30 Tết năm 2024 là ngày bao nhiêu?

Năm mới 2024 đang đến gần, chỉ còn hơn chục ngày nữa, người dân cả nước sẽ cùng nhau bước qua năm mới, chào đón Tết Giáp Thìn 2024. Vậy ngày 30 Tết năm 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Ngày mùng 1 Tết là ngày nào? Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

30 Tết là ngày kết thúc của một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Trong ngày 30 tết thì các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng Tất niên và lễ cúng giao thừa để dâng lên thần linh và ông bà gia tiên. Để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên và giao thừa 2024, các bạn có thể tham khảo một số nội dung dưới đây của Hoatieu:

1. Ngày 30 Tết là ngày mấy dương lịch

Ngày 30 Tết 2024 là ngày mấy dương lịch
Ngày 30 Tết 2024 là ngày mấy dương lịch

Theo lịch vạn niên, năm 2023 Quý Mão, tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) có đủ 30 ngày. Như vậy, năm Quý Mão 2023 sẽ kết thúc vào ngày 30/12 âm lịch, tức thứ 6 ngày 9/2/2024 dương lịch.

=> Vậy, ngày 30 Tết năm nay là ngày thứ 6, ngày 9/2/2024 dương lịch.

2. Mùng 1 Tết 2024 là ngày mấy dương lịch

Theo lịch vạn niên 2024, mùng 1 Tết Giáp Thìn 2024 là thứ  7 ngày 10/2/2024 dương lịch.

Ngày mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024 sẽ là ngày 11/2/2024 dương lịch, rơi vào ngày Chủ nhật.

Ngày mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024 là ngày 12/2/2024 dương lịch, vào thứ Hai.

3. Những điều nên làm trong ngày mùng 1 Tết

Thắp hương

Vào ngày đầu năm, bạn nên thắp hương tại bàn thờ tổ tiên mình, hoặc bàn thờ thần tài hay đền chùa để cầu bình an, may mắn cho những năm tháng sắp tới

Tắm nước hoa tươi

Hãy chọn cho mình 7 loại hoa với nhiều màu sắc khác nhau cho vào chậu nước ấm và sau đó dùng nước này để tắm. Như vậy sẽ bỏ qua được những điều không may mắn trong năm vừa qua.

Ăn một số món ăn mang lại nhiều may mắn cho bạn

Khi tết đến xuân về, vào ngày mùng 1 chúng ta nên ăn những món ăn có màu đỏ. Theo dân gian quan niệm, việc ăn món ăn có màu đỏ sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho tháng mới. Bạn có thể thưởng thức xôi gấc, dưa hấu, lựu...vào ngày đầu năm.

4. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2024

Hôm nay là ngày 29/1/2024, tức ngày 19/12/2023 âm lịch.

=> Vậy còn 11 ngày nữa là đến ngày 30 Tết, tức ngày 9/2/2024 dương lịch.

5. Lịch nghỉ Tết âm lịch 2024

>> Lịch nghỉ Tết 2024 chính thức

Ngày 22/11/2023, Bộ LĐTB&XH có Thông báo 5015/TB-LĐTBXH về việc nghỉ Tết Âm lịch và nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được nghỉ tết Âm lịch năm 2024 từ thứ năm ngày 08/02/2024 đến hết thứ tư ngày 14/02/2024.


Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.

=> Cán bộ, công chức, viên chức sẽ nghỉ 7 ngày liên tục từ ngày 29 tháng chạp (tức thứ năm ngày 8-2-2024 dương lịch) đến mùng 5 tháng giêng (tức thứ tư ngày 14-2-2024 dương lịch).

6. 8 năm nữa mới có ngày 30 Tết Nguyên đán?

Sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, phải đến Tết Nguyên đán Nhâm Tý năm 2032, người Việt Nam mới được đón giao thừa vào đêm 30 Tết.

Đây là thông tin được chia sẻ rất nhiều trên các trang mạng xã hội gần đây. Đối với người Việt Nam, ngày 30 Tết có ý nghĩa rất đặc biệt. Ở những năm không có ngày 30 Tết, mọi người sẽ làm mâm cúng tất niên vào ngày 29 Tết. Vậy tức là trong 8 năm nữa, chúng ta sẽ làm tất niên vào ngày 29 Tết.

Lý giải vấn đề này, các nhà nghiên cứu giải thích như sau: Lịch âm là lịch dựa trên chuyển động của mặt trăng. Một tháng Âm lịch được tính từ thời điểm trăng sóc (những ngày không trăng, xuất hiện khi mặt trời, mặt trăng và trái đất thẳng hàng, mặt trăng ở giữa) của tháng này đến trăng sóc tháng sau (hay còn gọi là điểm sóc). Tuy nhiên, do bản chất thời gian một tháng trăng không đồng đều giữa các tháng, nên sẽ có tháng Âm lịch 29 ngày, có tháng 30 ngày.

Đối với việc 8 năm không có ngày 30 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch), theo lý giải, trong một năm, có nhiều tháng âm lịch 29 ngày thì việc 8 năm liền tháng 12 Âm lịch thiếu ngày cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra về mặt xác suất.

Mấu chốt của vấn đề này là thời điểm xuất hiện điểm sóc thay đổi liên tục và không phải lúc nào cũng rơi vào lúc 12 giờ cho chẵn ngày. Điểm sóc này rơi vào một giờ bất kì tùy vào vị trí tương đối của mặt trời, mặt trăng và trái đất có thẳng hàng hay không. Trong khi vị trí 3 thiên thể thẳng hàng lại bị biến động bởi quỹ đạo elip, còn nếu quỹ đạo tất cả hình tròn thì tháng nào cũng giống nhau.

=> Có thể thấy độ dài tuần trăng dao động nhưng vì điểm sóc xảy ra sớm trong ngày mùng 1 tháng chạp nên điểm sóc tháng giêng tiếp sau vẫn nằm gọn trong ngày thứ 30 tính từ ngày đó. Ngày thứ 30 này trở thành ngày mùng 1 tết và tháng chạp dừng lại vào ngày 29 liền trước đó.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 9.104
0 Bình luận
Sắp xếp theo