Sáng mùng 1 tết làm vỡ bát có sao không?
Làm vỡ bát ngày mùng 1 Tết có sao không?
Theo quan niêm dân gian, trong ngày Tết nguyên đán cổ truyền kiêng kỵ làm đổ vỡ đồ đạc, đặc biệt là trong ngày mùng 1 Tết. Vậy mùng 1 Tết làm vỡ bát có sao không và cách hóa giải khi làm vỡ bát trong ngày mùng 1 Tết như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây của Hoatieu.
Theo quan niệm từ xưa đến nay, ngày mùng 1 là ngày khởi đầu của tháng, của năm. Chính vì vậy trong ngày mùng 1 thường kiêng xảy ra các điều xui xẻo. Vậy làm vỡ đồ thủy tinh, đồ gốm trong gia đình vào mùng 1 có sao không?
1. Vì sao người Việt kiêng đổ vỡ ngày đầu năm mới?
Vào dịp đầu năm mới, người Việt có quan niệm kiêng làm rơi vỡ đồ đạc vì cho rằng đó là điềm không tốt.
Những từ như "vỡ", "bể" được cho là điềm báo sự chia cắt, những điều không may mắn, vận xui đeo bám vào người.
Bởi thế mà từ xa xưa ông bà ta đã rất sợ và kiêng việc làm vỡ chén, bát ngày mồng 1 Tết cũng như trong cả những ngày thường.
Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh - giám đốc Học viện Phong thủy ngũ hành: thực chất tục kiêng làm vỡ chén, bát trong năm mới là muốn nhắc nhở mọi người cần cẩn trọng trong hành động, lời ăn tiếng nói ngày đầu năm.
2. Mùng 1 Tết làm vỡ chén, bát, gương có sao không?
Cũng theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh, nếu chẳng may làm đổ vỡ chén, bát, gương ngày mùng 1 Tết hay những ngày đầu năm, bạn cũng không cần quá lo lắng. Dù vật đó có quý đến đâu thì hãy cứ phiên phiến cho qua để cả năm êm thấm.
Thậm chí, trong văn hóa phương Tây việc làm vỡ chén, bát lại là một điềm báo sự may mắn. Ở Đức có truyền thống đập vỡ bát đĩa trong ngày thành hôn để cầu mong điềm may mắn. Ngoài ra, vỡ chén, bát được xem là sự thay đổi, đổi mới để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tóm lại, làm vỡ bát ngày mùng 1 không phải chuyện quá quan trọng, bạn chỉ cần dọn dẹp cẩn thận, an toàn để tránh làm tổn thương bản thân hay người trong nhà là được.
3. Ngày mùng 1 Tết nên kiêng gì?
Việc thực hiện kiêng kỵ ngày Tết tùy thuộc vào từng gia đình, từng người.
Tuy nhiên nắm được những quan niệm kiêng kỵ dân gian này sẽ giúp bạn cư xử tế nhị, khéo léo trong dịp Tết, tránh những hiểu lầm, khó xử không đáng có.
Dưới đây là một số điều kiêng kỵ ngày mùng 1 Tết theo quan niệm của người Việt
- Kiêng không mai táng
- Kiêng cho lửa, nước
- Kiêng quét nhà, đổ rác
- Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt...
- Kiêng làm vỡ chén, bát, gương,...
- Kiêng nói lời xui xẻo, nói tục, cãi nhau, to tiếng,...
- Kiêng dùng kim chỉ
- Kiêng vay tiền, trả nợ
- Kiêng cắt tóc và móng tay
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Pé Kun
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27