Ngày Tết cúng cơm mấy lần?
Tết nguyên đán là một dịp lễ vô cùng quan trọng đối với ngày Việt Nam chúng ta. Việc chuẩn bị lễ cúng cho ngày Tết, bày hoa quả ngày Tết, ngày Tết cúng cơm mấy lần,..... đều là những vấn đề đáng được quan tâm. Để có những ngày Tết truyền thống đúng chuẩn thì mời các bạn cùng tham khảo một số lưu ý quan trọng trong việc thờ cúng tổ cúng tổ tiên dịp Tết này.
Tết Nguyên đán nên cúng cơm mấy lần?
1. Ngày Tết cúng cơm mấy lần?
Thờ cúng các quan thổ công, ông Công, ông Táo, thờ cúng gia tiên là phong tục truyền thống có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt Nam. Tết Nguyên đán là dịp hiếm có trong năm con cháu đang học tập, làm việc ở nơi xa cùng nhau trở về sum họp, đoàn tụ, quây quần bên gia đình. Điều này ám chỉ sự hướng về cội nguồn trong truyền thống người Việt. Việc thắp hương, cúng cơm mời gia tiên tiền tổ, người thân đã khuất trở về bằng các nghi lễ cúng bái, để cùng con cháu sum họp cũng là truyền thống từ muôn đời nay. Trong ngày Tết, các gia đình sẽ sửa soạn bàn thờ, làm mâm cơm thịnh soạn và lễ vật trà quả, thắp hương mời ông bà, tổ tiên trở về thụ lộc. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn không biết trong dịp Tết Nguyên đán cần cúng cơm bao nhiêu lần, cúng cơm ngày Tết một ngày mấy lần. Điều này liên quan đến quan niệm vùng miền và quan điểm tâm linh của từng gia đình. Nhìn chung, tính từ ngày cúng ông Công ông Táo, sẽ có 5 lần cúng bắt buộc phải thực hiện trong dịp Tết Nguyên đán.
1.1. Cơm cúng ông Công, ông Táo
Mặc dù cách ngày Tết chính khá xa nhưng cúng ông Công, ông Táo cũng có thể coi là một phần của ngày Tết. Theo quan niệm dân gian, vào mỗi ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về những việc làm của gia đình trong năm vừa qua. Trong ngày này, các gia đình thường sẽ làm mâm cúng ông Công, ông Táo để cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ cho gia đình mình.
Mâm cỗ mặn cúng Táo quân gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, mâm cỗ không thể thiếu cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Xem thêm: Cách cúng 23 ông Công ông Táo 2024
1.2. Cơm cúng Tất niên
Mâm cúng tất niên là dịp để các gia đình sum họp bên bữa cơm ngon, sẻ chia những chuyện buồn vui đã diễn ra trong năm và cầu mong cho một năm mới đang về. Đây là một bữa cơm ngày Tết mang ý nghĩa rất quan trọng, là nét đẹp văn hóa của người Việt ta. Vậy mâm cơm cúng Tất niên gồm những gì?
Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc:
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Bắc thường gồm các món ăn quen thuộc như: Canh móng giò hầm măng, xôi gấc và bánh chưng, giò hoặc chả lụa, gà trống luộc nguyên con (hoặc sử dụng thịt lợn luộc), miến nấu lòng gà. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số món ăn bình dị khác như dưa hành muối, nộm, thịt đông…
Mâm cỗ tất niên miền Trung:
Khác với miền Bắc, mâm cơm cúng tất tiên của người dân miền Trung thường có các món ăn như: Giò lụa Huế, miến Huế, gà bóp rau răm, măng khô ninh, thịt lợn luộc, ram rán. Ngoài ra, tùy theo bản sắc từng khu vực mà mâm cúng có thể thay đổi hoặc thêm các món ăn khác cho phù hợp hay như ở Quảng Bình có thể sắp các món ăn sau trong mâm cơm tất niên: xôi, thịt luộc, giò chả, nem rán, cá rán, sườn chua ngọt (hoặc rim, kho), mướp đắng (súp lơ xào), trứng rán, bánh chưng, bánh bột lọc, canh rau củ quả hầm, cháo trắng, rồi hoa quả, trầu cau.
Mâm cơm cúng tất niên của miền Nam:
Mâm cơm cúng tất niên của người dân miền Nam thường có các món ăn đặc trưng như: Bánh tét, củ cải ngâm nước mắm, thịt lợn luộc, gỏi tôm thịt, giò chả, canh măng nấu xương (bạn có thể dùng măng tươi hoặc măng khô), canh khổ qua nhồi thịt (hay còn được gọi là canh mướp đắng nhồi thịt), thịt kho tàu (là món thịt heo kho với trứng và nước cốt dừa). Bên cạnh đó, các gia đình có thể thêm bớt các món ăn sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện gia đình mình.
Xem thêm: Mâm cúng tất niên gồm những gì?
1.3. Cơm cúng giao thừa
Sau khi cúng tất niên, lễ cúng giao thừa (hay lễ trừ tịch) được thực hiện vào nửa đêm 30, rạng sáng mùng một Tết. Đây được xem là lễ quan trọng nhất trong Tết Nguyên đán bởi người ta tin rằng điềm hay, dở xảy ra vào giây phút này đều liên quan tới mọi sự hay, dở của tất cả thành viên gia đình trong năm mới. Trong giây phút thiêng liêng ấy, mọi người đều quên đi tất cả những điều không hay trong năm cũ. Mọi sự kiêng kỵ được thực hiện triệt để từ giây phút giao thừa tới sáng sớm mùng 1 Tết.
Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng ... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.
Cúng giao thừa trong nhà chính là lễ cúng tổ tiên nhằm cầu xin những điều tốt lành sẽ đến với gia đình trong năm mới. Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, bánh chưng chay, xôi gấc, mâm cỗ chay. Vào đúng thời khắc giao thừa, người lớn nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, súc miệng rượu thơm, bắt đầu hành lễ.
Xem thêm: Cúng Giao thừa 2023
1.4. Cơm cúng Nguyên đán
Nguyên đán có nghĩa là buổi sáng đầu tiên, lễ cúng được thực hiện vào sáng mùng 1 Tết với mâm cỗ đầy đủ nhất. Ở một số nơi, các gia đình còn làm thêm một mâm cơm cúng Tịch điện vào buổi chiều. Trong khi đó cũng có nhiều gia đình chỉ cúng sáng, bỏ qua bữa cúng chiều này.
Lễ vật dâng cúng gồm:
- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả)
- Trầu cau
- Rượu
- Đèn, nến
- Lễ ngọt, bánh kẹo
- Mâm cỗ mặn: Xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ.
Mâm cơm đầu tiên của năm mới không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông, bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Ở miền Bắc, mâm cơm cúng không thể thiếu đĩa dưa hành. Do kiêng sát sinh vào sáng mùng 1 Tết nên gà cúng Nguyên đán thường được làm từ tối hôm trước.
Xem thêm: Bài cúng sáng mùng 1 Tết 2023
1.5. Cơm cúng hóa vàng
Mâm cơm cúng hóa vàng có thể coi là lần cúng cơm cuối cùng trong dịp Tết. Mâm cơm hóa vàng có ý nghĩa để tiễn tổ tiên về trời, con cháu đốt tiền vàng để các cụ chi tiêu ở dưới âm phủ. Mâm cúng này thường diễn ra từ mùng 3 đến mùng 7 tùy theo mỗi gia đình.
Lễ vật dâng cúng gồm:
- Tiền vàng mã của 3 ngày Tết
- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
- Trầu cau;
- Rượu;
- Đèn, nến;
- Lễ ngọt, bánh kẹo;
- Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món Tết đầy đủ, tinh khiết.
Xem thêm: Bài cúng hóa vàng
2. Cúng cơm ngày Tết một ngày mấy lần
Trong ngày Tết, từ ngày mùng 1 đến mùng 3 Tết (có nơi kéo dài lâu hơn tùy quan niệm, thói quen), các gia đình sẽ sửa soạn bàn thờ, làm mâm cơm với các món ăn truyền thống thịnh soạn để thắp hương, mời gia tiên trở về vui Tết cùng con cháu. Thông thường, các nhà sẽ làm mâm cúng gia tiên vào buổi sáng, có nhà làm cơm cúng cả sáng và chiều. Tùy vào quan niệm, nếp sống của mỗi gia đình để sửa soạn cúng cơm 1-2 lần/ngày vào ngày Tết.
3. Những thứ không nên bày trên bàn thờ cúng ngày Tết
Bàn thờ là nơi thờ cúng gia tiên nên những thứ không liên quan đến thờ cúng thì chúng ta tuyệt đối không bày lên bàn thờ. Các gia đình cũng phải lưu ý rằng không nên bày các đồ tanh hôi, sát sinh, hoa quả cũ thối rữa lên bàn thờ, vì điều này sẽ làm mất đi sự trang nghiêm, thanh tịnh.
Nhiều gia đình thường có thói quen bày hoa giả trên bàn thờ vì vừa tiết kiệm chi phí, không phải mất công thay nước. Tuy nhiên, không nên bày hoa nhựa, hay đèn điện nhấp nháy trên bàn thờ. Mặc dù có đắt hơn hoa giả đôi chút, nhưng hoa thật, quả thật thể hiện được sự chân thành, sự thành kính của con cháu. Không nên đi bất cứ đến chùa chiền, đền phủ nào cũng xin lộc về đặt lên bàn thờ. Nếu tới di tích mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, thì nên hóa đi, không nên mang về nhà để bày biện.
Chúng ta chỉ nên cúng tịnh tài, tịnh vật, không nên cúng đồ cũ, đồ mã, tiền giả… Ngoài ra trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng.
4. Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết
Việc bày mâm ngũ quả xuất phát từ lý thuyết về ngũ hành: thuỷ – hỏa – mộc – kim – thổ những yếu tố tạo nên vũ trụ và sự vận hành của nó. Thông thường ngũ quả gồm 5 loại quả có các màu khác nhau như chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da cam tượng trưng cho mong ước: Phú (giàu có) – quý (sang trọng) – thọ (sống lâu) – khang (khỏe mạnh) – ninh (bình yên).
Mỗi một miền lại có một quan niệm riêng về ý nghĩa mâm ngũ quả. Người Nam bộ có cách đọc lái âm hay đơn tiết hóa một số từ, ví dụ chỉ tên trái mãng cầu thì gọi đơn tiết hóa là Cầu (mãng cầu: thoả mãn trong sự cầu xin) – Sung (sung: chỉ sự sung túc, sung mãn) – Vừa (đọc chệch âm là dừa: quả dừa) – Đủ (đơn tiết hóa của đu đủ và xài - là cách đọc chệch của âm xoài). Trong khi đó, người miền Bắc hướng đến ý nghĩa biểu trưng nhiều hơn, quả phật thủ hay nải chuối như bàn tay che chở của đức phật cho tất cả mọi người; quả bưởi, dưa hấu thể hiện cho sự đầy đặn, trọn vẹn căng đầy sức sống; màu sắc thắm tươi của quýt, hồng tượng trưng cho sự may mắn, phồn thịnh cát tường.
Đặc biệt là chuối và bưởi là không thể thiếu vì nó tượng trưng cho vuông-tròn, âm-dương. Tuy là 5 thứ quả nhưng cũng không nên tùy tiện, các thứ quả được lựa chọn phải tròn trịa, có hương, có sắc. Tránh những thứ quả có gai, có lá sắc để không mang sát khí hoặc những quả có mùi thơm không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng…
Ngày nay, việc bày trí hay thắp hương (nhang) trên bàn thờ không phân biệt nam nữ, tuổi tác như trước. Tuy nhiên, để giữ nếp xưa mọi nhà vẫn mời người lớn tuổi nhất trong gia đình khấn và thắp hương cho ông bà tổ tiên trong những ngày quan trọng như: tất niên, đêm giao thừa, mừng năm mới, cúng tiễn…
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Ngày Tết cúng cơm mấy lần? Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Xem thêm:
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công