Bài dự thi viết Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu 2024
Bài dự thi viết Tấm gương nhà giáo Thủ Đô tiêu biểu
Bài dự thi viết về Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu 2024 là mẫu bài viết về các tấm gương nhà giáo Việt Nam đã đóng góp nhiều công lao trong sự nghiệp trồng người của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo một số mẫu bài viết về tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu hoatieu.vn đã dày công sưu tầm và chọn lọc.
Đối tượng dự thi là cán bộ, giáo viên, người lao động đang công tác tại các trường học, cơ sở giáo dục trên toàn thành phố Hà Nội; học sinh đang học tại các trường, cơ sở giáo dục trên toàn thành phố Hà Nội. Sau đây là một số mẫu bài dự thi viết về Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu, mời các bạn cùng tham khảo.
Bài viết về tấm gương nhà giáo tiểu học
Trong phong trào thi đua viết về tấm gương nhà giáo tiêu biểu, luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp “trồng người” gắn liền với các cuộc vận động sâu rộng trong toàn ngành, thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Với sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm và mẫu mực, cô giáo Trần Thanh Huyền luôn tỏa sáng dưới mái trường Tiểu học Trần Quốc Toản quận............
Sau khi tốt nghiệp ra trường cô giáo Trần Thanh Huyền được phân công công tác tại trường TH Trần Quốc Toản. Trong những năm giảng dạy của mình cô luôn truyền đạt những kinh nghiệm kiến thức của mình cho các con học sinh bằng cả trái tim, cả tấm lòng, hết mực quan tâm, yêu thương học trò. Cô Trần Thanh Huyền luôn kiên trì, nhẫn nại tìm tòi phương pháp mới sinh động có hiệu quả để vận dụng vào việc giảng dạy sao cho học sinh hiểu bài và tiếp thu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Với trăn trở suy nghĩ làm sao hình ảnh người thầy mẫu mực trong mắt học trò là vô cùng quan trọng, cô luôn ý thức nhắc nhở bản thân phải chuẩn mực gương mẫu, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Từ đó cô mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô đi trước, tích cực tham gia các cuộc thao giảng dự giờ đồng nghiệp để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân, luôn không ngừng học hỏi để nâng cao chuyên môn, nghiên cứu tìm tòi sáng tạo để có những bài giảng tiết dạy lí thú.
Cô giáo Trần Thanh Huyền, từ kinh nghiệm chuyên môn tích lũy hàng năm, cô tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm để dự thi các cấp. Những ý kiến đóng góp của cô luôn được đánh giá cao. Năm 2002-2006 cô được mời tham gia góp ý và thẩm định chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên và đồ dùng dạy học các môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức. Cô luôn truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức của mình cho các em học sinh bằng cả trái tim.
Từ 2002 - 2007 cô tham gia ghi hình năm tiết dạy và hai chương trình hỏi đáp về nội dung, phương pháp dạy học phục vụ cho việc thay sách giáo khoa và bồi dưỡng học sinh toàn quốc.
Năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009 cô đạt giải A1 cấp Quận trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi quận......... Nhiều năm liền được UBND quận............ công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đó là các năm 2006 - 2007, 2007 - 2008, 2008 - 2009, 2011 - 2012, 2013 - 2014.
Xác định bản thân ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn, vì vậy mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng cô vẫn tích cực tham gia các kì thi giáo viên dạy giỏi do các cấp tổ chức và nhiều năm liên tục đạt giải A1 giáo viên dạy giỏi cấp quận như năm học 2007 - 2008, 2008 - 2009 ; Giải Nhất thi Giáo viên dạy giỏi cấp quận năm học 2013 - 2014. Năm học 2014 - 2015 Quận tổ chức thi Công nghệ thông tin, cô giáo Trần Thanh Huyền cũng đạt giải A1 cấp Quận. Ngoài ra cô còn đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi do ngành và công đoàn tổ chức như thành tích Xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và tự sáng tạo giai đoạn ......... Năm 2003 - 2008 cô được Liên đoàn lao động quận ............. công nhận “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Với những kết quả đã đạt được từ việc làm hết sức bình dị mà hiệu quả trong công tác cũng như trong cuộc sống. Cô giáo Trần Thanh Huyền thật sự là một bông hoa đang tỏa sáng giữa một rừng hoa đẹp của trường Trần Quốc Toản thân yêu.
Bài viết Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu
Cuộc sống quanh ta có những con người rất bình dị, nhưng những việc làm lại không bình dị, đó là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Vâng, có một người như vậy, cô đã khiến tôi rất ngưỡng mộ bởi lòng nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, có bản lĩnh tuyệt vời của một giáo viên luôn tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”. Người tôi muốn nói đến là cô Nguyễn Thị Linh, nguyên Tổ trưởng chuyên môn Tổ Sử – Địa – Giáo dục công dân, nguyên Bí thư Chi bộ Khoa học xã hội Trường trung học phổ thông chuyên Lê Khiết, tỉnh……….
Cô Nguyễn Thị Linh sinh ngày 14 tháng 12 năm 1960, hiện ở tại số nhà 24 Nguyễn Du, thành phố Quảng Ngãi, cô đã nghỉ hưu từ tháng 1 năm 2016. Sinh ra trong gia đình bố là sĩ quan quân đội, mẹ là cán bộ công nhân viên, gia đình cô chỉ có hai chị em gái, cô là con gái lớn trong nhà. Tốt nghiệp đại học sư phạm Huế, chuyên ngành Địa lí, năm 1984, cô được phân công về dạy ở trường Nghĩa Hành cách nhà khoảng 15 km. Hằng ngày cô phải đạp xe từ trường về nhà, mặc dù vậy cô vẫn vui vẻ cùng đồng nghiệp trao đổi chuyên môn, đầu tư giáo án, tham gia các công việc xã hội, làm công tác chủ nhiệm, mọi công việc cô đều hoàn thành xuất sắc.
Cô Linh về Trường THPT chuyên Lê Khiết năm 1991, từ năm 1997 khi nhập ba môn Sử, Địa, GDCD tôi được sinh hoạt cùng tổ chuyên môn với cô. Cô là một giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, rất nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc, đặc biệt là luôn rất tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”.
Mặc dù hoàn cảnh gia đình neo đơn, ba mẹ tuổi lớn hay đau ốm nhưng cô biết vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt mọi công việc. Trong cô, lòng say mê nghề nghiệp, tình thương yêu đối với học sinh, đồng nghiệp và tinh thần trách nhiệm luôn tỏa sáng. Cô đã nhiều lần đạt giải cao trong các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, giải Nhì trong kì thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, được công nhận danh hiệu Giáo viên giỏi tỉnh rất sớm cùng nhiều danh hiệu khác.
Nổi bật nhất là thành tích bồi dưỡng học sinh giỏi. Là người phụ trách đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí, cô Linh đã truyền đến học sinh niềm đam mê khám phá, phát huy tính sáng tạo trong học tập, Tôi là người may mắn được kề vai sát cánh với cô trong lĩnh vực này và do vậy tôi thấu hiểu được sự nhọc nhằn của nó.
Sau mỗi kì thi học sinh giỏi quốc gia, chúng tôi tuy không nói ra nhưng ai cũng gầy sọp đi bởi sự đầu tư và lo lắng cho các em. Nhưng rồi chúng tôi cũng không bao giờ quên được những phút giây vô cùng hạnh phúc, đó là khi biết tin các em trong đội tuyển đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia. Đơn giản chỉ là niềm vui vì sự đầu tư của chúng tôi đã được đền đáp, còn lúc đó đâu có cơ chế như bây giờ, không được tính giờ chuyên, không được thưởng, không được bằng khen. Cho đến khi về hưu cô Linh chưa một lần được nâng bậc lương trước thời hạn. Cô Linh thường nói với tôi: “Thôi em, có giải quốc gia là chị vui rồi”.
Tính đến ngày nghỉ hưu, cô có 16 học sinh giỏi quốc gia, 20 học sinh đạt huy chương Olimpic và hơn 100 học sinh giỏi cấp tỉnh. Lớp lớp học sinh của cô Linh đã ngày càng trưởng thành. Có em đi du học ở nước ngoài trở thành thạc sĩ, tiến sĩ; có em về lại trường thành đồng nghiệp của cô… Kết quả mà cô đã dày công “vun trồng”, không chỉ riêng các em học sinh mà đồng nghiệp cũng phải thầm ngưỡng mộ và khâm phục cô.
Không những giỏi về chuyên môn, cô Linh còn là một điển hình tích cực trong mọi hoạt động phong trào của nhà trường. Đặc biệt, cô luôn quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ, nhiều học sinh của cô trước đây là học sinh giỏi quốc gia nay đã trở thành đồng nghiệp của cô như em Nguyễn Thị Thùy Trang học lớp chuyên Địa lý do cô phụ trách, hai lần đạt học sinh giỏi quốc gia (năm 2004 giải Ba, 2005 giải Nhì). Trong công tác chuyên môn cô Linh rất nghiêm túc và thẳng thắn, các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên trong tổ cô luôn góp ý rất chân tình và chu đáo. Chính vì sự thẳng thắn nên đôi khi có giáo viên tự ái hay hờn giận nhưng sau khi nghĩ lại thì lại càng kính trọng cô hơn.
Cô Linh là “cây đa, cây đề” trong đội ngũ giáo viên Địa lí của tỉnh …………….. Cô tham gia Hội đồng khoa học của trường và Sở giáo dục; làm tổ trưởng chuyên môn tổ Sử- Địa – GDCD; là giám khảo thường xuyên trong các hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp tỉnh. Điều đáng quý là dù ở cương vị nào, cô vẫn luôn khiêm nhường, giản dị, tận tụy chỉ bảo dìu dắt lớp đàn em. Cô quan tâm việc dự giờ các giáo viên trẻ, góp ý chân tình, cởi mở để giúp họ cùng tiến bộ.
Với mong muốn truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm quý báu được tích luỹ trong quá trình giảng dạy của mình, cô thường xuyên viết sáng kiến kinh nghiệm, soạn các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi để các đồng nghiệp có thể tham khảo. Dù không còn trẻ nhưng tinh thần ham học hỏi của cô rất đáng nể. Cô học ngoại ngữ, vi tính để có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Cô rất mong muốn tự mình tạo ra một phần mềm để giảng dạy môn Địa lý được tốt hơn.
Cô Linh còn là người luôn hòa đồng, lắng nghe góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực trong đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Việc làm của cô đã khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn.
Ngoài cương vị tổ trưởng chuyên môn, cô còn là Đảng ủy viên, Bí thư Chi bộ Khoa học xã hội. Trong công tác Đảng, cô vẫn luôn tận tâm, nhiệt tình, bồi dưỡng, dìu dắt thế hệ trẻ vào hàng ngũ của Đảng. Cô luôn là người tích cực, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Được làm việc cùng cô Linh, tôi đã học hỏi ở cô rất nhiều về lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm, tận tâm với học sinh và đồng nghiệp, đặc biệt là bản lĩnh làm việc. Có những lúc áp lực do công việc nhiều khiến tôi quá mệt mỏi nhưng nghĩ tới cô Linh tôi lại thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để làm việc tốt hơn. Đúng là cô Linh đã có sự lan tỏa rất lớn đối với tôi và đồng nghiệp. Đó là sự lan tỏa tích cực và giúp chúng tôi đem lại hiệu quả cao trong công việc.
Cô Linh lập gia đình muộn nên đường con cái rất khó khăn, Cô rất thương yêu trẻ con, luôn mong ước có một đứa con để nuôi dạy nhưng không được, kể cả mơ ước nhận con nuôi. Mới đây, tôi thật vô cùng đau đớn khi biết tin cô bị bệnh hiểm nghèo, nhưng với bản lĩnh phi thường cô đã từng giờ, từng ngày vượt qua bệnh tật. Trở lại với cuộc sống bình thường nhưng lại không bình thường này cô Linh vẫn luôn lạc quan, bản lĩnh. Trong những ngày này khi tôi và đồng nghiệp đến thăm, cô vẫn luôn trao đổi về chuyên môn, truyền đạt kinh nghiệm cho chúng tôi, căn dặn chúng tôi về chuyên môn lẫn cả việc giữ gìn sức khỏe. Cô thường nhắc tôi: “Phải dìu dắt thế hệ trẻ em à”. Tôi băn khoăn: Không biết mình có xứng đáng với niềm tin của cô không?
Những gì tôi viết trên đây còn quá khiêm tốn đối với cô Linh, nhưng tôi biết nếu viết hơn nữa cô sẽ không đồng ý và chắc chắn tôi sẽ bị cô khiển trách. Với lòng say mê nhiệt tình, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là lòng tận tâm, nhiệt huyết với sự nghiệp “trồng người”, cô giáo Nguyễn Thị Linh thật xứng đáng là một giáo viên tiêu biểu trong ngành giáo dục và là tấm gương sáng để các giáo viên, học sinh học tập và noi theo./.
Mẫu bài viết về Tấm gương nhà giáo tiêu biểu
TẤM GƯƠNG NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Từ những ngày đầu khi chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu phát động phong trào “Nghìn việc tốt” cho đến nay, đã có không ít tấm gương “ Người tốt việc tốt” trên khắp cả nước. Tất cả đều muốn chung tay góp sức vào để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nhiều trong số họ là những thầy cô giáo, những người mang trên vai sứ mệnh trồng người mà toàn xã hội tin tưởng trao cho, những người thầy cô không quản khó nhọc, hết mình vì đàn em thân yêu. Tôi xin được chia sẻ về một tấm gương tiêu biểu trong trường với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi vượt khó vươn lên trong công tác, lòng nhiệt tình giàu lòng nhân ái của một giáo viên đã nhiều năm cống hiến trong nghề nuôi dạy trẻ.Đó chính là người đồng nghiệp của tôi, cô giáo cô Quan Thục Nhàn, nguyên phó hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương – nơi mà tôi đang vinh dự được gắn bó và công tác. Và trước khi được tiếp xúc với cô, đâu đó tối đã nghe nhiều người nhắc đến tên cô với một tình cảm đặc biết mà gần gũi nhất là mẹ tôi- cũng là giáo viên của trường THPT Hùng Vương kể lại.
Qua lời kể của mẹ, tôi được biết cô Nhàn có hoàn cảnh gia đình tương đối đặc biệt: nhà xa trường,bố mẹ hai bên nội ngoại đều già cả;chồng cô lại bị bệnh phải thường xuyên nằm viện, nên trường học và bệnh viện là hai nơi mà hàng ngày cô phải lui tới như lịch trình đã định sẵn.Khó khăn ấy không những không ngăn trở mà còn là động lực để cô trau dồi chuyên môn cũng như năng lực quản lí của mình. Và một điều đáng ghi nhận ở cô Nhàn là ý chí luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn của gia đình, nên dù ở vai trò, nhiệm vụ nào cô cũng luôn hoàn thành bằng cả cái tâm và lòng nhiệt huyết.
Trong công tác cô luôn bám sát vào kế hoạch và nhiệm vụ năm học của ngành cũng như của trường và ứng dụng những thành quả từ những năm học trước để xây dựng cho bản thân một kế hoạch hoạt động cụ thể. Tham mưu cùng Ban giám hiệu nhà trường, các bộ phận chức năng, các ban ngành, đoàn thể cũng như đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp học để làm nên sự thành công của phong trào giáo dục của nhà trường.
Nói về sự nghiệp giảng dạy, để có hiệu quả cao,cô phân loại học sinh để có phương pháp truyền đạt kiến thức phù hợp. Hàng năm, lớp của cô có nhiều học sinh giỏi các cấp. Đặc biệt với những học sinh giỏi, cô luôn có phương pháp để bồi dưỡng, giúp các em phát huy hết khả năng của mình. Là người giáo viên thầy luôn ý thức rằng trách nhiệm của người thầy là sự tận tâm trong dạy học là điều kiện để học sinh có thể phát huy hết khả năng, năng lực của mình. Ngoài năng lực chuyên môn, cô luôn gần gũi với học trò, hiểu tâm lý, hành động phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi học giỏi vượt qua mọi khó khăn.
Cô được nhà trường tin tưởng giao trọng trách bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Khi nhận nhiệm vụ cô đã luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng của nhà trường, có lẽ xuất thân từ một gia đình khó khăn nên cô đã hiểu và đồng cảm với những học sinh nghèo, đó chính là động lực để thầy chấp cách cho những ước mơ của học sinh.
Là một giáo viên năng nổ, nhiệt tình, khiêm nhường, mẫu mực, có trách nhiệm, luôn hết lòng vì học sinh, được mọi người nể phục, cô Nhàn luôn ý thức rằng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thì người giáo viên cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc và yêu thương học sinh như con em ruột của mình. Trong quá trình dạy học,cô không chỉ dạy trên lớp mà tận dụng mọi thời điểm, truyền đạt kiến thức; truyền sự nhiệt tình, say sưa cho học sinh, bồi dưỡng cho các em phương pháp và ý chí quyêt tâm trong học tập. Cô luôn xứng đáng là tấm gương sáng về người giáo viên - người mẹ hiền trong môi trường sư phạm, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Còn trong vai trò quản lí, khi trực ở trường, người ta không thấy cô đi trễ về sớm. Bản than giáo viên trong trường có muốn “cắt , xén” chút ít thời gian ra ngoài cũng phải hết sức dè chừng. Cô luôn thực hiện đúng mọi chủ trương đường lối của Đảng, luôn làm tốt công tác phát triển Đảng trong quần chúng, đi đầu, gương mẫu và tích cực vận động quần chúng tham gia phong trào thi đua của ngành , của trường được tập thể tín nghiệm, luôn có ý thức tập hợp, xây dựng mối đoàn kết nhất trí trong nhà trường và xây dựng tập thể lớn mạnh, thống nhất từ các khối lớp đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Nhiệt tình tham gia các phong trào do nhà trường và đoàn thể tổ chức Đoàn kết, nhất trí trong tập thể Ban giám hiệu để lãnh đạo tập thể hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Mỗi năm ở trường số học sinh lên đến gần 4000 em, với lượng học sinh không hề nhỏ ấy số lượng vi phạm cũng không hề nhỏ. Song giải quyết hay xét xử vụ việc gì mọi người đều đọc được trong ánh mắt trong lời nói của cô sự bao dung, thong cảm mà vẫn chứa đầy nghiêm khắc.
Một điều đáng quí hơn cả, đó là tình cảm mà cô dành cho đồng nghiệp, một sự lắng nghe chia sẻ và cảm thông sâu sắc. Dù trong cuộc họp hay giao tiếp với mọi người hằng ngày, người ta ít thấy cô dùng những từ mỹ miều hoặc đao to búa lớn… Có khi gặp những việc căng thẳng cô vẫn giữ được thái độ và lời lẽ rất mực bình tĩnh, tự tin. Tuy đảm nhiệm vị trí lãnh đạo nhà trường và đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ nặng nề khác nhưng cô luôn giành thời gian động viên, qua tâm, hỏi han đến từng cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường. Đôi lúc chỉ là sự thay đổi nhỏ của các giáo viên cô cũng nhận ra nhanh chóng để có những tác động kịp thời, giúp đỡ, động viên mọi người. Cô luôn là người để chị em giáo viên gần gũi, chia sẻ. Hình ảnh một người hiệu phó luôn vui vẻ, nhẹ nhàng, tâm lý luôn để lại ấn tượng trong lòng cán bộ giáo viên nhân viên trong trường. Tất cả cá nhân đều được cô tôn trọng như nhau .“Luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu” vì vậy mọi vấn đề đều được cô giải quyết thấu tình đạt lý tạo được niềm tin vững chắc trong lòng mọi người điều đó cũng rất phù hợp với “Tình yêu thương con người, sống có nghĩa có tình”- một trong những tư tưởng của Bác về đạo đức của con người Việt Nam.. .Đó không đơn giản là quan hệ lãnh đạo với cấp dưới mà là tình bạn, tình đồng chí cao cả.
Đặc biệt,trong nhà trường, cô phát động việc học tập và làm theo lời Bác về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, quan liêu và sửa đổi lề lối làm việc, không chạy theo bệnh thành tích, học thật, đánh giá học sinh công bằng, khách quan. Phát động phong trào học tập, nâng cao trình độ, khơi dậy ý thức tự học, tự nghiên cứu, học hỏi lẫn nhau trong tập thể giáo viên, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn. Chính sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe và sẻ chia kinh nghiệm, cô được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến.
Ai đó đã từng nói: “Một thầy giáo như ngọn nến đốt chính mình để soi rọi cho người khác.” Không hiểu sao mỗi lúc ngẫm nghĩ về câu nói ấy, trong lòng tôi và các đồng nghiệp trong trường lại nghĩ đến người phó hiệu trưởng thân thương của mình. Đối với chúng tôi cô Nhàn không chỉ là một người từng là lãnh đạo,người đàn chị người bạn mà còn là một tấm gương để bản thân học tập, rèn luyện, để cống hiến nhiều hơn cho mái trường THPT Hùng Vương thân thương này!
Bài viết về tấm gương nhà giáo Việt Nam
Một cô giáo dạy giỏi - tâm huyết với nghề, NGƯT Trần Thị Nguyệt.
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây trên đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”
Cứ mỗi lần đọc những vần thơ ấy, tôi lại nghĩ về cô - nhà giáo ưu tú Trần Thị Nguyệt, giáo viên môn Ngữ văn đang công tác tại Trường THPT Chuyên Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Tôi đã được nghe rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh kể về cô - người gieo hạt và đào tạo lớp lớp thế hệ học trò khôn lớn trưởng thành, đặc biệt là sự thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn.
5 năm trước, khi con trai tôi học lớp 9, tôi đã có cơ may được gặp cô. Từ một học trò chuyên tự nhiên, rất ngại và sợ học văn, con trai tôi đã hoàn toàn bị chinh phục bởi những bài giảng cuốn hút, đi vào lòng người của cô. Con tôi không chỉ vươn lên học giỏi môn Văn mà còn chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ, biết yêu thương chia sẻ cùng những mảnh đời khốn khó xung quanh.
Khi tôi hỏi: “Điều gì khiến con thay đổi tuyệt vời như thế?” Cháu trả lời thật tự nhiên: “Đó là do những bài giảng văn - những bài dạy làm người của cô đã thấm vào tâm hồn con”.
Từ đó, tôi càng có ý định tìm hiểu sâu hơn về cô. Và thật may mắn, em gái cô cũng là đồng nghiệp của tôi đã kể lại những câu chuyện giản dị mà xúc động về nhà giáo ưu tú ấy.
Cô Nguyệt cùng tổ chuyên môn tưng bừng trong ngày khai giảng năm học mới.
Cô sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh chị em ở huyện miền núi Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Tuổi thơ đói khổ gắn với nương rẫy, núi rừng nhưng không thể ngăn nổi ước mơ học chữ của cô.
Năm cuối cấp 3, cô vượt qua rất nhiều bạn bè cùng trang lứa để vinh dự khoác áo đội tuyển học sinh giỏi Quốc gia môn Văn tỉnh Tuyên Quang. Năm đó, đề thi Văn là: “Sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam qua văn học”. Nhìn cô học trò mặc áo vá vai, đi dép rách bước vào phòng thi, một giáo viên đã xúc động nhận xét: “Đây là một biểu hiện của sức sống Việt Nam”.
Cô Nguyệt tâm sự, vì yêu những tâm hồn trong trẻo, hồn nhiên của trẻ thơ nên cô đã dự thi vào Trường Đại học sư phạm Việt Bắc (nay là Trường ĐHSP Thái Nguyên). Sau 4 năm miệt mài đèn sách, cô về công tác tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.
Cô giáo Trần Thị Nguyệt trong buổi lễ đón nhận danh hiệu NGƯT do đồng chí Vũ Hồng Bắc - Phó Bí Thư Tỉnh Ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên trao tặng.
Cô kể rằng, học sinh vùng cao chủ yếu là con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa nên phương châm của cô là “vừa dạy, vừa dỗ”.
Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, lòng yêu trò, yêu nghề, cô đã được học sinh tin tưởng, quý mến. Năm 1989, cô may mắn được gặp gỡ, trò chuyện với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Cô rất nhớ lời bác Đồng dặn: “Đã làm giáo viên đứng trên bục giảng, nhất thiết trong 3 năm đầu vào nghề, cháu phải phấn đấu trở thành giáo viên giỏi”.
Ghi nhớ lời bác dạy, cô đã dành tuổi thanh xuân đầy nhiệt huyết và khát vọng dạy dỗ, uốn nắn, thắp lửa cho học trò. Hạnh phúc đã vỡ òa khi năm 1994, em Tòng Minh Hải do cô Nguyệt trực tiếp bồi dưỡng đã đạt HSG Quốc gia môn Văn - đây là cũng là HSG Quốc gia đầu tiên của trường Vùng cao Việt Bắc.
Năm 1995, Trường phổ thông Năng Khiếu Bắc Thái (nay là Trường THPT Chuyên Thái Nguyên) tổ chức thi tuyển giáo viên, cô đăng kí tham dự và đạt điểm cao. Từ đây, cô gắn bó với nhiệm vụ gian khổ nhưng rất vinh quang của trường là: “Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho tỉnh Thái Nguyên và cho đất nước”.
29 năm công tác, cô đã bồi dưỡng được 42 em HSG cấp quốc gia; 356 em HSG cấp tỉnh; 15 em HSG khu vực Đồng bằng duyên hải và Trung du Bắc Bộ; học sinh giỏi Olympic Hùng Vương.
Điều thú vị là cô không chỉ dạy học trò mà còn trực tiếp dạy 2 cô con gái trở thành HSG Quốc gia là cháu Vũ Nguyệt Anh và Vũ Thùy Dương (đạt giải Ba). Bên cạnh đó, rất nhiều các thế hệ học sinh dưới bàn tay chèo lái của cô đã cập bến thành công, trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, luật sư, doanh nhân, giáo viên, công an, bộ đội,…
Không chỉ là cô giáo say sưa, tâm huyết với nghề mà cô Trần Thị Nguyệt còn là người mẹ, người phụ nữ có trái tim thật ấm áp. Tôi đã có dịp gặp gỡ, trò chuyện với nhiều phụ huynh và học sinh của cô. Tôi biết thêm những câu chuyện thật cảm động.
Năm 1997, có một học trò ở huyện Phú Lương là học sinh lớp cô chủ nhiệm nằng nặc xin nghỉ học vì sau khi mẹ em bị tai nạn giao thông, gia đình không có đủ điều kiện cho em tiếp tục theo học ở trường Chuyên. Dù trời mưa gió nhưng cô Nguyệt đã cùng 6 bạn học sinh thành phố đạp xe với quãng đường đi về 60km để động viên, thăm hỏi và thuyết phục cho em được tiếp tục theo đuổi ước mơ.
Với sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần của cô cũng như các bạn, em học sinh đó đã vượt qua khó khăn và đi theo nghề dạy học của cô. Hiện nay, em đã trở thành cô giáo dạy giỏi của Trường THPT Phú Lương (cô Bạch Thị Anh Tùng).
Cô Nguyệt tâm sự rằng, cuộc sống giống như một dòng sông bên lở, bên bồi. Có những em học sinh thành phố được bố mẹ chăm chút, quan tâm từng li từng tí nên thụ động, ích kỉ, ít cảm thông với người khác.
Bên cạnh đó, rất nhiều học sinh vùng sâu vùng xa ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, tự một mình vượt suối, vượt đèo đi học. Vì thế, cô muốn học trò trường chuyên cần có sự trải nghiệm để biết chia sẻ, yêu thương nhiều hơn, biết trân quý những gì mình đang có và chuyến đi thiện nguyện đầy ý nghĩa của cô trò tổ Văn trường Chuyên Thái Nguyên đã được thực hiện.
Với tên gọi “Tết sẻ chia, kết nối yêu thương”, cô cùng các đồng nghiệp và học trò đã đem nụ cười hạnh phúc, ấm áp đến cho học sinh nghèo Trường Tiểu học Thần Sa huyện Võ Nhai, Thái Nguyên.
Cùng với việc dạy chữ, cô rất quan tâm tới việc dạy người. Những giờ sinh hoạt trên lớp chủ nhiệm, cô thường cho học sinh trao đổi, phát biểu thông qua những tiểu phẩm, tình huống, câu chuyện có thật để giáo dục các em về ý chí, nghị lực, niềm tin, lòng bao dung nhân hậu, dạy cách nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi”,… Phải chăng vì thế mà học sinh của cô thường gọi bằng cái tên thương mến: Mế Nguyệt, mẹ Nguyệt.
Khi được hỏi bí quyết nào đã đưa cô tới thành công trong sự nghiệp và cuộc sống? Rất tự nhiên, cô nhẹ nhàng trả lời: “Nghề giáo viên giống như người truyền lửa. Muốn thắp sáng trong trái tim học trò ngọn lửa đam mê, sáng tạo và yêu thương thì trái tim người thầy phải có lửa”.
Vâng! Tôi đã thấy ngọn lửa yêu đời, yêu người, yêu nghề trong ánh mắt, nụ cười, trong công việc và cuộc sống hàng ngày của cô.
Cảm ơn cô - một nhà giáo ưu tú đã viết nên bao câu chuyện thật đẹp giữa đời thường!
Cảm ơn cô không chỉ truyền lửa cho học trò mà còn cho những người phụ huynh như chúng tôi một bài học về sự tận tụy, say mê và cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả!
Mời các bạn tham khảo thêm một số bài dự thi, bài thu hoạch mục Tài liệu đang được nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay:
Tham khảo thêm
Bài dự thi Viết về bình đẳng giới 2024
(8 mẫu) Bài dự thi điển hình “Dân vận khéo” năm 2024
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn, viết về Kim Đồng 2024
Top 5 Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn, viết về Lê Văn Tám
Bài dự thi viết cảm nhận về quyển sách em yêu (21 mẫu) 2024
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn Vừ A Dính
(Mới nhất) Đại sứ văn hóa đọc 2024 mẫu
Bài dự thi Người anh hùng nhỏ tuổi chí lớn viết về Lý Tự Trọng
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Bài dự thi viết Tấm gương nhà giáo thủ đô tiêu biểu 2024
178,9 KB 19/02/2019 5:53:00 CHTải file định dạng .doc
82 KB 19/02/2019 5:57:30 CH
Gợi ý cho bạn
-
Đơn đề nghị chi trả tiền miễn, giảm học phí 2024
-
Đơn xin không tham gia ngoại khóa 2024
-
TOP 3 Mẫu Báo cáo sơ kết Hội khuyến học 6 tháng đầu năm 2024
-
Bản thu hoạch và cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2018
-
Câu hỏi và đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2025
-
Báo cáo thực trạng công tác quản lý tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non
-
Phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa lớp 6 môn Âm nhạc
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Tin học Cánh Diều
-
5 Mẫu biên bản đại hội Đoàn mới nhất 2024 và cách viết
-
(File word) Giấy mời dự khai giảng năm học 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến