Văn khấn chiều 30 Tết ngoài trời

Lễ tất niên là phong tục tập quán lâu đời và là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Trong lễ cúng đó không thể thiếu Văn khấn chiều 30 Tết ngoài trời để tưởng nhớ các vị thần linh và cầu mong một năm suôn sẻ, thuận lợi, gặp nhiều may mắn. Dưới đây là Văn khấn chiều 30 tết ngoài trời theo văn khấn cổ truyền Việt Nam, mời các bạn đón xem.

Văn khấn chiều 30 tết ngoài trời đọc sao cho chuẩn? Cùng HoaTieu.vn tham khảo Các bài cúng tất niên cuối năm: Văn khấn tất niên 30 tết ngoài sân, bài cúng tất niên ngoài trời, văn khấn giao thừa ngoài trời, văn khấn cúng tất niên cuối năm công ty... chuẩn và đầy đủ nhất theo truyền thống nhé!

1. Cúng tất niên vào ngày nào, giờ nào?

Lễ cúng tất niên sẽ được tiến hành vào những ngày cận tết. Cụ thể là ngày 29 (với năm thiếu) hoặc 30 (với năm đủ) tháng Chạp, trước lễ cúng giao thừa. Thế nhưng, nhiều gia đình hiện nay chọn cách cúng sớm hơn. Vấn đề này không quá quan trọng, miễn là đảm bảo được ý nghĩa sum vầy.

Tùy vào mỗi gia đình mà khung giờ cúng cũng linh hoạt. Nếu có làm lễ cúng cho các vị thần linh, thì chúng ta cúng tất niên ngoài trời trước, ông bà tổ tiên cúng sau. Theo phong thủy, việc này không phạm quy tắc, miễn sao gia chủ thành tâm dâng lễ lên ông bà tổ tiên và các vị thần linh.

Văn khấn chiều 30 Tết ngoài trời

HoaTieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc những bài văn khấn Tất niên 30 Tết theo đúng phong tục Việt theo sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" do Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành. Chi tiết xem văn khấn cúng tất niên ngoài sân, văn khấn lễ tất niên ngày 30 tết, văn khấn cúng giao thừa năm 2024, văn khấn giao thừa ngoài trời... tại các phần tiếp theo.

2. Văn khấn chiều 30 Tết ngoài trời số 1

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần cúi lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con lạy quan bộ binh hành khiển đương niên năm…

Tín chủ (chúng) con là: …

Hiện đang ngụ tại: ...

Hôm nay là ngày 30 Tết năm…

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kính dâng lên quan bộ binh khiển đương niên năm… Con xin quan chứng tâm chứng lễ, độ cho gia đình chúng con bước sang năm mới được mạnh khỏe làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc.

Chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại, buôn bán làm ăn gặp nhiều may mắn, độ cho con cháu nội ngoại được khỏe mạnh, chăm ngoan học giỏi, vâng lời cha mẹ.

Con xin quan độ cho đại gia đình chúng con sang năm… được an khang thịnh vượng, như tâm sở ý, như nguyện sở cầu.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần cúi lạy)

3. Văn khấn tất niên chiều 30 tết số 2

Văn khấn chiều 30 Tết ngoài trời
Văn khấn chiều 30 Tết ngoài trời

3. Văn khấn Tất niên 30 Tết số 3

Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.

Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.

Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .........

Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm .......

Tín chủ (chúng) con là: ...........

Ngụ tại..........

Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.

Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.

Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.

Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

4. Bài văn khấn dành cho gia thần vào ngày Tất niên số 4

Ngày 30 Tết, ngoài phong tục cúng gia tiên, các công ty, cửa hàng cũng sẽ làm lễ cúng gia thần, bởi theo quan niệm của người xưa thì “Đất có thổ công, sông có hà bá” nên dù ở đâu thì vùng đất đó cũng có người làm chủ, cai quản. Cúng gia thần được hiểu là lễ tạ chỗ "Đất đai" sau một năm buôn bán, làm ăn tại chỗ đó.

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn Thần

Con kính lạy ngài tiền hậu Địa chủ Tài Thần

Con kính lạy các Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là: …………………………………

Tuổi: ………………….........

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Qua một năm làm ăn, chúng con xin dâng lễ tạ ơn trên đã phù hộ độ trì cho chúng con mọi sự an lành và may mắn.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con, toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

5. Mâm cơm cúng tất niên 30 Tết

Tham khảo bài viết: Mâm cúng tất niên

Mâm cơm cúng tất niên 30 Tết
Mâm cơm cúng tất niên 30 Tết

6. Ngày giờ tốt đọc văn khấn tất niên 2024?

Lễ cúng tất niên thường sẽ diễn ra vào cuối năm. Tuy nhiên do lịch trình bận rộn, nhiều gia đình hay cơ quan không thể cúng tất niên đúng ngày 29 hoặc 30 tết vẫn có thể lựa chọn những ngày hoàng đạo để làm mâm cơm cúng tất niên. Theo các chuyên gia phong thủy, cúng tất niên 2024 có thể diễn ra vào:

  • Ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch), tức ngày Kỷ Hợi, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp: Ất Sửu (1h-3h), Mậu Thìn (7h-9h), Canh Ngọ (11h-13h), Tân Mùi (13h-15h), Giáp Tuất (19h-21h), Ất Hợi (21h-23h).
  • Ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch), tức ngày Nhâm Dần, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp: Canh Tý (23h-1h), Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Ất Tị (9h-11h), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h).
  • Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch), tức ngày Quý Mão, tháng Ất Sửu, năm Quý Mão. Giờ đẹp ngày 30 Tết: Nhâm Tý (23h-1h), Giáp Dần (3h-5h): Thanh Long, Ất Mão (5h-7h), Mậu Ngọ (11h-13h), Kỷ Mùi (13h-15h), Tân Dậu (17h-19h)

Trên đây là tổng hợp những Văn khấn chiều 30 Tết ngoài trời đúng chuẩn theo phong tục của người Việt Nam. Hy vọng nội dung bài viết mang đến thông tin hữu ích cho bạn đọc, giúp cho mọi người đều dễ dàng thực hiện nghi thức cúng tất niên cuối năm đúng chuẩn.

Nếu có bất cứ thắc mào nào, hãy liên hệ với HoaTieu.vn để được giải đáp và giúp đỡ.

Ngoài ra, mời bạn đọc tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
21 15.256
0 Bình luận
Sắp xếp theo