Soạn văn 6: Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng (Chân trời sáng tạo)
Soạn bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng giúp bạn đọc tham khảo để nắm vững nội dung và trả lời các câu hỏi trong bài Đọc kết nối với chủ điểm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng trang 66, 67 Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo. Đây cũng là tài liệu hữu ích để giáo viên tham khảo cho bài soạn Giáo án Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng được phong phú, hấp dẫn hơn.
Soạn văn 6 Về bài ca dao đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
- Soạn bài Đọc kết nối với chủ điểm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng Văn 6 Chân trời sáng
- 2. Bố cục Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
- 3. Nội dung chính bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
- 4. Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
- 5. Tìm hiểu chung Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng
Soạn bài Đọc kết nối với chủ điểm: Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng Văn 6 Chân trời sáng
Câu 1 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1 CTST
Theo Bùi Mạnh Nhị, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc hoạ qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng?
Theo tác giả, hai hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ: vẻ đẹp của cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.
=> Hai hình ảnh: cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.
Câu 2 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1 CTST
Bài viết này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?
Những nét độc đáo của bài ca dao:
- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương.
- Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.
Câu 3 trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 1 CTST
Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.
Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ:
- Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương (ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…)
- Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ (bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát)…
2. Bố cục Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
Có thể chia bố cục theo phần hoặc đoạn, cụ thể như sau:
Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “nắng hồng ban mai” (Giới thiệu về vấn đề nghị luận).
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “kín đáo, tế nhị” (Phân tích cái hay của bài thơ).
- Đoạn 3: Còn lại (Tổng kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ).
Bố cục gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến ...nắng hồng ban mai): Giới thiệu bài ca dao.
- Đoạn 2 (Tiếp theo đến …đầy sức sống): Hai dòng đầu của bài ca dao
- Đoạn 3 (Tiếp theo đến …cánh đồng kia?): Hai dòng cuối của bài ca dao
- Đoạn 4 (Còn lại): Giá trị của bài ca dao.
3. Nội dung chính bài Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
Văn bản là một bài văn nghị luận văn học, trong đó, tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”. Tác giả Bùi Mạnh Nhị đã chỉ ra những nét độc đáo của bài ca dao: Diễn tả tình yêu quê hương, đất nước một cách bình dị, sâu sắc; gây ấn tượng về sự khác thường của dòng thơ; sử dụng các biện pháp tu từ: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, so sánh,… Bài ca dao là lời của cô gái, cũng có thể là của một chàng trai làng nào đó. Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi, bài ca dao này đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê, vừa thiết tha, vừa sâu lắng.
4. Tóm tắt Về bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng
Bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu. Dòng thơ này kéo dài 12 tiếng, lại dùng nhiều biện pháp tu từ: đối xứng, điệp từ, điệp ngữ, … rồi những từ chỉ vị trí, địa điểm rất hồn nhiên, mộc mạc. Tất cả gợi sự mênh mông, rộng lớn của cánh đồng. Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”, lại “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai” làm nổi bật lên sức sống thanh xuân, tươi trẻ của cô gái. So với cánh đồng rộng lớn thì cô gái nhỏ bé nhưng chính bàn tay con người nhỏ bé đã làm ra cánh đồng mênh mông. Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái – hợp thành một bức tranh đồng quê, con người tươi sáng, sinh động. Bài ca có thể là lời tự khen thầm kín, hồn nhiên của cô gái hay bài ca cũng có thể là lời của một chàng trai ngợi ca cô gái mà mình thầm yêu một cách kín đáo, tế nhị. Bài ca dao chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng đã mở ra không gian bao la của đồng quê và thế giới cảm xúc của người dân quê.
5. Tìm hiểu chung Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị sinh năm 1955 tại Nam Định.
- Ông là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
- Bùi Mạnh Nhị (1980), Sen Tháp Mười (Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh), Nxb TP.HCM, 100 tr.
- Bùi Mạnh Nhị (1980), Phương ngôn Việt Nam, Luận văn Cao học, bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
b. Giải thưởng
Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
Phân tích tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.
2. Thể loại: văn nghị luận.
3. Giá trị nội dung:
- Tác giả đã nêu lên cảm xúc của mình trước bài ca dao.
- Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam.
4. Giá trị nghệ thuật:
Văn bản nghị luận lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, rõ ràng.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Ngữ văn 6 CTST: Lớp 6 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Em có cảm xúc gì khi bước vào trường Trung học cơ sở Lớp 6
-
Top 21 bài Kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần siêu hay
-
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Về thăm mẹ (10 mẫu)
-
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo 2024
-
Kể về trải nghiệm gói bánh chưng cùng gia đình (8 mẫu)
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 6 CTST
Top 33 Kể về một chuyến đi tham quan của em lớp 6 siêu hay
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát Việt Nam quê hương ta (9 mẫu)
TOP 14 Viết đoạn văn kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình siêu hay
(Cực hay) Tổng hợp tri thức Ngữ văn 6, 7, 8, 9 Chân trời sáng tạo
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm lớp 6
Đề thi giữa kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo năm 2024-2025