Văn khấn chiều 30 Tết trong nhà Tết Giáp Thìn 2024
Theo thông lệ vào chiều 30 Tết, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ cúng tất niên nhằm đánh dấu việc kết thúc năm cũ và chuẩn bị bước sang năm mới. Trong lễ cúng đó không thể thiếu Văn khấn chiều 30 tết trong nhà để tưởng nhớ ông bà, tổ tiên và cầu mong một năm suôn sẻ, thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Dưới đây là 2 mẫu Văn khấn gia tiên 30 tết trong nhà theo văn khấn cổ truyền Việt Nam. Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm: Văn khấn tất niên ngoài trời; văn khấn cúng tất niên cuối năm công ty, mâm cơm cúng tất niên... để chuẩn bị cho nghi thức diễn ra trôi chảy, đúng chuẩn.
Văn khấn gia tiên 30 tết
1. Cúng Tất niên 2024 vào ngày nào, giờ nào tốt?
Lễ cúng tất niên thường sẽ diễn ra vào cuối năm. Tuy nhiên do lịch trình bận rộn, nhiều gia đình hay cơ quan không thể cúng tất niên đúng ngày 29 hoặc 30 tết vẫn có thể lựa chọn những ngày hoàng đạo (ngày đẹp) khác để làm mâm cơm cúng tất niên. Theo các chuyên gia phong thủy, cúng tất niên 2024 có thể diễn ra vào:
- Ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch), tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp: Ất Sửu (1h-3h), Mậu Thìn (7h-9h), Canh Ngọ (11h-13h), Tân Mùi (13h-15h), Giáp Tuất (19h-21h), Ất Hợi (21h-23h).
- Ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch), tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp: Canh Tý (23h-1h), Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Ất Tị (9h-11h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h).
- Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch), tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 30 Tết: Nhâm Tý (23h-1h), Giáp Dần (3h-5h): Thanh Long, Ất Mão (5h-7h), Mậu Ngọ (11h-13h), Kỷ Mùi (13h-15h), Tân Dậu (17h-19h)
Bạn đọc tham khảo những Bài cúng tất niên cuối năm 2024, văn khấn giao thừa năm 2024, Văn khấn chiều 30 Tết chuẩn phong tục cổ truyền tại các mục tiếp theo.
2. Văn khấn tất niên 30 Tết trong nhà Giáp Thìn 2024
Văn khấn tất niên 30 Tết trong nhà để báo cáo công việc trong năm qua đến gia tiên, tiền tổ, đồng thời rước ông bà, tổ tiên về ăn tết cùng con cháu, cầu mong một năm mới sung túc, bình an và phát đạt.
Văn khấn lễ Tất niên chiều 30 Tết mẫu 1
Nam mô A-Di-Đà Phật! (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
Con kính lạy chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, tiên linh nội ngoại họ ...
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn
Tín chủ (chúng) con là: ...
Ngụ tại...
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thuỳ chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần, 3 lạy).
Bài cúng 30 Tết dành cho gia thần mẫu 2
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần
Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần
Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………………………
Tuổi: ………………….........
Ngụ tại: …………
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm Giáp Thìn, tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.
Chúng con thành tâm kính mời:
Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần,
Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương,
Ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
Ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần,
Các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
4. Mâm cúng Tất niên cuối năm
Mâm cúng Tất niên cuối năm mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị những đồ dâng lễ khác nhau, nhưng nhìn chung đều có đủ những đồ lễ sau:
- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo, muối
- Trà, Rượu, Nước lọc
- Giấy tiền vàng mã
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Chè, Xôi, Cháo trắng
- Tam sên
- Gà ta
- Heo sữa quay
- Bánh bao
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa
- Bình hoa, Lư Nhang
Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
5. Ý nghĩa lễ cúng Tất niên chiều 30 Tết
Tất niên có nghĩa là hoàn tất công việc một năm cũ. Vào chiều 30 Tết, các gia đình đều chuẩn bị một mâm cơm cúng tổ tiên ông bà. Với ý nghĩa mong muốn no ấm, hạnh phúc, ước cầu một năm mới đầy đủ, thịnh vượng và phát đạt, mâm cỗ cúng tất niên của nhiều gia đình cũng vì thế càng phải đầy đủ hơn.
Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Cúng Tất niên và văn khấn Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để cúng tất niên và chuẩn bị đón Tết.
- Đầu tiên phải lau chùi, trang hoàng bàn thờ Phật, bàn thờ Tổ tiên với mân ngũ quả, hương, hoa tươi, đèn nến đầy đủ.
- Sau đó trang hoàng nhà cửa với hoa mai, cành đào, chậu quất v.v.
- Sau khi công việc chuẩn bị cho gia đình một cái Tết đầm ấm, thiêng liêng vui vẻ hoàn tất.
Trên đây là Văn khấn chiều 30 Tết trong nhà đúng chuẩn. Bạn đọc tham khảo để chuẩn bị cho nghi thức diễn ra suôn sẻ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo văn khấn cúng các ngày tiếp theo trong chuỗi ngày Tết như:
- Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp
- Văn khấn Giao thừa ngoài trời năm Giáp Thìn 2024
- Bài cúng sáng mùng 1 Tết 2024
- Văn khấn Rằm tháng Chạp
- Cúng hóa vàng mùng ngày tết
- Cúng vía thần Tài ngày mùng 10 tháng Giêng
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Lê Tiến Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công