Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tải về

Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm học 2022-2023, bao gồm các đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì I. Mời các em tham khảo.

1. Ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM-HƯỚNG NGHIỆP
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM- HƯƠNG NGHIỆP 6

THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% Tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

Em với nhà trường

Em với nhà trường

2

(0,5đ)

4

1

(2,0đ)

20

2

1

24

25

2

Khám phá bản thân

Khám phá bản thân

2

(0,5đ)

4

1

(1,0đ)

14

2

1

18

15

3

Trách nhiệm với bản thân

Trách nhiệm với bản thân

2,5

(1,5đ)

6

0,5

(1,0đ)

10

2

1

16

25

4

Rèn luyện bản thân

Rèn luyện bản thân

3

(0,75đ)

6

1

(2,0đ)

20

3

1

26

27,5

5

Em với gia đình

Em với gia đình

3

(0,75đ)

6

3

0

6

7,5

Tổng

12,5

26

1,5

30

1

20

1

14

12

4

90

100

Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức

40

30

20

10

100

Tỉ lệ chung

70

30

100

2. Bảng đặc tả kiểm tra môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Em với nhà trường

Em với nhà trường

*Nhận biết:

- Biết được điểm khác biệt giữa trường TH và trường THCS

- Biết được câu thể hiện em giúp đỡ các bạn ở trường THCS

* Thông hiểu: Hiểu được sự thay đổi tích cực của bản thân khi học ở tiểu học so với học ở trường THCS.

2

1

0

0

2

Khám phá bản thân

Khám phá bản thân

*Nhận biết:

- Biết được việc luôn tự tin trong học tập

- Biết được mỗi ngày cần ngủ bao nhiêu lâu để đảm bảo sức khỏe

*Vận dụng cao: Vận dụng được khả năng ứng xử giải quyết tình huống giả định của bản thân

2

0

0

1

3

Trách nhiệm với bản thân

Trách nhiệm với bản thân

*Nhận biết:

- Biết được cách sắp xếp góc học tập gọn gàng.

- Biết được cách kiềm chế bản thân khi gặp chuyện buồn

- Biết được 02 việc nên làm để có được góc học tập gọn gàng

* Thông hiểu: Hiểu được 02 tác dụng của việc sắp xếp góc học tập gọn gàng.

2,5

0,5

0

0

4

Rèn luyện bản thân

Rèn luyện bản thân

*Nhận biết:

- Biết được cách giao tiếp phù hợp

- Biết được cần làm gì để tập trung vào việc học

- Biết được cách ứng xử khi bị bạn nói xấu

*Vận dụng: Vận dụng giải quyết tình huống đơn giản để rèn luyện bản thân ứng xử với bác bảo vệ.

3

0

1

0

5

Em với gia đình

Em với gia đình

*Nhận biết:

- Biết được hành vi chi tiêu không hợp lí.

- Biết được cách ứng xử khi bị em trai lục tung sách vở

- Biết được việc nên làm khi đi học về dù rất mệt nhưng bố mẹ đi làm chưa về.

3

0

0

0

Tổng

12,5

1,5

1

1

3. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS.......

Năm học: 2021 - 2022

Môn: Hoạt động TN-HN - Lớp 6

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Điểm

Lời phê

Phần I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất (mỗi câu 0,25 điểm)

Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?

A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học mới, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.

Câu 2. Theo em đâu là cách để có thể sắp xếp góc học tập gọn gàng?

A. Xác định được những chỗ chưa gọn gàng ngăn nắp trong nơi ở của em.
B. Sắp xếp đồ dung cá nhân gọn gàng ngắn nắp.
C. Trang trí nơi sinh hoạt cá nhân cho phù hợp với khung cảnh gia đình.
D. Tất cả ý trên.

Câu 3. Đâu là biểu hiện của cách thức giao tiếp phù hợp?

A. Chê bai bạn, kể xấu người khác.
B. Có lời nói, thái độ, hành vi phù hợp để tạo sự hài long, hoặc tránh làm tổn thương người khác.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 4. Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?

A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.

Câu 5. Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:

A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.

Câu 6. Đâu là hành vi chi tiêu không hợp lí?

A. Căn cứ vào số tiền mình có để lựa chọn những thứ ưu tiên em cần mua.
B. Khảo giá những loại đồ em cần mua vài chỗ khác nhau.
C. Chỉ mua những đồ thật sự cần thiết.
D. Miễn thích là tìm mọi cách mua bằng được.

Câu 7. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.

Câu 8. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

Câu 9. Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

A. Bật quạt nằm xem ti vi cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 10. Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.

Câu 11. Khi em gặp chuyện buồn em cần:

A. Dấu kín trong lòng không cho ai biết.
B. Mạnh dạn chia sẻ nỗi buồn với bạn bè và những người thân yêu.
C. Chịu đựng một mình.
D. Rủ bạn đi đánh điện tử.

Câu 12. Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng. Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?

A. Cho các bạn mượn sách để học.
B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.
C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng

Phần II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13 (1,0 điểm) Em hãy vận dụng khả năng ứng xử của bản thân giải quyết giả sử sau: Em bị 01 bạn trong lớp làm hỏng mất cái bút kỉ niệm của mẹ tặng nhân dịp sinh nhật mà em rất quý (đưa ra 02 cách giải quyết)?

Câu 14 (2,0 điểm) Em hãy tìm 02 việc làm để có một góc học tập gọn gàng ngăn nắp, khoa học? Trình bày 02 tác dụng khi góc học tập luôn được gọn gàng, ngăn nắp?

Câu 15 (2,0 điểm) Em hãy nêu được ít nhất 04 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?

Câu 16 (2,0 điểm) Tình huống: Nam đi học muộn nên cổng trường đã đóng. Đang lúng túng không biết làm thế nào thì Nam thấy bóng dáng bác bảo vệ. Nam vội gọi bác và nói: “Bác mở cửa nhanh đi, muộn cháu rồi”. Theo em cách giao tiếp như Nam là đúng hay sai? Nếu là Nam, em sẽ làm gì (đưa ra 03 lời khuyên)?

BÀI LÀM (Phần tự luận)

……………………………………….………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………….….….

……………………………………….………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………….….….

……………………………………….………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………….….….

……………………………………….………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..…….

…………………………………………………………………………………………………

……………………………………….………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………….….….

……………………………………….………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..…….

………………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………….….….

……………………………………….………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..…….

4. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức

Phần I-TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Kết quả đúng

D

D

B

D

A

D

A

B

D

A

B

D

Phần II- TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

13

(1,0 điểm)

02 cách giải quyết:

- Em sẽ yêu cầu bạn xin lỗi và hứa từ nay cẩn thận hơn.

0,5

- Em sẽ bỏ qua lỗi cho bạn, dù cái bút kỉ niệm đó em rất quý

0,5

14

(2,0 điểm)

HS nêu được 4 việc nên làm để có một góc học tập gọn gàng ngăn nắp, khoa học:

- Nâng cao việc quản lí sách vở học tập;

0,5

- Chỉ để những món đồ cần thiết trên bàn và góc học tập;

0,5

- Lên lịch dọn dẹp góc học tập định kỳ;

0,5

- Trang trí góc học tập phù hợp, tạo không gian thoải mái…

0,5

15

(2,0 điểm)

HS nêu được 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi là học sinh tiểu học:

- Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng;

0,5

- Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai;

0,5

- Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập;

0,5

- Những tay đổi về cảm xúc trong tình bạn, đối với người thân trong gia đình, thầy cô …

0,5

Câu 16

(2,0 điểm)

Cách giao tiếp của bạn Nam là sai.

0,5

Nếu em là Nam em sẽ:

- Nhẹ nhàng xin lỗi bác bảo vệ vì đã đi muộn làm ảnh hưởng đến bác và nhà trường;

0,5

- Nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa;

0,5

- Xin bác tạo điều kiện để vào trường học …

0,5

* Chú ý:

- Học sinh làm bài theo cách khác nhưng vẫn đúng, hợp lôgic và đảm bảo nội dung vẫn cho điểm tối đa.

- Hướng dẫn làm tròn điểm toàn bài: Điểm lẻ toàn bài làm tròn đến 0,5 điểm. (Ví dụ: 7,25 điểm làm tròn thành 7,5...)

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu

Đánh giá bài viết
40 17.579
Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm