Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2023 tỉnh Bắc Kạn

UBND tỉnh Bắc Kạn vừa phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật năm 2023”. Dưới đây Hoatieu.vn sẽ tìm hiểu và đưa ra Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2023 tỉnh Bắc Kạn gửi đến bạn đọc.

Đáp án do Hoatieu.vn tìm hiểu và tự làm chỉ mang tính tham khảo, không phải đáp án chính xác của cuộc thi

1. Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2023 tỉnh Bắc Kạn

I. LUẬT AN NINH MẠNG

CÂU HỎI: 1 Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những thông tin gì?

  1. Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc.
  2. Các thông tin kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền Nhân dân.
  3. Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

CÂU HỎI: 2 Tội phạm mạng là gì?

  1. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Dân sự.
  2. Là hành vi sử dụng không gian mạng hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
  3. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.
  4. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện việc tấn công vào mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.

CÂU HỎI: 3 An ninh mạng là gì?

  1. Là phương pháp bảo vệ an toàn cho máy tính, mạng, ứng dụng phần mềm, hệ thống quan trọng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa kỹ thuật số tiềm ẩn.
  2. Là sử dụng các biện pháp và công cụ an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu nhạy cảm khỏi bị truy cập trái phép cũng như ngăn chặn gián đoạn trong hoạt động kinh doanh gây ra bởi hoạt động mạng ngoài ý muốn.
  3. Là sự đảm bảo hoạt động của con người trên không gian mạng không gây phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác.
  4. Là sự đảm bảo hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

CÂU HỎI: 4 Các hành vi nào sau đây thuộc trong các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật An ninh mạng năm 2018?

  1. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
  2. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
  3. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  4. Cả 3 đáp án trên.

CÂU HỎI: 5 Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:

  1. Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
  2. Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
  3. 2 đáp án A và B đúng;
  4. Đăng ảnh của người khác trong bài viết báo điện tử với mục đích tuyên truyền phòng chống tội phạm.

CÂU HỎI: 6 Khi vi phạm pháp luật về An ninh mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

  1. Xử lý vi phạm hành chính.
  2. Truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

CÂU HỎI: 7 Một trong các nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là?

  1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
  3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.
  4. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình.

CÂU HỎI: 8 Trẻ em có quyền gì khi tham gia trên không gian mạng?

  1. Được giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư trên không gian mạng.
  2. Được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng.
  3. Được tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí.
  4. Được chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

CÂU HỎI: 9 Tấn công mạng là gì?

  1. Là hành vi sử dụng không gian mạng để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet.
  2. Là hành vi sử dụng không gian mạng để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
  3. Là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
  4. Là hành vi cá nhân sử dụng công cụ để phá hoại hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử, mạng Internet.

CÂU HỎI: 10 Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại cơ quan nào?

  1. Bộ Tư pháp.
  2. Bộ Thông tin và Truyền thông.
  3. Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
  4. Bộ Khoa học và Công nghệ.

II. LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

CÂU HỎI: 11 Trách nhiệm của đại diện hộ gia đình trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở là gì?

  1. Đại diện hộ gia đình có trách nhiệm cử thành viên trong gia đình của mình tham dự các cuộc họp của cộng đồng dân cư;
  2. Đại diện hộ gia đình có trách nhiệm tham dự các cuộc họp của cộng đồng dân cư; tập hợp, nắm bắt ý kiến chung của các thành viên hộ gia đình để phản ánh, tham gia thảo luận tại cuộc họp hoặc thể hiện trên phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; phổ biến, truyền đạt lại cho các thành viên hộ gia đình về kết quả bàn, thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư.
  3. Đại diện hộ gia đình có trách nhiệm tích cực quan tâm đến công việc chung của cộng đồng dân cư.
  4. Đại diện hộ gia đình có trách nhiệm thông tin cho các đại diện hộ gia đình khác về kết quả bàn, thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư trong trường hợp người đại diện hộ gia đình đó không tham gia họp.

CÂU HỎI: 12 Đâu là quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?

  1. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
  2. Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.
  3. Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  4. Yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

CÂU HỎI: 13 Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở là những hành vi nào?

  1. Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở; bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.
  2. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
  3. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức; giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.
  4. Cả 3 đáp án trên.

CÂU HỎI: 14 Quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi?

  1. Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội.
  2. Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  3. Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.
  4. Tất cả các đáp án trên.

CÂU HỎI: 15 Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương mấy lần?

  1. Ít nhất một lần.
  2. Ít nhất hai lần.
  3. Ít nhất ba lần.
  4. Ít nhất bốn lần.

CÂU HỎI: 16 Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua các hoạt động nào sau đây?

  1. Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư; Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư.
  2. Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định.
  3. Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.
  4. Cả A, B, C.

CÂU HỎI: 17 Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì bị xử lý như thế nào?

  1. Bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
  3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
  4. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

CÂU HỎI: 18
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức gửi phiếu biểu quyết đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố hoặc trong địa bàn cấp xã đối với trường hợp nào sau đây?

  1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình đối với nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã.
  2. Cộng đồng dân cư đã tổ chức cuộc họp mà không có đủ tỷ lệ biểu quyết tán thành tối thiểu.
  3. Có quá 1/2 hộ gia đình trong cộng đồng dân cư không tham gia được cuộc họp.
  4. Tất cả các trường hợp trên.

CÂU HỎI: 19 Thực hiện dân chủ ở cơ sở là?

  1. Phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
  2. Để người dân tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở thôn, tổ dân phố.
  3. Phương thức phát huy quyền làm chủ của công dân, công chức, viên chức, người lao động được thông tin đầy đủ về các vấn đề ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
  4. Phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để cán bộ, công chức, viên chức được quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ quan, đơn vị của mình.

CÂU HỎI: 20 Theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quyết định của cộng đồng dân cư về việc bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thông qua khi nào?

  1. Có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
  2. Có trên 55% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
  3. Có trên 60% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

2. Thể lệ Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2023 tỉnh Bắc Kạn

Hình thức và cách thức thi: Thi trực tuyến.

Theo đó, người tham gia Cuộc thi đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bắc Kạn và cập nhật đầy đủ, chính xác thông tin bắt buộc theo hướng dẫn để tham gia thi.

Lưu ý: Trong thời gian diễn ra Cuộc thi, mỗi cá nhân được thi tối đa 02 lượt để cải thiện kết quả thi.

Đối tượng tham gia: Công dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, trừ thành viên Ban Tổ chức, Tổ thư ký, người phụ trách kỹ thuật của hệ thống phần mềm Cuộc thi.

Thời gian thi:

Cuộc thi diễn ra trong thời gian 30 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ, lễ, ngoài giờ hành chính), kể từ 08h00’ ngày 15/9/2023 và kết thúc hồi 08h00’ ngày 15/10/2023.

Tổng thời gian thực hiện thi: Thời gian thực hiện mỗi lượt thi kéo dài tối đa 25 phút, tính từ khi đăng nhập làm bài.

Nội dung thi

Người tham gia thi phải thực hiện đầy đủ 02 phần thi:

- Phần thi trả lời câu hỏi trắc nghiệm: Người tham gia thi phải trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm do Ban Tổ chức đưa ra.

- Phần thi câu hỏi dự đoán: Dự đoán tổng số người tham gia Cuộc thi.

Cơ cấu giải thưởng:

- Giải cá nhân: 20 giải

+ 01 giải Nhất: Trị giá 2.000.000 đồng (Hai triệu đồng);

+ 03 giải Nhì: Mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng (Một triệu đồng);

+ 06 giải Ba: Mỗi giải trị giá 700.000 đồng (Bảy trăm nghìn đồng);

+ 10 giải Khuyến khích: Mỗi giải trị giá 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng).

- Giải tập thể: 20 giải, mỗi giải trị giá 500.000 đồng (Năm trăm nghìn đồng).

Nội dung các câu hỏi bao gồm một số quy định của pháp luật về an ninh mạng và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thông thường những văn bản pháp luật rất khô khan và khó hiểu với đa số người dân. Do đó, một trong những yêu cầu chính của phổ biến, giáo dục pháp luật là phải truyền tải chính xác các quy định pháp luật, đồng thời phải có hình thức, cách thức tuyên truyền sinh động, trực quan, tránh gây nhàm chán cho người tiếp cận. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Rất khó để có thể vừa truyền tải đúng, chính xác, đủ ý các quy định của pháp luật, vừa có thể hấp dẫn, thu hút người nghe - đối tượng được phổ biến pháp luật.

Thông qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trưc tuyến, UBND tỉnh Bắc Kạn mong muốn nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật, từ đó cung cấp những kiến thức pháp luật cơ bản, xây dựng thói quen chủ động học tập, tìm hiểu kiến thức pháp luật, nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành và bảo vệ pháp luật cho cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp quần chúng nhân dân trong xã hội. Đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023.

Mời các bạn đón đọc các nội dung liên quan tại mục Tài liệu nhé.

Đánh giá bài viết
4 2.707
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi