Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Lịch sử Địa lí 6 Chân trời sáng tạo 2024
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo Có đáp án 2024-2025 bao gồm các câu hỏi ôn tập trắc nghiệm, tự luận có lời giải chi tiết giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, nắm vững kiến thức môn Lịch sử và Địa lý giữa HK1 có hệ thống, đồng thời đạt kết quả cao trong bài kiểm tra giữa kì sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi.
Đề cương ôn tập Lịch sử - Địa lí 6 giữa kì 1 năm 2024-2025
- 1. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Có đáp án
- 2. Nội dung kiến thức ôn tập Địa lý 6 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo
- 3. Nội dung kiến thức ôn tập Lịch sử 6 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
- 4. Một số dạng bài tập Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa HK1 CTST
- 5. Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
1. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Có đáp án
Câu 1: LS và môn học LS:
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
- Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Câu 2: Vì sao phải học lịch sử
- Học lịch để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
- Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người tạo ra trong quá khứ để lại.
Câu 3: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
1. Tư liệu hiện vật
- Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại.VD:Ngói úp ở Hoàng Thành
2. Tư liệu chữ viết
- Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá…
VD: - Các cuốn sách viết về lịch sử.- Bia khắc chữ:
3. Tư liệu truyền miệng
- Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích… được kể từ đời này sang đời khác.VD: Truyền thuyết Hồ gươm- Truyền thuyết Thánh Gióng
4. Tư liệu gốc
- Là những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
BÀI 3:
1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người
- Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra qua ba giai đoạn:
+ Cách đây khoảng từ 5-6 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người.
+ Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành Người tối cổ.
+ Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.
- Điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn:
+ Vượn người: Di chuyển bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình 400 cm3
+ Người tối cổ: Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình 650 cm3 đến 1200 cm3.
+ Người tinh khôn: Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3.
- Những phát hiện khảo cổ về người Nê-an-đéc-tan, Cô gái Lu-cy có ý nghĩa trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người:
+ Người Nê-an-đéc-tan: chứng minh đây là hóa thạch của người nguyên thủy có niên đại khoảng 100.000 năm trước.
+ Cô gái Lu-cy: bộ xương hóa thạch của người phụ nữ có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước, thuộc Đông Phi.
- Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, di cư qua các châu lục, môi trường sống khác nhau, cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường. Tuy nhiên họ vẫn chung một nguồn gốc. vẫn được dùng cho văn hoá và tâm linh, bởi vậy trên tờ lịch đều ghi rõ 2 ÂL và DL.
2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam
- Những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-a-ung (Mi-an-ma), Sa-ra-wak (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam)
3.Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam
- Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai).
- Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam: xuất hiện ở cả miền núi và đồng bằng trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay.
BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
1. Tổ chức xã hội nguyên thuỷ.
- Người nguyên thuỷ đã tổ chức xã hội của mình từ bầy đàn chuyển lên thị tộc, bộ lạc.
- Mối quan hệ của con người trong xã hội nguyên thuỷ:
+ Giai đoạn bầy đàn đó là mối quan hệ giản đơn 5-7 gia đình lớn.
+ Giai đoạn thị tộc là quan hệ huyết thống.+ Giai đoạn thị tộc là mối quan hệ cộng đồng
Đời sống của người nguyên thuỷ ở VN
*Đời sống vật chất:- Công cụ lao động bằng đá, và nhiều công cụ, vật dụng mới…
Cách thức lao động: trồng trọt, chăn nuôi…- Địa bàn cư trú: ổn định, mở rộng.
*Đời sống tinh thần: phong phú, độc đáo: Khắc trên vách hang động…
BÀI 5:
1. Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ.
- Công cụ lao động: biết dùng lửa, tạo ra lửa, rìu đá, lưỡi cuốc, đồ đựng bằng gốm…
- Cách thức lao động: Trồng trọt, chăn nuôi…
- Địa bàn cư trú: Ở ven sông suối.
2. Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ.
- Đời sống tinh thần phong phú.
+ Tâm linh: họ quan niệm mọi vwtj đều cods tâm linh, sùng bái “vật tổ”,; chôn người chết.
+ Nghệ thuật: biết làm, dùng đồ trang sức…Biết sử dụng nhạc cụ…
3. Đời sống của người nguyên thuỷ ở Việt Nam
*Đời sống vật chất:- Công cụ lao động bằn đá, và nhiều công cụ, vật dụng mới…
Cách thức lao động: trồng trọt, chăn nuôi…
- Địa bàn cư trú: ổn định, mở rộng.
*Đời sống tinh thần: phong phú, độc đáo: Khắc trên vách hang động…
BÀI 6
2. Việt Nam cuối thời nguyên thủy
a. Sự xuất hiện kim loại
-Thời gian xuất hiện: khoảng 4000 năm trước.
- Địa điểm: Địa bàn trên khắp cả nước.
b.Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy
- Địa bàn cư trú mở rộng -Nghề nông phát triển.
-Tập trung dân cư ở ven các con sông lớn.-Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.
Câu 1: Các nhà khoa học dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
A. Các bài nghiên cứu khoa học.
B. Các nguồn tư liệu lịch sử.
C. Các bộ phim khoa học viễn tưởng.
D. Các bộ tiểu thuyết giả tưởng.
Là cơ sở cho sự xuất hiện các quốc gia sơ kì đầu tiên ở Việt Nam.
Câu 2: Truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” thuộc loại tư liệu gì?
A. Tư liệu hiện vật.
B. Tư li gốc.
C. Tư liệu truyền miệng.
D. Tư liệu chữ viết.
Câu 3: Tư liệu hiện vật bao gồm những
A. câu ca dao, dân ca do người xưa sáng tạo ra.
B. di tích, công trình hay đồ vật… do người xưa để lại.
C. câu truyện thần thoại do người xưa tưởng tượng ra.
D. bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học lịch sử.
Câu 4: Đền Pác-tê-nông được xếp vào loại hình tư liệu nào?
A. Tư liệu truyền miệng.
B. Tư liệu chữ viết.
C. Tư liệu hiện vật.
D. Tư liệu ghi âm, ghi hình.
Câu 5: Thạp đồng Đào Thịnh thuộc loại tư liệu gì?
A. Tư liệu hiện vật.
B. Tư liệu truyền miệng.
C. Tư liệu ghi âm, ghi hình.D. Tư liệu chữ viết.
Câu 6: Ai là tác giả của 2 câu thơ nổi tiếng “Dân ta phải biết sử ta/ Chho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”?
A. Xi-xê-rông.
B. Hồ Chí Minh.
C. Xanh-xi-mông.
D. Lê-nin.
Câu 7: Lịch sử loài người mà chúng ta nghiên cứu, học tập có nội dung gì?
A. Là quá khứ của loài người
B. Là toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ
C. Là những gì đã xảy ra và đang xảy ra của ng
D. Là những gì xảy ra và sẽ xảy ra của loài người
Câu 8: Ai là chủ thể sáng tạo ra lịch sử?
A. Con người.
B. Thượng đế.
C. Đức Phật.
D. Chúa trời.
Câu 9. Học lịch sử để biết được:
A. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất.
B. nhân loại hiện tại đang đối mặt với những khó khăn gì.
C. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, biết lịch sử của nhân loại.
D. sự vận động của thế giới tự nhiên.
Câu 10. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử vì
A. ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.
B. cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.
C. cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử.
D. bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không thuộc về lịch sử?
A. Các lời tiên tri, dự báo tương lai.
B. Sự hình thành các nền văn minh.
C. Hoạt động của một vương triều.
D. Các cuộc chiến tranh thế giới.
Câu 12: Lịch sử được hiểu là:
A. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.
B. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn được lưu giữ lại.
D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.
Câu 13: Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về
A. sự thay đổi của Trái Đất dưới sự tác động của con người.
B. lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
C. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
D. chu kì chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ.
Câu 14: Nội dung nào đưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?
A. Biết được về cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.
B. Biết được ông cha đã lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay.
C. Biết được quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.
D. Đúc kết được những bài học kinh nghiệm của quá khứ phục vụ cho hiện tại.
Câu 15: Truyền thuyết “Sơn Tỉnh - Thủy Tinh” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc Việt Nam?
A. Truyền thống chống giặc.
B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.
C. Nguồn gốc dân tộc VN.
D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.
Câu 1: Người “Nê-an-đéc-tan” có niên đại khoảng 100 000 năm trước thuộc dạng
A. Người tối cổ. B. Người tinh khôn.C. Vượn người.D. Người vượn.
Câu 2: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy xương hoá thạch của Người tối cổ (có niên đại khoảng 2 triệu năm trước) tại địa điểm nào ở Đông Nam Á?
A. Pôn-đa-ung (Mi-an-ma).
B. Gia-va (In-đô-nê-xi-a).
C. Núi Đọ (Việt Nam).
D. Koo-ta Tam-pan (Ma-lay-xi-a).
Câu 3: Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. 15 vạn năm.
B. 3 triệu năm.
C. 4 triệu năm trước.
D. 5 – 6 triệu năm.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm hình thể của Người tối cổ?
A. Đã loại hết dấu tích của vượn trên cơ thể.
B. Trán thấp, bợt ra sau, u mày nổi cao.
C. Trán cao, mặt phẳng.
D. Thể tích não khoảng 1450 cm3.
Câu 5: Người tinh khôn xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. 2 vạn năm.
B. 15 vặn năm trước.
C. 4 vạn năm trước.
D. 5 vạn năm.
Câu 6: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng
A. 600.000 năm trước.
B. 700.000 năm trước.
C. 800.000 năm trước.
D. 900.000 năm trước.
Câu 7: So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hóa hơn hẳn ở điểm nào?
A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.
B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.
C. Thể tích sọ lớn, khoảng 650 cm3 - 1200cm3.
D. Hoàn toàn di chuyển bằng 4 chi.
Câu 8: Quá trình tiến hóa từ vượn người thành người diễn ra theo tiến trình
A. vượn người => Người tinh khôn => Người tối cổ.
B. người tối cổ => vượn người => Người tinh khôn
C. vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn.
D. người tinh khôn=> người tối cổ => vượn người.
Câu 9: Những dấu tích nào của người tối cổ được tìm thấy tại Đông Nam Á?
A. Công cụ đồ đồng.
B. Mũi tên, đồ gốm.
C. Di cốt hóa thạch, công cụ đồ đá.
D. Di cốt hóa thạch, công cụ đồ đồng.
Câu 10: Ở Việt Nam, răng hóa thạch của Người tối cổ được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ nào?
A. Thẩm Hai (Lạng Sơn).
B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
C. Xuân Lộc (Đồng Nai).
D. Quỳnh Văn (NA.
Câu 11: Ở Việt Nam, công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ của người tối cổ (có niên đại khoảng 400 000 năm trước) đã được phát hiện ở
A. An Khê (Gia Lai).
B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
C. Thẩm Khuyên (Lạng Sơn).
D. Xuân Lộc (ĐN).
Câu 12: Bước nhảy vọt thứ hai của loài người sau quá trình chuyển biến từ vượn cổ thành người tối cổ là sự chuyển biến từ
A. vượn cổ thành người tối cổ.
B. người tối cổ thành người tinh khôn.
C. người tối cổ thành vượn người.
D. người hiện đại thành người tối cổ.
Câu 13: Người tinh khôn còn được gọi là
A. Người hiện đại.
B. Người tối cổ.
C. Vượn người.
D. Người vượn.
Câu 14: Ở Việt Nam, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu tích nào của Người tối cổ?
A. Bộ xương hóa thạch.
B. Bộ xương và các công cụ đá mài lưỡi.
C. Răng và công cụ đá ghè đẽo.
D. Hộp sọ và các công cụ kim khí.
Câu 15: Dạng người nào xuất hiện cách đây khoảng 4 triệu năm?
A. Người vượn.
B. Người tối cổ.
C. Người tinh khôn.
D. Người hiện đại.
2. Nội dung kiến thức ôn tập Địa lý 6 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo
................
3. Nội dung kiến thức ôn tập Lịch sử 6 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo
4. Một số dạng bài tập Lịch sử Địa lý lớp 6 giữa HK1 CTST
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Môn: Lịch sử và Địa lý Lớp:6
I. Trắc nghiệm
Hãy tô vào tờ phiếu trả lời trắc nghiệm đáp án mà em cho là đúng:
Câu 1: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu thuộc loại
A. Tư liệu chữ viết
B. Tư liệu hiện vật
C. Tư liệu truyền miệng
D. Không thuộc tư liệu nào
Câu 2: Nguyên tắc đầu tiên trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử là
A. Xác định thời gian xảy ra các sự kiện
B. Xác định nơi xảy ra sự kiện
C. Xác định nhân vật lịch sử
D. Xác định nội dung cơ bản của sự kiện
Câu 3: Người phương Đông cổ đại làm ra lịch dựa vào cơ sở:
A. Sự di chuyển của các vì sao
B. Sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất
C. Sự di chuyển của mặt trời quanh trái đất
D. Sự di chuyển của mặt trời
Câu 4: Bằng tính toán chính xác người ta tính được một năm có:
A. 360 ngày 6 giờ
B. 361 ngày 6 giờ
C. 365 ngày 6 giờ
D. 366 ngày 6 giờ
Câu 5: Hiện nay thế giới sử dụng một thứ lịch chung đó là:
A. Dương lịch và âm lịch
B. Dương Lịch
C Âm lịch
D. Công lịch
Câu 6: Cách đây khoảng 3-4 triệu năm trên trái đất đã xuất hiện:
A. Loài vượn cổ
B. Người tối cổ
C. Người tinh khôn
D. Người nguyên thủy
Câu 7: Những hài cốt của người tối cổ được tìm thấy ở:
A.Đông Phi
B. Trên bán đảo Java
C. Gần Bắc Kinh
D. Cả 3 nơi trên
Câu 8: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở các đặc điểm:
A.Đã là người
B. Đã bỏ hết dấu tích loài vượn
C. Đã biết chế tạo công cụ lao động
D. Câu A và C đúng
.....................
Tải Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo để xem bản đầy đủ
5. Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Tải Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 6
- Link tải Đề thi học kì 1 Lịch sử - Địa lý lớp 6 Chân trời sáng tạo
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Lớp 6 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Soạn bài Con chào mào lớp 6 ngắn nhất
Viết đoạn văn 5-7 câu miêu tả về hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp lớp 6 chân thực, sinh động
Viết đoạn văn 5-7 câu tưởng tượng cảnh cô bé bán diêm gặp lại bà lớp 6 (9 mẫu)
TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo 2023-2024 Có đáp án
Soạn văn 6: Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng (Chân trời sáng tạo)
Top 8 Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024
Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em lớp 6
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm buồn của em lớp 6 (18 mẫu)
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Lịch sử Địa lí 6 Chân trời sáng tạo 2024
24/10/2024 10:53:00 SAGợi ý cho bạn
-
Viết đoạn văn 5-7 câu tưởng tượng cảnh cô bé bán diêm gặp lại bà lớp 6 (9 mẫu)
-
Em thích hoặc không thích điều gì trong cách Dế Mèn tự miêu tả ở phần một? Vì sao?
-
9 Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024
-
5 Đề thi GDCD lớp 6 Cuối học kì 2 Cánh Diều năm học 2023-2024
-
6 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Chân trời sáng tạo năm học 2023-2024
-
10 Đề thi học kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức năm 2023-2024
-
Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện lớp 6 ngắn gọn, siêu hay
-
3 Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh 6 I Learn Smart World năm 2024
-
Chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến liên tưởng tới đặc điểm của con người
-
Viết đoạn văn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về Ai cũng có cái riêng của mình (lớp 6)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 6
Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao? (Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?)
Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?
Bộ Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 có đáp án (3 bộ sách mới) năm học 2023-2024
Thuyết minh về lễ chào cờ lớp 6 ngắn gọn (10 mẫu)
Giả sử sử trong 1 cuộc họp tổng kết, đánh giá xếp loại thi đua tháng 1, em được giao nhiệm vụ làm thư kí, hãy viết biên bản cuộc họp ấy
Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?