Đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật phòng chống Covid

Đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật phòng chống Covid. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng, nhiều người dân vẫn chưa thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng dịch. Đâu là giải pháp giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid?

1. Sáng kiến, giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid

Sáng kiến, giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid

Để ứng phó với dịch bệnh thì ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình là rất quan trọng. Bên cạnh những người có ý thức chấp hành tốt thì vẫn còn những cá nhân chủ quan, thiếu nghiêm túc chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid. Sau đây là một số biện pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid:

  • Tuyên truyền, kêu gọi người dân đến và về tỉnh từ các địa phương có nguy cơ cao ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ các biện pháp phòng chống dịch
  • Phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch đối với những ngành nghề đặc thù tiếp xúc với nhiều người (như shipper, xe ôm...): Trước khi chở khách, người tài xế có thể hỏi kỹ các thông tin như ở tỉnh nào về, tên gì và về đâu, bởi khi nắm bắt được thông tin sẽ giúp mình nâng cao ý thức trong việc phòng, chống cũng như cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng khi cần thiết.
  • Tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân về các hành vi vi phạm và mức phạt cụ thể: Thông báo trên loa phường, xóm; in thông tin và dán tại các địa điểm có đông người (ví dụ như khu dân cư, chợ...)
  • Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm để răn đe những người khác
  • Tổ chức các cuộc thi online giúp người dân tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về tình hình dịch bệnh, các quy định pháp luật trong phòng chống Covid
  • Thường xuyên kiểm tra, thanh tra các cơ sở để xem xét sự chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid: Nhiều cơ sở karaoke, quán nét... vẫn hoạt động chui mặc dù có các chỉ thị về giãn cách xã hội... Nhờ sự thanh tra, kiểm tra kịp thời mà những hành vi này đã bị xử lý trước khi gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Lồng ghép những bài tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống Covid trong những bài giảng tại các trường học

2. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid

Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ý thức và tinh thần trách nhiệm, sự tự giác trong chấp hành pháp luật về phòng chống Covid của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa, và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.

Tuy nhiên, trong khi cả hệ thống chính trị và người dân tích cực chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, có một thực tế đáng phải suy ngẫm và lên án. Ðó là còn một bộ phận người dân vẫn thiếu ý thức trách nhiệm, phản ứng bất hợp tác, không chấp hành nghiêm những khuyến cáo của ngành y tế; cố tình vi phạm như khai gian trong hồ sơ khai báo y tế, trốn cách ly, hoặc nhờ người khác đi cách ly thay mình, tụ tập đông người. Nhiều trường hợp lợi dụng diễn biến của dịch bệnh, thường xuyên đăng tải những thông tin không chính xác, bịa đặt về tình hình dịch bệnh, lan truyền những biện pháp phòng ngừa không đúng, không có căn cứ, gây hoang mang dư luận. Thậm chí, có những đối tượng còn chia sẻ trên mạng xã hội những nội dung, hình ảnh giả, không đúng sự thật về những người bệnh mắc Covid-19... đã gây rất nhiều áp lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

Để ngăn chặn diễn biến xấu này, chính quyền cần mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý, kiểm tra người dân: Tổ chức các đoàn kiểm tra, thường xuyên tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện, nhắc nhở và xử lý nghiêm các vi phạm trong phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem xét thực hiện mô hình người dân giám sát nhau, giám sát trong cộng đồng để thúc đẩy sự chấp hành pháp luật trong phòng chống Covid của một số bộ phận người dân chưa tốt cũng giảm bớt áp lực cho chính quyền địa phương, để họ tập trung thực hiện công tác chống dịch.

3. Quy định pháp luật trong phòng chống Covid

Hoatieu.vn gửi tới bạn đọc các lỗi vi phạm quy định về phòng chống Covid và mức phạt tương ứng:

LỗiMức phạt hành chính
Không đeo khẩu trang nơi công cộng1.000.000 - 3.000.000 VNĐ
Che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh COVID-1910.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức).
Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19:Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức)
Vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-191.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-1910.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh Covid-1915.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-1910.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-1910.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức).
Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh Covid-1930.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức).
Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức)
Cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-192.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức)
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-193.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đổi với tổ chức)

Trên đây Hoatieu.vn đã Đề xuất sáng kiến, giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật phòng chống Covid

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
8 27.814
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm