Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024

Tải về

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức năm 2024 là tài liệu tổng hợp kiến thức chương trình Ngữ Văn lớp 6, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cùng bộ đề thi giữa kì 2 văn 6 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024. Mời các em tải file về máy để thuận tiện trong việc ôn tập giữa kì 2 môn Văn 6, đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

1. Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: NGỮ VĂN 6

(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Phần A. Kiến thức cơ bản

I. Tri thức Ngữ văn

Câu 1. Thế nào là truyện truyền thuyết?

Câu 2. Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện truyền thuyết?

Câu 3. Thế nào là văn bản thông tin?

Câu 4. Nêu các đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin?

Câu 5. Thế nào là truyện cổ tích?

Câu 6. Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích?

Câu 7. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích khác nhau ở điều cơ bản nào?

Dạng bài tập: Đọc một ngữ liệu (truyền thuyết, cổ tích, văn bản thông tin), sau đó trả lời các câu hỏi đọc – hiểu

II. Tri thức tiếng Việt

Ôn lại các kiến thức tiếng Việt sau để áp dụng làm các dạng bài tập tiếng Việt

Câu 1. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy?

Câu 2. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ so sánh?

Câu 3. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ nhân hóa?

Câu 4. Trình bày khái niệm, tác dụng của phép tu từ điệp từ, điệp ngữ? Nêu tác dụng của nó?

Câu 5. Thế nào là cụm động từ? Cụm tính từ? Nêu cấu tạo và tác dụng của chúng

Dạng bài tập:

- Giải nghĩa từ có chứa yếu tố Hán Việt; giải nghĩa thành ngữ (liên quan đến những câu chuyện dân gian)

- Xác định từ ghép, từ láy; nêu tác dụng của từ láy gợi hình, gợi thanh

- Xác định CĐT, CTT và đặt câu

- Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp so sánh, điệp ngữ

- Tìm và nêu tác dụng của dấu chấm phẩy.

III. Tri thức Tập làm văn

Câu 1. Nêu các yêu cầu của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?

Câu 2. Nêu các bước làm bài của bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?

Câu 3. Nêu dàn ý khái quát của bài văn bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)?

Câu 4. Nêu các yêu cầu của bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?

Câu 5. Nêu các bước làm bài bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?

Câu 6. Nêu dàn ý khái quát dàn ý của bài văn đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích?

Dạng bài tập:

- Viết một văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện (sinh hoạt văn hóa): hội làng, ngày Tết cổ truyền, hội chợ quên,…,

- Kể lại một truyện truyền thuyết, truyện cổ tích bằng lời một nhân vật trong truyện

Phần B. Bài tập minh họa

Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

CẬU BÉ TÍCH CHU

Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.

Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:

– Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.

Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:

– Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!

Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:

– Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!

– Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!

Nói rồi chim vỗ cánh bay đi. Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:

– Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!

– Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!

Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:

– Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?

Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.

Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.

Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.

(Nguồn: Tổng hợp truyện dân gian Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Truyện Cậu bé Tích Chu thuộc thể loại nào?

A. Truyện cổ tích C. Truyền thuyết

B. Truyện đồng thoại D. Ngụ ngôn.

Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật người bà. B. Lời của người kể chuyện.

C. Lời của nhân vật Tích Chu C. Lời của nhân vật bà tiên.

Câu 3. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Tình cảm của bà đối với Tích Chu như thế nào?

A. Bà rất thương Tích Chu.

B. Bà chăm lo chu đáo cho Tích Chu.

C. Bà rất buồn Tích Chu.

D. Bà không quan tâm đến Tích Chu.

Câu 5. Tại sao người Bà lại hóa thành chim?

A. Vì bà khát nước gọi mãi không thấy Tích Chu đâu.

B. Vì giận Tích Chu không lấy nước cho Bà.

C. Vì bà khát quá phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước .

D. Vì Bà muốn Tích Chu thay đổi.

Câu 6. Tích Chu đã làm gì để Bà trở lại thành người?

A. Chăm sóc bà khi ốm.

B. Lấy nước cho bà uống.

C. Nhờ bà tiên giúp đỡ.

D. Đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống .

Câu 7. Từ “ yêu thương” trong câu: “Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.” là:

A. Từ đơn.

B. Từ ghép đẳng lập

C. Từ ghép chính phụ

D. Từ láy.

Câu 8. Tác dụng của trạng ngữ trong câu: Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt.

A. Chỉ thời gian

B. Chỉ nơi chốn

C. Chỉ nguyên nhân

D. Chỉ mục đích

Câu 9. Em rút ra bài học gì sau khi đọc tác phẩm?

Câu 10. Theo em nhân vật cậu bé Tích Chu đáng khen hay đáng trách? Vì sao?

Phần II. Tạo lập văn bản

Đề bài: Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện cổ tích mà em thích và kể lại câu chuyện đó.

.......................

Tải file Đề cương ôn tập giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức về máy để xem đầy đủ nội dung.

2. Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức có đáp án năm 2024

Tham khảo và tải file đề thi tại bài viết sau:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
19 8.436
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm