Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp tổ chức trên Trang thông tin điện tử tổng hợp báo cáo viên (https://baocaovien.vn) và Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (https://moj.gov.vn) nhằm hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam diễn ra từ hôm nay 9/11 và kết thúc vào 29/11/2023. Trong bài viết sau đây, Hoatieu.vn xin gửi đến các bạn Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.

Cuộc thi này dành cho các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đoàn viên các đoàn thể chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài nhằm tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Lưu ý: Đáp án cuộc thi do Hoatieu.vn biên soạn, giải đáp đến bạn đọc, không phải đáp án chính thức của cuộc thi.

Đáp án thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực

1. Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực 2024

- Địa chỉ tham gia cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực 2024:

+ Trang thông tin điện tử tổng hợp báo cáo viên

+ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

- Nội dung thi về chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

- Cuộc thi diễn ra trong 3 tuần, từ ngày 9/11 đến 29/11/2023. Mỗi tuần có 1 bộ câu hỏi (gồm 10 câu), trong đó có 9 câu trắc nghiệm liên quan đến nội dung thi được lựa chọn ngẫu nhiên từ bộ đề của Ban tổ chức và 1 câu dự đoán số người trả lời.

- Mỗi tuần Ban tổ chức trao 16 giải thưởng, gồm 1 giải nhất (5 triệu đồng), 2 giải nhì (2 triệu đồng/giải), 3 giải ba (1 triệu đồng/giải), 10 giải khuyến khích (500 nghìn đồng/giải).

2. Đáp án cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Tuần 1

Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực Tuần 1 diễn ra từ ngày mùng 9/11 đến ngày 15/11/2023.

Câu hỏi 1: Năm 2023, Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản cuốn sách nào nhằm hệ thống hóa sự chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực?

  1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với niềm tin của nhân dân trong nước và sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
  2. Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
  3. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  4. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Câu hỏi 2: Theo Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị, đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các trường hợp nào sau đây?

  1. Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục trái quy định tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ nhằm mục đích trục lợi.
  2. Vi phạm một trong các trường hợp được nêu.
  3. Mở tài khoản chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định; tổ chức, tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức.
  4. Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập.

Câu hỏi 3: Lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết riêng bàn về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đưa ra nhiều quan điểm, giải pháp mới, quyết liệt, đồng bộ, thể hiện quyết tâm cao của Trung ương trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Đó là nghị quyết Hội nghị Trung ương nào?

  1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII.
  2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X.
  3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X.
  4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa IX.

Câu hỏi 4: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  2. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
  3. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  4. Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Câu hỏi 5: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  2. Bị phạt tù từ 13 năm đến 17 năm.
  3. Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  4. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Câu hỏi 6: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
  2. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  3. Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  4. Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Câu hỏi 7: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện?

  1. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
  2. Tham ô tài sản.
  3. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của gia đình.
  4. Nhận hối lộ.

Câu hỏi 8: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ nào sau đây?

  1. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc.
  2. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập.
  3. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần đầu.
  4. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó.

Câu hỏi 9: Kê khai tài sản, thu nhập bổ sung được thực hiện khi nào?

  1. Khi có biến động tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.
  2. Khi được tuyển dụng vào ngạch công chức.
  3. Khi có biến động tăng tài sản, thu nhập trong năm.
  4. Khi có biến động tăng tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.

Câu hỏi 10: Theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm nào sau đây?

  1. Cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình.
  2. Cả 3 phương án được nêu.
  3. Phát hiện, tiếp nhận thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
  4. Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin, tố cáo đúng các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; đồng thời, xử lý nghiêm những người tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người khác.

Câu hỏi 11: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Các tội phạm về chức vụ là hành vi của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước lợi dụng quyền hạn chỉ đạo làm sai lệch hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  2. Các tội phạm về chức vụ là hành lạm dụng chức vụ để điều chỉnh hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong khi thực hiện công vụ.
  3. Các tội phạm về chức vụ là hành vi lợi dụng chức vụ tác động vào hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.
  4. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

Câu hỏi 12: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội nhận hối lộ”, người phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Phạt tù từ 20 năm đến 30 năm.
  2. Phạt tù 30 năm, tù chung thân hoặc tử hình
  3. Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
  4. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Câu hỏi 13: Nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng, người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước tổ chức kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình khi nào?

