Bài cúng giao thừa 2024 tại cơ quan, công ty

Cúng giao thừa là một nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt được cử hành vào đúng giây phút chuyển chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vậy, cúng giao thừa ở công ty, cơ quan cần chuẩn bị những gì và văn khấn như thế nào?

Lễ giao thừa 2024 năm nay sẽ rơi vào đêm 30 tháng Chạp năm Quý Mão tức thứ Sáu ngày mùng 9 tháng 2 năm 2024 dương lịch. Ngoài lễ Tất niên công ty thì trong ngày cuối năm, các công ty, cơ quan cũng tiến hành làm lễ cúng giao thừa ở nơi làm việc để thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh đã phù hộ độ trì cho một năm bình an thuận lợi cũng như mong một năm mới thuận lợi, sung túc. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài cúng giao thừa cơ quan, công ty chuẩn nhất để các bạn có thể sử dụng trong lễ cúng giao thừa công ty 2024.

1. Cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa

Cúng giao thừa thường diễn ra vào giờ chính Tý, tức là khoảng 12 giờ đêm ngày 30 (hoặc ngày 29) tháng Chạp, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Bên cạnh đó, tục cúng giao thừa không chỉ có ở các gia đình, mà ở cơ quan, công ty cũng cần chuẩn bị lễ cúng sao cho tươm tất và hoàn chỉnh. Trước khi cúng giao thừa tại cơ quan, công ty thì bạn cần chuẩn bị một mâm lễ có đầy đủ lễ vật như sau:

  • 1 con gà trống tơ luộc.
  • 1 - 2 cái bánh chưng.
  • Bộ vàng mã.
  • 1 lọ hoa tươi.
  • 1 đĩa trầu - cau.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • Rượu và chén.
  • Đen hoặc nến.

Bên cạnh những lễ vật chuẩn bị cúng giao thừa tại cơ quan, công ty, bạn cũng cần ăn mặc thật chỉnh tề, lịch sự để thực hiện nghi lễ này.

Bài cúng giao thừa 2021 tại cơ quan, công ty

2. Bài cúng giao thừa tại cơ quan, công ty

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

- Đức Đương Lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

- Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần

- Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần

- Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị tiên linh

Nay phút Giao thừa năm cũ… với năm…

Chúng con là: (Tên Công ty)… Tên chủ công ty:… Sinh năm:…

Ngụ tại số nhà… Ngõ… Xã/Phường… Quận/Huyện… Tỉnh/Thành phố…

Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật - Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính Thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này.

Nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường, thời thời được chữ bình an, gia đạo hung long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

3. 5 điều kiêng kỵ và nên làm khi cúng giao thừa để cả năm may mắn

1. Sau khi thực hiện lễ cúng giao thừa ngoài trời nhằm đón quan Hành khiển mới, tiễn quan Hành khiển cũ thì gia chủ mới làm lễ cúng giao thừa trong nhà.

2. Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất. Mặc dù có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế của từng gia đình để chuẩn bị mâm cúng cho hợp lý tuy nhiên, cũng không nên chuẩn bị quá sơ sài bạn nhé.

3. Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,...

4. Bên cạnh đó, vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng với nhau, tránh làm đổ vỡ đồ vật...

5. Không nên soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ, đồng thời khiến cả năm gặp điều không may.

Lễ cúng giao thừa có ý nghĩa rất linh thiêng và quan trọng, đánh dấu một năm cũ trôi qua và chào đón năm mới thuận lợi, nhiều niềm vui vì thế hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và cẩn thận cho lễ cúng này để có một năm mới trọn vẹn, may mắn các bạn nhé!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
9 23.892
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm