TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo 2023-2024 Có đáp án

HoaTieu.vn xin chia sẻ Bộ Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 có đáp án, ma trận, hướng dẫn chấm thi để giáo viên, phục huynh và học sinh tham khảo nhằm ôn tập, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 đạt kết quả cao.

Bộ đề gồm Top 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 Chân trời sáng tạo với đáp án, lời giải chi tiết, rất thuận tiện cho các em HS tự ôn luyện, giải đề, củng cố kiến thức. Đây cũng là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo khi ra đề ôn luyện và kiểm tra, khảo sát giữa HK1. Mời các bạn tải Đề thi Khoa học tự nhiên 6 Giữa kì 1 CTST năm 2023 tại bài viết.

1. Ma trận Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1. Mở đầu (7 tiết)

1

4

1

4

2,0

2. Các phép đo(10 Tiết)

2

2

1

1

2

4

3,0

3. Các thể (trạng thái) của chất. Oxygen (oxi) và không khí (8 tiết)

3

1

1

1

4

2,5

4. Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng; tính chất và ứng dụng của chúng (8 tiết)

3

1

1

1

2

4

2,5

Số câu/ số ý

1

12

2

4

2

1

6

16

10,0

Điểm số

1,0

3,0

2,0

1,0

2,0

0

1,0

0

6,0

4,0

10

Tổng số điểm

4,0 điểm

3,0 điểm

2,0 điểm

1,0 điểm

10 điểm

10 điểm

2. Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo số 1

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KỲ I
Môn: KHTN 6
Năm học: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút

I. TRẮC NGIỆM: 4,0 điểm

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau:

Câu 1: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi gồm

A. thị kính, vật kính

B. chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu

C. ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh)

D. đèn chiếu sáng, gương, màn chắn.

Câu 2: Chỉ ra đâu là hiện tượng chất hóa học của chất?

A. Đường tan vào nước

B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời

C. Tuyết tan

D. Cơm để lâu bị mốc

Câu 3: Đâu là quy định an toàn trong phòng thực hành?

A. Tự ý tiến hành thí nghiệm.

B. Ăn uống trong phòng thí nghiệm.

C. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn.

D. Đùa nghịch trong khi làm thí nghiệm.

Câu 4: Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất

A. Củi cháy thành than

B. Nước đóng băng khi để tủ lạnh

C. Bánh mì để lâu bị ôi thiu

D. Cơm nếp lên men thành rượu

Câu 5: Nguyên liệu nào không thể tái sinh?

A. Gỗ

B. Nông sản

C. Dầu mỏ

D. Bông.

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Tạo thành mây

B. Mưa rơi

C. Gió thổi

D. Lốc xoáy

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về oxygen

A. Không tan trong nước

B. Cần thiết cho sự sống

C. Không mùi và không vị

D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu

Câu 8: Nguyên liệu được sử dụng trong lò nung vôi là

A. đá vôi

B. cát

C. gạch

D. đất sét

Câu 9: Nguyên liệu dùng làm bánh chưng là

A. ngô

B. gạo nếp

C. sắn

D. khoai

Câu 10: Hành động nào sau đây khi bảo vệ kính lúp là sai?

A. Lau chùi bằng khăn mềm.

B. Cất kính vào hộp kín.

C. Để kính ở chậu cây tiện cho những lần sử dụng

D. Dùng xong rửa kính bằng nước sạch.

Câu 11: Kính lúp cầm tay có tác dụng gì?

A. Nhìn vật xa hơn

B. Làm ảnh của vật nhỏ hơn

C. Phóng to ảnh của một vật

D. Không thay đổi kích thước của ảnh

Câu 12. Đơn vị đo dài là:

A. kg

B. lít

C. N

D. m

Câu 13: Nhiên liệu hoá thạch là

A. nguồn nhiên liệu tái tạo

B. đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật

C. chỉ bao gồm dầu mỏ và than đá

D. nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm trước.

Câu 14: Để đo thời gian chạy ngắn 100m ta sử dụng đồng hồ nào để đo là hợp lí nhất?

A. Đồng hồ đeo tay
B. Đồng hồ bấm giây
C. Đồng hồ treo tường.
D. Đồng hồ quả lắc.

Câu 15: Nhiệt kế hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt của

A. chất rắn

B. chất lỏng

C. chất khí

D. chất rắn và chất khí

Câu 16. Đo chiều dài của chiếc bút chì bằng dụng cụ nào sau đây?

A. Thước thẳng

B. Cân

C. Đồng hồ

D. Nhiệt kế

II. TỰ LUẬN: 6 điểm

Câu 1. (1,0 điểm): Trong phòng thực hành có thiết bị như trong hình bên.

a) Tên thiết bị này là gì?

b) Thiết bị này dùng để làm gì?

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Câu 2. (1,0 điểm): Lựa chọn loại thước phù hợp để đo các đối tượng sau:

a) Chiều dài cuốn SGK môn KHTN 6.

b) Chiều rộng của phòng học

Câu 3. (1,5 điểm): Hãy chỉ ra đâu là chất đâu là vật thể trong các câu sau:

a) Cái cốc làm bằng thuỷ tinh.

b) Trong cơ thể người có tới 75% là nước

Câu 4.(1,5 điểm):

Gas dùng để đun nấu trong gia đình là một hỗn hợp gồm các chất dễ cháy. Việc gas bị rò rỉ có thể gây cháy, nổ khi có tia lửa điện (ví dụ như khi bật công tắc điện,...), hoặc khi đánh lửa từ bật bếp gas.

a) Gas thuộc nhóm nhiên liệu hay vật liệu?

b) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?

Câu 5. (1,0 điểm):Trong bản dự dự báo thời tiết cho biết: Nhiệt độ ở TP Lai châu ngày 31/5/2022 là 250C. Như vậy nhiệt độ ở TP Lai Châu là bao nhiêu độ F?

Đáp án Đề thi giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 6 số 1

I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm)

Câu12345678
ĐABCDACAAA
Câu910111213141516
ĐABCCDDBBA

II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm

Câu

ý

Hướng dẫn chấm

Điểm

Câu1

(1,0 điểm)

a

Thiết bị có tên là lực kế.

0,5

b

Lực kế dùng để đo lực.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

a

Thước kẻ có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

0,5

b

Thước dây có GHĐ và ĐCNN thích hợp.

0,5

Câu 3

(1,5 điểm)

Chất : Thuỷ tinh, nước

Vật thể : Cốc, Cơ thể người

0,75

0,75

Câu 4

(1,5 điểm)

a

Nhiên liệu

0,5

b

- Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khoá van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy, nổ.

- Để bình gas nơi thoáng khí để khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và hạn chế được nguy cơ cháy, nổ.

0,5

0,5

Câu 5

(1,0 điểm)

- Nhiệt độ ở Thành Phố Lai Châu là:

250C = 00C + 250C

250C = 320F + 25. 1,80F = 770C

0,25

0,25

0,5

3. Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 Chân trời sáng tạo 2023-2024 số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?

(1) Các sự vật hiện tượng

(2) Quy luật tự nhiên

(3) Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.

(4) Chăm sóc sức khỏe con người.

A. (1), ( 2), (3)

B. (4), ( 2), (3)

C. (1), ( 4), (3)

D. (1), ( 2), (4),

Câu 2: Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là

A. đềximét (dm).

B. mét (m).

C. Cenntimét (cm).

D. milimét (mm).

Câu 3: Trên vỏ một hộp bánh có ghi 500g, con số này có ý nghĩa gì?

A. Khối lượng bánh trong hộp.

B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp,

C. Sức nặng của hộp bánh.

D.Thể tích của hộp bánh.

Câu 4: Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để

A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp.

B. đặt mắt đúng cách.

C. đọc kết quả đo chính xác.

D.hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách.

Câu 5: Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

A. Đường mía, muối ăn, con dao.

B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm.

C. Nhôm, muối ăn, đường mía.

D. Con dao, đôi đũa, muối ăn, cây viết.

Câu 6: Sự chuyển thể của nước theo các nhiệt độ sau:

(1) Ở t0 = 300C thì nước ở thể lỏng, không hóa hơi.

(2) Ở t0 = 700C thì nước ở thể lỏng, không hóa hơi.

(3) Ở t0 = 1000C thì nước ở thể lỏng, không hóa hơi.

(4) Ở t0 = 1000C thì nước ở thể lỏng, hóa hơi.

Những trường hợp nào đúng khi đun sôi nước ở nhiệt độ khác nhau:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 7: Chất nào sau đây chiếm khoảng 0,03 % thể tích không khí?

A.Nitrogen.

B.Oxygen.

C.Sunfur đioxide.

D.Carbon dioxide.

Câu 8: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính?

A.Oxygen.

B. Hidrogen.

C. Carbon dioxide.

D.Nitrogen.

Câu 9: Các dụng cụ như: Cuốc, xẻng, dao, búa,... khi lao động xong con người ta phải lau chùi, vệ sinh các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích:

A. Thể hiện tính cẩn thận của người lao động

B. Làm các thiết bị không bị gỉ

C. Để cho mau bén

D. Để sau này bán lại không bị lỗ

Câu 10: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.

B. Có vị ngọt, mặn, chua.

C. Không màu, không mùi, không vị.

D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 11: Chất tinh khiết được tạo ra từ

A. một chất duy nhất.

B. một nguyên tố duy nhất.

C. một nguyên tử.

D. hai chất khác nhau.

Câu 12: Phương pháp nào sau đây dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng?

A. Chiết.

B. Cô cạn.

C. Lọc.

D. Dùng phản ứng hóa học.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 13. (1,0 điểm)

Có 20 túi đường, ban đầu mỗi túi có khối lượng 1 kg, sau đó người ta cho thêm mỗi túi 200 g đường nữa. Khối lượng của 20 túi đường khi đó là bao nhiêu ?

Câu 14. (1,5 điểm)

Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hoá học, ...) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào?

Câu 15. (1,5 điểm)

Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không phải vật liệu đồng?

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 Chân trời sáng tạo số 2

I. TRẮC NGIỆM: 6,0 điểm

Mỗi câu đúng 0.5 đ

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

A

C

A

A

C

B

D

C

B

B

A

C

II. TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu

Nội Dung

Thang điểm

Câu 13 ( 1 điểm)

Số kg đường có trong 20 túi:

20 x 1 = 20 (kg)

Số lạng đường cho thêm vào 20 túi:

20 x 2 = 40 ( lạng) = 4 (kg)

Vậy khối lượng của 20 túi đường sau khi cho thêm là:

20 + 4 = 24 (kg)

0,25 đ

0,25đ

0,5đ

Câu 14 ( 2 điểm)

-Dựa vào sự khác biệt giữa vật sống và vật không sống.

-Khoa học về vật chất nghiên cứu vật không sống,

Khoa học về sự sống nghiên cứu về vật sống (sinh vật).

1,0đ

0,5đ

0,5đ

Câu 15 ( 1 điểm)

Dây điện cao thế thường sử dụng nhôm

vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy.

Ngoài ra nhôm lại rẽ tiền hơn đồng.

0,25đ

0,5đ

0,25đ

4. Đề thi giữa kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 số 3

I. Phần trắc nghiệm: (4,0 điểm)

Chọn đáp án đúng (Từ câu 1 đến câu 16)

Câu 1. Khoa học tự nhiên là

A. một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

B. sản xuất những công cụ giúp nâng cao đời sống con người.

C. sản xuất những công cụ phục vụ học tập và sản xuất.

D. sản xuất những thiết bị ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống.

Câu 2. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

A. Chất dễ cháy.

C Chất ăn mòn.

B. Chất gây nổ

D. Phái đeo găng tay thường xuyên

Câu 3. Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu,

B. Hô hấp nhân tạo.

C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.

D. Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vi nước sạch ngay lập tức.

Câu 4. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống:

A. Con gà, con chó, cây nhãn.

C. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá.

B. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn.

D. Chiếc bút, con vịt, con chó.

Câu 5. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách.

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp.

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách.

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.

(5) Thực hiện phép đo thời gian.

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. 1), 2), 3), 4), 5).

C.(2), 3),5), 1), 4).

B. 3), (2), (5), 4), (1).

D.(2),(1), 3), (5) (4).

Câu 6. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lưỡng chính thức ở nước ta là

A. tấn. B . miligam. C. kiôgam. D. gam.

Câu 7. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là:

A. đềximét (dm).

C. Cenntimét (cm).

B. mét (m).

D. milimét (mm).

Câu 8: Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Câu 9. Quá trình chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng là:

A. Sự nóng chảy.

B. Sự đông đặc

C. Sự bay hơi

D. Sự ngưng tụ

Câu 10. Đâu là tính chất hóa học của đường ăn?

A. Có vị ngọt.

B. Bị phân hủy ở nhiệt độ cao thành cacbon.

C. Tan trong nước.

D. Là chất rắn.

Câu 11. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đây phù hợp nhất?

A. Phun nước.

B. Dùng chiếc chăn khô trùm vào.

C. Dùng cát đổ trùm lên.

D. Dùng chậu nhựa úp xuống.

Câu 12. Đâu là vật thể nhân tạo?

A. Con gà

B. Bút chì.

C. Bắp ngô

D. Vi khuẩn

Câu 13: Tính chất của chất ở thể khí:

A. Hình dạng cố định, dễ lan tỏa trong không gian theo mọi hướng, đễ bị nén

B. Có hình dạng của vật chứa nó, dễ lan tỏa trong không gian theo mọi hướng, dễ bị nén.

C. Có hình dạng của vật chứa nó, dễ lan tỏa trong không gian theo mọi hướng, rất khó nén.

D. Có hình dạng cố định, không chảy được, khó nén.

Câu 14. Trong các vật liệu sau đây, vật liệu nào dẫn nhiệt tốt?

A. Nhựa.

B. Thủy tinh.

C. Kim loại.

D. Cao su.

Câu 15: Tỉnh Quảng Ninh có nguồn nhiên liệu lớn nhất là:

A. Dầu mỏ.

B. Than đá.

C. Khí thiên nhiên.

D. Quặng.

Câu 16: Quặng sắt dùng để:

A. Sản xuất thép.

B. Sản xuất nhôm.

C. Sản xuất đồng.

D. Sản xuất xi măng.

II. Phần tự luận: (6 điểm)

Câu 17 (1,0 điểm). Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình dưới đây và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu?

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Câu 18 (2,0 điểm)

a. Nhiệt độ là gì? Đơn vị đo thường dùng của nước ta là gì?

b. Viết công thức quy đổi nhiệt độ từ oC sang độ oF. Vận dụng để đổi 0oC, 5oC, 327oC sang oF.

c. Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC? Em hãy kể tên 4 loại nhiệt kế mà em đã được học?

Câu 19: (2,0 điểm)

a. Trình bày tính chất vật lý của Oxygen?

b. Hãy đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường không khí?

Câu 20. (1,0 điểm): Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas.

a. Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn?

b. Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì?

Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 số 3

Câu

Phần

Nội dung

Điểm

I. Phần trắc nghiệm (4,0 điểm)

1-16

(4,0 điểm)

Mỗi câu đúng 0,25 điểm. Tổng 3,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

A

C

C

B

B

A

B

C

B

B

C

B

A

4,0

II. Phần tự luận (6,0 điểm)

17

(1,0 điểm)

a. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất dễ cháy.

0,25

b. Biển cảnh báo cấm: Cấm sử dụng nước uống.

0,25

c. Biển cảnh báo khu vực nguy hiểm: Nguy hiểm về điện.

0,25

d. Biển cảnh báo nguy hại do hóa chất gây ra: Chất độc sinh học.

0,25

18

(2,0 điểm)

a

Nhiệt độ là số đo mức độ nóng, lạnh của một vật

0,25

Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng ở nước ta là độ C, kí hiêu oC

0,25

b

t(oF)= t(oC)x1,8 +32

0,25

0oC= 32oF,

0,25

5oC=41oF

0,25

327oC=620,6oF

0,25

c

Vì nhiệt độ cơ thể người chỉ nằm trong khoảng từ 35oC đến 42oC

0,25

Kể đúng tên các 4 loại nhiệt kế

0,25

19

a

* Tính chất vật lý của Oxygen:

- Ở điều kiện thường là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

- Hóa lỏng ở -1830C, hóa rắn ở -2180C.

- Ở thể rắn, lỏng có màu xanh nhạt.

0,5

0,25

0,25

b

* Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí:

- Bảo vệ và trồng cây gây rừng.

- Phát triển và sử dụng nguồn năng lượng sạch: năng lượng mặt trời, gió…

- Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân.

- Vệ sinh môi trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi.

(HS nêu biện pháp khác đúng vẫn tính điểm)

0,25

0,25

0,25

0,25

20

a

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng ga: Sau khi sử dụng ta nên khóa van an toàn bình ga để tránh ga bị rò gây cháy nổ.

0,25

b

Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em cần:

- Chạy vào kiểm tra khóa bình ga, nếu chưa khóa thì khóa van bình ga.

- Mở hết các cửa cho khí thoát ra ngoài.

- Tuyệt đối hhông bật các thiết bị có phát tia lửa điện, bật lửa.

0,25

0,25

0,25

Tổng

10

Tải Bộ Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo về máy để xem tiếp nội dung

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 4.057
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi