Tỉa chân nhang vào ngày nào là tốt nhất 2024?
Tỉa chân nhang có thể hiểu cơ bản là cách chúng ta “dọn dẹp chỗ ngồi” cho gia tiên hoặc các các vị thần (thường là ông Công, ông Táo) sau một năm các ông “làm việc”. Để mang lại may mắn cho gia đình, nhiều gia chủ thường chọn ngày tốt, giờ đẹp để tỉa chân nhang dọn dẹp bàn thờ.
Vậy khi nào thì tỉa chân nhang? Tỉa chân nhang để lại bao nhiêu cây? Dưới đây là ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2024, bài văn khấn tỉa chân nhang cuối năm... mời các bạn tham khảo.
Rút tỉa chân nhang vào ngày nào?
1. Tại sao cần phải tỉa chân hương?
Hàng năm khi đến dịp Tết đến xuân về, những ngày lễ, giỗ chạp đều sửa soạn lễ cúng. Đồng thời, tiến hàng luôn việc lau dọn bàn thờ tổ tiên, và gia chủ tiện thể hóa luôn chân hương để bày tỏ lòng thành kính trọng đối với các bậc tổ tiên, chư thần. Và đây cũng là cách để loại trừ những điều không may, vận hạn năm cũ qua đi để đón chào một năm mới, tháng mới bình an, hòa thuận, sum họp ông bà, bố mẹ, con cháu,…
Nhìn ở góc độ thực tế, bát hương quá đầy, tàn nhang sẽ rơi xuống có thể làm cháy nổ. Chân nhang không thể rụng cắm xuống bát hương nên làm mất đi sự linh ứng khi thắp hương cầu khẩn. Chính vì thế, việc dọn dẹp, tỉa chân nhang bát hương là điều cần làm.
2. Tỉa chân nhang ngày nào đẹp năm 2024
Trong tháng Chạp năm Quý Mão 2023 sẽ có một số ngày tốt thích hợp để tiến hành các công việc như bao sái ban thờ, tỉa chân nhang. Dưới đây là danh sách một số ngày đẹp các bạn có thể tham khảo để tiến hành nghi lễ rút tỉa chân nhang, bao sái bát hương cuối năm
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp là thời điểm tốt nhất để các gia đình thực hiện rút tỉa chân hương và dọn dẹp ban thờ. Ngày 23 tháng Chạp năm nay rơi vào ngày 02/02/2024 dương lịch. Đây là ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo, là ngày tốt nhất để tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ.
Tuy nhiên, nếu không thể thực hiện được nghi thức rút tỉa chân nhang sau lễ cúng Táo công thì các bạn cũng có thể lựa chọn một số ngày đẹp khác để tiến hành.
Một số ngày tốt khác để bao sái bát hương năm 2024 bao gồm:
Ngày 21 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
Ngày 22 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
Ngày 26 âm lịch, giờ Thìn (7h - 9h)
3. Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?
Theo các chuyên gia phong thủy, cúng ông Công ông Táo xong mới tỉa chân nhang.
4. Cách lau dọn bàn thờ rút tỉa chân nhang
4.1. Trước khi tỉa chân nhang cần làm gì?
Bước 1: Trước khi bắt đầu, người sẽ tiến hành lau dọn bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ, dâng một đĩa hoa quả thắp hương xin phép, thông báo về việc lau dọn bàn thờ tổ tiên. Bài vị tổ tiên cần để ngay ngắn sang một bàn khác. Khi nào hương cháy hết mới bắt đầu dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ.
- Trong quá trình lau dọn phải sử dụng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh.
- Các bài vị phải được lau ở mỗi chậu nước khác nhau, không dùng chung nước tránh việc bất kính.
- Với những gia đình có thờ thần Phật và tổ tiên thì phải lau bài vị của thần Phật trước. Sau đó, thay nước và lau bài vị của tổ tiên, tuyệt đối không được làm ngược lại tránh bất kính, mạo phạm.
- Bài vị được thu dọn trước rồi mới đến bát hương.
4.2. Tỉa chân nhang để lại bao nhiêu cây?
Bước 2: Tỉa, đổ chân hương
- Bát hương sử dụng lâu ngày thì chân hương sẽ đầy, gia chủ cần tỉa chân hương hoặc rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ “tán tài” mất lộc.
Tỉa chân nhang nên để lại mấy chân?
- Sau khi rút chân hương ra khỏi bát hương, hãy để lại 5 chân hương cũ trong bát hương. Những chân hương còn lại, đem đốt thành tro rồi thả dưới sông, ao hồ hoặc pha nước tưới cây.
- Không được vứt chân hương bừa bãi, vứt ở nơi bẩn thỉu, ô uế để tránh việc bị tổ tiên hay các vị thần linh quở trách.
Bước 3: Lau bàn thờ
- Sử dụng chổi, khăn mới, sạch để lau bàn thờ. Tuyệt đối không dùng khăn cũ, dơ bẩn.
- Nên dùng nước mưa, nước suối hay nước lá trần đun sôi để nguội lau bàn thờ để tỏ lòng hiếu kính. Sau khi lau dọn xong các chị chú ý đặt lại bài vị thần Phật, tổ tiên và bát hương đúng chỗ cũ.
5. Bài văn khấn tỉa chân nhang cuối năm
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con xin tấu lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần.
Con xin tấu lạy Ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con xin tấu lạy các cụ tổ tiên nội – ngoại, chư vị tiên linh.
Tín chủ con là:………………
Chú tại:………………….
Hôm nay là ngày… tháng… năm…, tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa được chu toàn nên để ám hương có chút bụi bẩn, có chút chưa được thanh tịnh, xanh yên.
Tín chủ con kính cáo với các chư vị gia tiên chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay, xin cho phép tín chủ chúng con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm nhất, kính mong chư vị chứng giám và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho chúng con lau dọn được khang trang mỹ hảo cho hương án được an chính vị, cho phần âm được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao xin chư vị gia tiên phù hộ.
Tín chủ con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành, nếu có bất cứ điều gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
6. Bài khấn tỉa chân nhang thần tài
Tham khảo chi tiết tại:
(*) Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Tuấn Anh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công