  1. Khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra
  2. Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
  3. Khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
  4. Khi có yêu cầu của cơ quan điều tra.

Câu hỏi 14: Người cho phép sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ có trách nhiệm nào sau đây?

  1. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu người sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ bồi thường thiệt hại.
  2. Chỉ hoàn trả phần giá trị mà mình cho phép sử dụng trái quy định.
  3. Yêu cầu người sử dụng trái quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ chịu trách nhiệm hoàn trả phần giá trị mà mình sử dụng và bồi thường thiệt hại.
  4. Phải hoàn trả phần giá trị mà mình cho phép sử dụng trái quy định và bồi thường thiệt hại.

Câu hỏi 15: Các biểu hiện, hành vi tiêu cực theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, bao gồm những nội dung nào?

Trả lời: Cả ba phương án được nêu.

Câu hỏi 16: “Toàn Đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngoài viện trợ…”. Trích dẫn trên được nêu trong Báo cáo chính trị trình Đại hội lần thứ mấy của Đảng?

Trả lời: Đại hội lần thứ X của Đảng.

Câu hỏi 17: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội tham ô tài sản”, trường hợp nào sau đây không thuộc trường hợp bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm?

Trả lời: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Câu hỏi 18: Người nào sau đây không có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?

Trả lời: Viên chức không giữ chức vụ.

Câu hỏi 19: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, khẳng định nào dưới đây là đúng?

Trả lời: Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.

3. Đáp án cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Tuần 2

Câu hỏi 1: Nội dung nào dưới đây không phải là giải pháp phòng ngừa tham nhũng?

  1. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
  2. Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
  3. Hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
  4. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Câu hỏi 2: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về “Tội tham ô tài sản”, trường hợp nào sau đây không thuộc trường hợp bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm?

  1. Có tổ chức
  2. Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm
  3. Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
  4. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Câu hỏi 3: Về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý, Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: “... kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý”. Trích dẫn trên được nêu trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ mấy của Đảng?

  1. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
  2. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XII của Đảng.
  3. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng.
  4. Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ X của Đảng.

Câu hỏi 4: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  2. Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  3. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
  4. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Câu hỏi 5: Theo Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm nào sau đây?

  1. Cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình.
  2. Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin, tố cáo đúng các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; đồng thời, xử lý nghiêm những người tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người khác.
  3. Phát hiện, tiếp nhận thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
  4. Cả 3 phương án được nêu.

Câu hỏi 6: Quan điểm, chủ trương của Đảng về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu rõ: “Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, vi phạm trong việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng”. Trích dẫn trên được thể hiện trong văn bản nào của Đảng?

  1. Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị.
  2. Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị.
  3. Quy định số 85-QĐ/TW ngày 23/5/2017 của Bộ Chính trị.
  4. Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương.

Câu hỏi 7: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập?

  1. Thanh tra tỉnh.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  3. Thanh tra Chính phủ.
  4. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Câu hỏi 8: Tài sản tham nhũng phải được xử lý như thế nào?

  1. Tài sản tham nhũng phải được tịch thu và giao cho người có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
  2. Tài sản tham nhũng được xử lý theo quy định của Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước.
  3. Tài sản tham nhũng sẽ bị tịch thu và nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  4. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 9: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội nhận hối lộ”, người phạm tội thuộc trường hợp nào sau đây thì bị áp dụng khung phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình?

  1. Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
  2. Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên.
  3. Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
  4. Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Câu hỏi 10: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác thuộc trường hợp nào sau đây thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân?

  1. Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
  2. Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
  3. Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
  4. Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Câu hỏi 11: “Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” có hình phạt bổ sung nào sau đây?

  1. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 10 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  2. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  3. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 06 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  4. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 07 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Câu hỏi 12: Xác minh tài sản, thu nhập theo Kế hoạch hằng năm được lựa chọn căn cứ theo tiêu chí nào sau đây?

  1. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm chưa được xác minh về tài sản, thu nhập trong thời gian 04 năm liền trước đó.
  2. Người có nghĩa vụ kê khai đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
  3. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chưa được xác minh về tài sản, thu nhập trong thời gian 05 năm liền trước đó.
  4. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập bổ sung.

Câu hỏi 13: Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quy định trong văn bản nào của Đảng?

  1. Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 02/06/2022 của Ban Bí thư.
  2. Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị.
  3. Quy định số 211-QĐ/TW, ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị.
  4. Quy định số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021 của Bộ Chính trị.

Câu hỏi 14: Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập (trừ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính) phải bảo đảm số cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiến hành xác minh tối thiểu bằng bao nhiêu % số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của mình?

  1. 40%.
  2. 20%.
  3. 30%
  4. 10%.

Câu hỏi 15:“Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” có hình phạt bổ sung nào sau đây?

  1. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
  4. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 06 năm.

Câu hỏi 16:Các biểu hiện, hành vi tiêu cực của đảng viên: “Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép…”. Nội dung trên được quy định trong văn bản nào của Đảng?

  1. Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  2. Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  3. Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
  4. Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Câu hỏi 17: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trong thời hạn bao lâu kể từ ngày nhận được yêu cầu?

  1. 07 ngày làm việc; trường hợp thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn là 25 ngày làm việc.
  2. 10 ngày làm việc; trường hợp thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn là 20 ngày làm việc.
  3. 05 ngày làm việc; trường hợp thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn là 15 ngày làm việc.
  4. 03 ngày làm việc; trường hợp thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn là 10 ngày làm việc.

Câu hỏi 18: Theo Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị, tổ chức đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các trường hợp nào sau đây?

  1. Vi phạm một trong các trường hợp trên, gây hậu quả ít nghiêm trọng.
  2. Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng, Nhà nước.
  3. Buông lỏng lãnh đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.
  4. Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.

Câu hỏi 19: Người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xử lý như thế nào?

  1. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  2. Bị xử phạt vi phạm hành chính.
  3. Bị thu hồi tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm.
  4. Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm.

Câu hỏi 20:“Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng...”. Trích dẫn trên được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng?

  1. Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng.
  2. Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng.
  3. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng.
  4. Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Câu hỏi 21:Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ ban hành: Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030. Trong đó, có nêu các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nào?

  1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
  2. Cả 3 phương án được nêu.
  3. Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng.
  4. Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật;

Câu hỏi 22:Chủ thể nào dưới đây không có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập để phục vụ việc theo dõi biến động tài sản, thu nhập, xây dựng kế hoạch xác minh và xác minh tài sản, thu nhập?

  1. Cấp phó của người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.
  2. Thành viên Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
  3. Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập.
  4. Người đứng đầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập.

Câu hỏi 23: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” có khung hình phạt cao nhất nào sau đây?

  1. Phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.
  2. Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.
  3. Phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.
  4. Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

Câu hỏi 24: Trường hợp nào dưới đây không thuộc trường hợp được xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm pháp lý đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách?

  1. Phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn.
  2. Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc đã chủ động, kịp thời phát hiện, báo cáo và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật.
  3. Chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  4. Không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Câu hỏi 25:Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm trong trường hợp nào sau đây?

  1. Đã bị kết án, chưa được xóa án tích.
  2. Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
  3. Đã bị xử lý kỷ luật.
  4. Đã bị xử lý vi phạm hành chính.

Câu hỏi 26:Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người thực hiện hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Từ 01 năm đến 05 năm.
  2. Từ 01 năm đến 06 năm.
  3. Từ 01 năm đến 08 năm.
  4. Từ 01 năm đến 07 năm.

Câu hỏi 27: Theo Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị, tổ chức đảng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách khi vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các trường hợp nào sau đây?

  1. Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và cán bộ, đảng viên thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
  2. Không lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kê khai, công khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng, Nhà nước.
  3. Buông lỏng lãnh đạo, quản lý; thiếu kiểm tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời tham nhũng, tiêu cực trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.
  4. Vi phạm một trong các trường hợp trên, gây hậu quả ít nghiêm trọng.

