Cách cúng 23 ông Công ông Táo
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo 2023 Quý Mão
- 1. Ông Công ông Táo 2023 ngày bao nhiêu?
- 2. Ngày đẹp cúng ông Táo 2023
- 3. Giờ đẹp cúng Táo quân 2023
- 4. Đồ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
- 5. Nghi thức cúng ông Táo cuối năm
- 6. Cúng ông công ông táo ở bếp hay trên bàn thờ?
- 7. Bài khấn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
- 8. Những lưu ý khi làm lễ cúng ông Công ông Táo
Cách cúng 23 ông Công ông Táo 2023 như thế nào? Để lễ cúng Táo Công 2023 diễn ra được chu đáo và trang trọng, trong bài viết này Hoatieu sẽ chia sẻ đến các bạn cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo, cúng ông Công ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ, mâm cúng ông Công ông Táo đơn giản nhưng vẫn đầy đủ thành tâm để lễ cúng tiến ông Táo 23 tháng Chạp được diễn ra suôn sẻ thuận lợi.
Cúng ông Công ông Táo từ lâu đã là một nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Theo thông lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm các gia đình lại thành tâm làm lễ cúng tiễn ông Táo về chầu trời. Để nắm được cách thực hiện nghhi lễ cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp 2023 chuẩn nhất, mời các bạn tham khảo thông tin sau đây của Hoatieu.
1. Ông Công ông Táo 2023 ngày bao nhiêu?
Theo truyền thống hàng năm, ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch).
Như vậy. theo lịch dương, lễ cúng ông Công ông Táo 2023 năm nay rơi vào thứ 7, ngày 14 tháng 1 dương lịch năm 2023.
2. Ngày đẹp cúng ông Táo 2023
Dưới đây là danh sách một số ngày đẹp trong tháng 1/2023 các bạn có thể tham khảo để tiến hành làm lễ cúng Táo công 2023 sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của gia đình.
Theo Lịch vạn niên 2023, các gia đình có thể tiến hành cúng Táo quân vào các ngày sau đây:
- Ngày 17 tháng Chạp (tức 8/1/2023 dương lịch): ngày Bính Dần, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.
- Ngày 18 tháng Chạp (tức 9/1/2023 dương lịch): tức ngày Đinh Mão, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.
- Ngày 20 tháng Chạp (Thứ Tư, ngày 11/01/2023): tức ngày Kỷ Tị, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.
- Ngày 23 tháng Chạp (Thứ Bảy, ngày 14/01/2023): tức ngày ngày Nhâm Thân, tháng Quý Sửu, năm Nhâm Dần.
3. Giờ đẹp cúng Táo quân 2023
Ngày 20 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm:
- Ất Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
- Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Canh Ngọ (11h-13h): Thanh Long
- Tân Mùi (13h-15h): Minh Đường
- Giáp Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
- Ất Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Ngày 23 tháng Chạp: Các khung giờ đẹp gồm:
- Canh Tý (23h-1h): Thanh Long
- Tân Sửu (1h-3h): Minh Đường
- Giáp Thìn (7h-9h): Kim Quỹ
- Ất Tị (9h-11h): Bảo Quang
- Đinh Mùi (13h-15h): Ngọc Đường
- Canh Tuất (19h-21h): Tư Mệnh
Riêng với giờ Ngọ:
Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).
4. Đồ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Vàng mã cúng Táo quân: Gồm 2 mũ ông và 1 mũ bà (Lưu ý, mũ dành cho các ông cần có hai cánh chuồn, mũ cho bà thì không cần).
Mâm cỗ mặn cúng Táo quân gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc, 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, 1 tập giấy tiền, vàng mã. Trong đó, mâm cỗ không thể thiếu cá chép (sống hoặc rán), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để ông Táo lên trời.
Thông thường đồ cúng, đỗ lễ chỉ có trà, bánh, kẹo...với mong muốn Táo quân "ngọt giọng". Có thể không cần thiết làm cả mâm cỗ mặn với đầy đủ các món nói trên.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy.
5. Nghi thức cúng ông Táo cuối năm
Để cúng ông Công ông Táo về chầu trời, các gia đình cần chuẩn bị 3 con cá chép đỏ và thả vào chậu nước, đặt cạnh mâm cỗ. Cá chép ở đây mang ý nghĩa là “cá chép hóa rồng” để đưa ông Công ông Táo về chầu trời.
Gia chủ cần chuẩn bị văn khấn ông Công ông Táo đầy đủ và chuẩn nhất. Sau khi khấn xong, hương cháy được 2/3 thì đem vàng mã ra hóa, khi cháy hết thì đổ 3 chén rượu vào tro. Cuối cùng thì mang cá chép ra hồ để phóng sinh.
Nơi làm lễ cúng có thể là bàn thờ gia tiên chứ không nhất thiết phải lập thêm bàn thờ Táo quân.
6. Cúng ông công ông táo ở bếp hay trên bàn thờ?
Tham khảo
7. Bài khấn ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
Con kính lạy Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần
Tín chủ (chúng) con là:... Ngụ tại:...
Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
8. Những lưu ý khi làm lễ cúng ông Công ông Táo
- Cần tiến hành cúng lễ trước 12h ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo bay về chầu trời.
- Ăn mặc kín đáo, sạch sẽ khi cúng để thể hiện sự tôn kính của gia chủ đối với các quan thần.
- Khi đọc văn khấn cần phải đọc với thái độ trang nghiêm, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch.
- Đặt mâm cúng ở bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo quân riêng chứ không đặt ở dưới bếp
- Không thả cá chép từ trên cao xuống mà cần thả nhẹ nhàng ở mép nước.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Phạm Phương Anh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Văn khấn ông Công ông Táo ban thần Tài 2024
Cúng ông Công ông Táo ở đâu?
Giờ đẹp cúng ông Táo năm 2024
Mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì?
Vàng mã cúng ông Táo 2024
Cúng ông Công ông Táo năm 2024 ngày nào đẹp?
Hướng dẫn cách viết sớ cúng ông Công ông Táo 2023
Văn khấn ông Công ông Táo 2024 - Văn khấn ngày 23 tháng Chạp
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công