nhiệt và thân thương nhất.

Kính thưa tất cả quý vị, vậy là năm cũ năm ... đã khép lại và mở cửa đón năm mới năm ... đã sang, một năm mới với rất nhiều điều mới đang chờ đón tất cả chúng ta.

Nhìn lại một năm vừa qua với tất cả mọi người chúng ta đã có những chuỗi ngày tháng làm việc vất vả mệt nhọc, trong đó có những thành công cũng như những khó khăn trong công việc, và ngày hôm nay tất cả chúng ta ngồi lại nơi đây để cùng chia sẻ những niềm vui với những gì chúng ta đã làm được và rút ra những kinh nghiệm, để trong những năm sau chúng ta hoàn thành công việc được tốt hơn. Và cũng chính vì điều này cho nên ngày hôm nay chúng ta có một buổi liên hoan tất niên thật thân mật và ấm áp bên nhau thưa quý vị.

Kính thưa tất cả quý vị, và tới tham dự với chúng ta trong buổi tiệc ngày hôm nay chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu ông (bà) ... là ... của hội đồng hương ... (thôn, xóm...) xin dành một tràng pháo tay thật nồng nhiệt thưa quý vị, tiếp theo là ông (bà)... là ... của hội đồng hương ... (thôn, xóm...) một tràng pháo tay thật nồng nhiệt nữa thưa quý vị. Và cuối cùng là sự hiện diện đông đủ của tất cả quý vị đang có mặt trong buổi tiệc ngày hôm này, một tràng pháo tay thật nồng nhiệt cho sự góp mặt đông đủ của tất cả quý vị.

Và ngay bây giờ đây buổi tiệc tất niên mừng xuân năm đã chính thức bắt đầu nhân dịp bước sang thềm năm mới.

Xin gửi tới toàn thể quý vị một lời kính chúc năm mới dồi dào sức khỏe, thành công, hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, xin được chúc cho tất cả quý vị một buổi tiệc tất niên thật vui tươi ấm áp và ngon miệng.

Tham khảo thêm:

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Văn khấn tất niên xóm, tổ dân phố 2024 theo các bài văn khấn cổ truyền Việt Nam, cùng cách chuẩn bị mâm cúng tất niên xóm sao cho đúng chuẩn nhất. Bạn đọc tham khảo để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên diễn ra thuận lợi và đúng chuẩn nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
41 18.702
0 Bình luận
Sắp xếp theo