4. Đáp án cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực - Tuần 3

Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tuần thứ 3 từ ngày 23/11/2023 đến hết ngày 28/11/2023.

Câu hỏi 1: Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Việc nêu gương được quy định cụ thể ở nội dung nào dưới đây?

  1. Về tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống, tác phong.
  2. Cả 3 phương án được nêu.
  3. Về ý thức tổ chức kỷ luật; đoàn kết nội bộ.
  4. Về tự phê bình, phê bình; quan hệ với nhân dân; trách nhiệm trong công tác.

Câu hỏi 2: Theo Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị, đảng viên bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ khi vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các trường hợp nào sau đây?

  1. Mở tài khoản chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mua, bán tài sản ở nước ngoài trái quy định; tổ chức, tham gia hoạt động rửa tiền dưới mọi hình thức.
  2. Tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh việc kê khai tài sản, thu nhập; đối phó, cản trở việc kiểm tra, giám sát, xác minh tài sản, thu nhập.
  3. Vi phạm một trong các trường hợp được nêu.
  4. Chủ trì, tham mưu, đề xuất, tham gia ban hành chế độ, chính sách, quy trình, thủ tục trái quy định tạo lợi ích nhóm hoặc lợi ích cục bộ nhằm mục đích trục lợi.

Câu hỏi 3: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Bị phạt tù từ 13 năm đến 17 năm.
  2. Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  3. Bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
  4. Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

Câu hỏi 4: Lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết riêng bàn về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đưa ra nhiều quan điểm, giải pháp mới, quyết liệt, đồng bộ, thể hiện quyết tâm cao của Trung ương trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Đó là nghị quyết Hội nghị Trung ương nào?

  1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII.
  2. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa X.
  3. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa IX.
  4. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X.

Câu hỏi 5: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), “Tội tham ô tài sản” có khung hình phạt cao nhất nào sau đây?

  1. Phạt tù từ 20 năm đến 35 năm.
  2. Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm. .
  3. Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
  4. Phạt tù từ 20 năm đến 25 năm.

Câu hỏi 6: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng khi nào?

  1. Vì mục đích từ thiện.
  2. Vì mục đích đối ngoại.
  3. Thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
  4. Để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân mình.

Câu hỏi 7: Hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tham nhũng gồm những hành vi nào dưới đây?

  1. Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.
  2. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
  3. Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật Phòng, chống tham nhũng.
  4. Cả 03 phương án được nêu.

Câu hỏi 8: Người nào sau đây không có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập?

  1. Viên chức không giữ chức vụ.
  2. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.
  3. Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
  4. Cán bộ, công chức.

Câu hỏi 9: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?

  1. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  2. Bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  3. Bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
  4. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

Câu hỏi 10: Tài sản tham nhũng phải được xử lý như thế nào?

  1. Tài sản tham nhũng sẽ bị tịch thu và nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  2. Tài sản tham nhũng được xử lý theo quy định của Luật Trách nhiệm Bồi thường của Nhà nước.
  3. Tài sản tham nhũng phải được tịch thu và giao cho người có thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
  4. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi 11: Nội dung xác minh tài sản, thu nhập gồm?

  1. Tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập.
  2. Tính đầy đủ, rõ ràng của Bản kê khai.
  3. Tính trung thực của Bản kê khai.
  4. Cả 03 phương án được nêu.

Câu hỏi 12: “Tội nhận hối lộ” có hình phạt bổ sung nào sau đây?

  1. Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 07 năm, có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
  2. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 06 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  3. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
  4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ từ 02 năm đến 05 năm.

Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực” là hoạt động thể hiện sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; phát huy chức năng, nhiệm vụ của Ngành Tuyên giáo và Ngành Tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đưa chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhanh chóng đi vào cuộc sống.

Mời các bạn theo dõi các bài viết hữu ích khác tại mục Tài liệu - Bài thu hoạch, bài dự thi của Hoatieu nhé.

Đánh giá bài viết
19 46.639
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm