Đề thi giữa kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn năm học 2023-2024

Tải về

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn năm học 2023-2024, bao gồm đề thi các môn: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm, Lịch sử - địa lý, Tin học, Tiếng anh....có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất giữa HK2.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023-2024 sách Kết nối tri dưới đây được biên soạn bám sát chương tình sách giáo khoa mới, có nội dung phù hợp với trình độ các em học sinh lớp 6, sẽ giúp các em ôn tập và làm quen với các dạng bài tập sẽ xuất hiện trong đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 6 tới đây. Mời các bạn tải file đề thi giữa kì 2 lớp 6 Kết nối tri thức có đáp án về máy để ôn tập thuận tiện hơn.

Đề thi giữa kì II lớp 6 sách Kết nối tri thức

I. Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Toán có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Toán

Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngTổng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

Một số yếu tố thống kê và xác suất

Biết xử lý dữ liệu sau khi thu thập dữ liệu thống kê

Tính được xác suất thực nghiệm khi tung đồng xu

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,25

2,5%

1

0,5

5%

2

0,75

7,5%

Phân số và số thập phân

Nhận biết, so sánh, thực hiện các phép tính đơn giản về phân số

- Viết được hỗn số từ phân số đơn giản

- So sánh được các phân số

Tìm được phân số lớn nhất trong 1 dãy các p/s

- So sánh được 2 phân số

- Tìm x

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

9

2,25

22,5%

2

0,5

0,5%

3

1,5

15%

1

1

10%

2

1

10%

17

6,25

62,5%

Hình học phẳng

Biết KN, độ dài đoạn thẳng

Tính được độ dài đoạn thẳng

Tính được độ dài đoạn thẳng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

0,75

7,5%

1

0,25

2,5%

2

1

15%

1

1

10%

7

3

30%

Tổng

16

4

40%

6

3

30%

2

2

20%

2

1

10%

26

10

100%

2. Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Tham khảo thêm: Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 có đáp án (3 bộ sách mới)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Những phân số nào sau đây bằng nhau?

A. \frac{3}{5}\(\frac{3}{5}\)\frac{9}{15}\(\frac{9}{15}\)
B. \frac{3}{5}\(\frac{3}{5}\)\frac{8}{15}\(\frac{8}{15}\)
C. \frac{3}{5}\(\frac{3}{5}\)\frac{9}{25}\(\frac{9}{25}\)
D. \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\)\frac{9}{25}\(\frac{9}{25}\)

Câu 2: Chọn kết luận đúng:

A. \frac{-7}{15}=\frac{-2}{15}\(\frac{-7}{15}=\frac{-2}{15}\)
B. \frac{7}{15}>\frac{-2}{15}\(\frac{7}{15}>\frac{-2}{15}\)
C. \frac{-7}{15}<\frac{-2}{15}\(\frac{-7}{15}<\frac{-2}{15}\)
D. \frac{-7}{15}>\frac{-2}{15}\(\frac{-7}{15}>\frac{-2}{15}\)

Câu 3: Phân số nào sau đây không tối giản?

A. \frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\)
B. \frac{1}{4}\(\frac{1}{4}\)
C. \frac{3}{6}\(\frac{3}{6}\)
D. \frac{2}{5}\(\frac{2}{5}\)

Câu 4: Cặp phân số nào sau đây không có cùng mẫu số?

A. \frac{3}{15}\(\frac{3}{15}\)\frac{9}{15}\(\frac{9}{15}\)
B. \frac{3}{15}\(\frac{3}{15}\)\frac{8}{15}\(\frac{8}{15}\)
C. \frac{3}{15}\(\frac{3}{15}\)\frac{9}{25}\(\frac{9}{25}\)
D. \frac{2}{15}\(\frac{2}{15}\)\frac{9}{15}\(\frac{9}{15}\)

Câu 5: Thực hiện phép tính sau \frac{-2}{15}+\frac{4}{15}\(\frac{-2}{15}+\frac{4}{15}\):

Kết quả là:

A. \frac{1}{15}\(\frac{1}{15}\)
B. \frac{2}{15}\(\frac{2}{15}\)
C. \frac{-1}{15}\(\frac{-1}{15}\)
D. -\frac{2}{15}\(-\frac{2}{15}\)

Câu 6: Số nào sau đây không được viết dưới dạng một phân số?

A. \frac{1}{3}\(\frac{1}{3}\)
B. \frac{-2}{-5}\(\frac{-2}{-5}\)
C. \frac{0}{4}\(\frac{0}{4}\)
D. 1,5

Câu 7: Tử số của phân số \frac{3}{4}\(\frac{3}{4}\) là số nào sau đây?

A. 4
B. 3
C. 3 - 4
D. 4 - 3

Câu 8: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?

A. Phân số là một số dạng \frac{a}{b}\(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số tùy ý

B. Phân số là một số dạng \frac{a}{b}\(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số nguyên

C. Phân số là một số dạng \frac{a}{b}\(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số nguyên trong đó b ≠ 0

D. Phân số là một số dạng \frac{a}{b}\(\frac{a}{b}\), với a và b là hai số tự nhiên trong đó a ≠ 0

Câu 9: Phân số nào sau đây bằng phân số \frac{1}{5}\(\frac{1}{5}\)?

A. \frac{2}{10}\(\frac{2}{10}\)
B. \frac{3}{15}\(\frac{3}{15}\)
C. \frac{-4}{20}\(\frac{-4}{20}\)
D. \frac{-5}{-20}\(\frac{-5}{-20}\)

Câu 10: Trong hình vẽ, cho đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm. Đoạn thẳng BA có độ dài bao nhiêu? Chọn khẳng định đúng

Đề thi giữa kì 2 lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. 3 cm
B. 2 cm
C. 4 cm
D. 5 cm

Câu 11: Trong hình vẽ

Đề thi lớp 6 giữa HK2 sách Kết nối tri thức

Chọn khẳng định sai.

A. a là một đoạn thẳng
B. a là một đường thẳng
C. A là một điểm
D. Điểm A nằm trên đường thẳng A.

Câu 12: Trong hình vẽ. Chọn khẳng định đúng

Đề thi lớp 6 giữa HK2 sách Kết nối tri thức môn Toán

A. Trong hình có 2 đoạn thẳng
B. Trong hình có 3 đoạn thẳng
C. Trong hình có 1 đoạn thẳng
D. Trong hình không có đoạn thẳng

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (0,25 điểm): Phát biểu khái niệm hai phân số bằng nhau?

Câu 2: (0,25 điểm): Nêu cách so sánh hai phân số?

Câu 3: (0,25 điểm): Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phải làm gì?

Câu 4: (0,25 điểm): Có mấy đoạn thẳng đi qua hai điểm A và B?

Câu 5: (0,5 điểm): Cho đoạn thẳng AB = 8cm. Điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Tính độ dài đoạn thẳng AC nếu CB = 3cm.

Câu 6: (0,5 điểm): Trong hình vẽ, đoạn thẳng ON có độ dài bao nhiêu?

Đề thi lớp 6 giữa HK2 sách Kết nối tri thức

Câu 7: (1 điểm): Cho đoạn thẳng AB = 5cm. Lấy điểm M thuộc đoạn thẳng AB mà BM = 2cm. Tính độ dài đoạn thẳng AM.

Câu 8: (0,5 điểm): Viết phân số sau dưới dạng hỗn số: \frac{25}{7}\(\frac{25}{7}\)

Câu 9: (0,5 điểm): Cặp phân số \frac{3}{-7}\(\frac{3}{-7}\)\frac{-3}{7}\(\frac{-3}{7}\) có bằng nhau không? Vì sao?

Câu 10: (0,5 điểm): Rút gọn phân số sau về phân số tối giản: \frac{14}{21}\(\frac{14}{21}\)

Câu 11: (1 điểm): Tìm trong các phân sô sau. Phân số nào lớn nhất?

\frac{12}{15};\frac{0}{-6};\frac{11}{5};\frac{-4}{-5};\frac{0}{9}\(\frac{12}{15};\frac{0}{-6};\frac{11}{5};\frac{-4}{-5};\frac{0}{9}\)

Câu 12: (0,5 điểm): So sánh \frac{5}{-9}\(\frac{5}{-9}\)\frac{2}{-9}\(\frac{2}{-9}\)

Câu 13: (0,5 điểm): Tìm x biết \frac{-28}{35}=\frac{16}{x}\(\frac{-28}{35}=\frac{16}{x}\)

Câu 14: (0,5 điểm): Nếu tung đồng xu 22 lần liên tiếp, có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiều?

3. Đề thi giữa kì 2 Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐA

A

C

C

C

B

D

B

C

A

D

A

B

B. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

CâuNội dungĐiểm

1

Hai phân số được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng biểu diễn một giá trị.

0,25

2

Để so sánh hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng mẫu hai phân số đó (về cùng một mẫu dương) rồi so sánh các tử với nhau: Phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

0,25

3

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra thông tin hữu ích và rút ra kết luận.

0,25

4

Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B

0,25

5

AC = AB - CB = 8 - 3 = 5 cm

0,5

6

ON = OM + MN = 3 + 2 = 5 cm

0,5

7

AM = AB - BM = 5 - 2 = 3 cm

1

8

\frac{25}{7}=3\frac{4}{7}\(\frac{25}{7}=3\frac{4}{7}\)

0,5

9

Do 3 . 7 = (-7) . (-3) nên \frac{3}{-7}=\frac{-3}{7}\(\frac{3}{-7}=\frac{-3}{7}\)

0,5

10

Ta có ƯCLN(14, 21) = 7.

Do đó \frac{14}{21}=\frac{14:7}{21:7}=\frac{2}{3}\(\frac{14}{21}=\frac{14:7}{21:7}=\frac{2}{3}\)

0,25

0,25

11

Phân số lớn nhất là phân số \frac{11}{5}\(\frac{11}{5}\)

1

12

\frac{5}{-9}=\frac{-5}{9};\ \frac{2}{-9}=\frac{-2}{9}\(\frac{5}{-9}=\frac{-5}{9};\ \frac{2}{-9}=\frac{-2}{9}\)

0,25

Do -5 < -2 nên \frac{-5}{9}<\frac{-2}{9}\(\frac{-5}{9}<\frac{-2}{9}\) . Vậy \frac{5}{-9}<\frac{2}{-9}\(\frac{5}{-9}<\frac{2}{-9}\)

0,25

13

\frac{-28}{35}=\frac{16}{x}\(\frac{-28}{35}=\frac{16}{x}\)nên -28.x = 35.16, vậy x = -20

0,5

14

Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là \frac{13}{22}\(\frac{13}{22}\)

0,5

II. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng ở mức cao hơn

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 7 : Nguyên sinh vật và động vật.

- Động vật không xương sống và động vật có xương sống

- vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống

3 câu

2,5

25%

Số câu

2 câu

1 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 8 : Đa dạng sinh học.

- Đa dạng sinh học.Ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sinh vật và cuộc sống con người

.

1 câu

1,5

15 %

Số câu

1

Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

CHỦ ĐỀ 9 : Nhiệt và tác dụng của nó đối với sinh vật

- Sự co dãn vì nhiệt.

2 câu

1

10%

Số câu

2 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

10%

CHỦ ĐỀ 10: Lực và các máy cơ đơn giản.

- Trọng lực.

- Hai lực cân bằng

- Lực ma sát

- Lực kế

- Vận tốc của chuyển động

- Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động.

- Hai lực cân bằng.

5 câu

4,5

45%

Số câu

3 câu

1 câu

1 câu

1 câu

Số điểm

Tỉ lệ

1,5

15%

0,5

5%

1

10%

2

20%

Tổng

7(3,5)

3(3)

1

1(2)

12

3,5

35%

30%

1,5

15%

2

20%

10

100%

2. Đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Giữa kì 2 - Kết nối tri thức

Năm học 2021 - 2022

Bài thi môn: Khoa học tự nhiên lớp 6

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?

A. Mặt dưới của lá.

B. Mặt trên của lá.

C. Thân cây.

D. Rễ cây.

Câu 2: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa.

B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa.

C. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.

D. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức.

Câu 3: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là?

A. Hình thái đa dạng.

B. Có xương sống.

C. Kích thước cơ thể lớn.

D. Sống lâu.

Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín là?

A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.

B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.

C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.

D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.

Câu 5: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?

A. Nhóm cá.

B. Nhóm chân khớp.

C. Nhóm giun.

D. Nhóm ruột khoang.

Câu 6: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

A. Hoang mạc.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Đài nguyên.

Câu 7: Sự đa dạng của động vật được thể hiện rõ nhất ở:

A. Cấu tạo cơ thể và số lượng loài.

B. Số lượng loài và môi trường sống.

C. Môi trường sống và hình thức dinh dưỡng.

D. Hình thức dinh dưỡng và hình thức vận chuyển.

Câu 8: Cho các vai trò sau:

(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.

(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.

(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.

(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.

(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (5).

C. (1), (3), (4).

D. (2), (4), (5).

Câu 9: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:

A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO 2 .

B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO 2 và O 2 .

C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O 2 .

D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO 2 .

Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.

B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.

C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.

D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.

Câu 11: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?

A. Cung cấp thức ăn.

B. Ngăn biến đổi khí hậu.

C. Giữ đất, giữ nước.

D. Cung cấp thức ăn, nơi ở.

Câu 12: Động vật có xương sống bao gồm:

A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

B. Cá, chân khớp, bò sát, chim, thú.

C. Cá, lưỡng cư, bò sát, ruột khoang, thú.

D. Thân mềm, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Câu 13: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?

A. Nấm hương.

B. Nấm mỡ.

C. Nấm men.

D. Nấm linh chi.

Câu 14: Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?

A. Ruồi, chim bồ câu, ếch.

B. Rắn, cá heo, hổ.

C. Ruồi, muỗi, chuột.

D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi.

Câu 15: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên.

B. Rừng mưa nhiệt đới

C. Hoang mạc.

D. Rừng ôn đới.

Câu 16: Đơn vị của năng lượng là:

A. N. B. kg. C. J. D. kg. N.

Câu 17: Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua:

A. Tác dụng lực.

B. Truyền nhiệt.

C. Ánh sáng.

D. Cả A và B.

Câu 18: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất?

A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng.

B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra.

C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió.

D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Câu 19: Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là

A. động năng.

B. hóa năng.

C. thế năng đàn hồi.

D. quang năng.

Câu 20: Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

A. ánh sáng.

B. âm thanh.

C. nhiệt do máy tính phát ra.

D. cả 3 đáp án trên.

Câu 21: Loại năng lượng nào làm máy phát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện?

A. năng lượng thủy triều.

B. năng lượng nước.

C. năng lượng mặt trời.

D. năng lượng gió.

Câu 22: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?

A. Tảng đá nằm trên mặt đất.

B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.

C. Con thuyền chạy trên mặt nước.

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống.

Câu 23: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng?

A. Năng lượng tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

B. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi và truyền từ vật này sang vật khác.

C. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

D. Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.

Câu 24: Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là:

A. thế năng hấp dẫn.

B. nhiệt năng.

C. điện năng.

D. động năng và thế năng.

Câu 25: Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng:

A. không thay đổi.

B. bằng không.

C. tăng dần.

D. giảm dần.

Câu 26: Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa

A. quang năng thành điện năng.

B. nhiệt năng thành điện năng.

C. quang năng thành nhiệt năng.

D. nhiệt năng thành cơ năng.

Câu 27: Một người đàn ông đứng trên đỉnh núi thả rơi một viên đá xuống chân núi, lấy mốc thế năng ở chân núi. Trong quá trình rơi của viên đá đã có sự chuyển hóa năng lượng là:

A. thế năng chuyển hóa thành động năng.

B. hóa năng chuyển hóa thành thế năng.

C. thế năng chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng.

D. thế năng chuyển hóa thành cơ năng.

Câu 28: Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường là:

A. nhiệt năng làm nóng động cơ.

B. khí thải ra môi trường.

C. ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

D. cả 3 đáp án trên.

Câu 29: Hãy cho biết trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượng nào có ích?

A. năng lượng điện.

B. năng lượng nhiệt làm nóng ấm.

C. năng lượng nhiệt tỏa ra môi trường.

D. năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm.

Câu 30: Vì sao nên sử dụng bóng đèn LED?

A. Thời gian sử dụng lâu.

B. tiêu tụ năng lượng điện ít.

C. hiệu quả thắp sáng cao.

D. Cả 3 phương án trên.

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. A

2. C

3. D

4. C

5. B

6. A

7. B

8. C

9. B

10. A

11. D

12. A

13. D

14. C

15. C

16. C

17. D

18. D

19. C

20. D

21. B

22. A

23. D

24. A

25. A

26. A

27. C

28. D

29. D

30. D

Câu 1

Đáp án A

Các túi bào tử thường tập trung ở mặt dưới của lá tạo thành các ổ túi bào tử.

Câu 2

Đáp án C

Bệnh hắc lào là do một loại nấm da gây ra. Người bị bệnh hắc lào thường xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa.

Câu 3

Đáp án D

- Tôm, muỗi, châu chấu thuộc lớp Côn trùng.

- Vịt trời thuộc lớp Chim.

- Rùa thuộc lớp Bò sát.

Câu 4

Đáp án C

Cây dương xỉ, cây thông, cây rêu không thuộc ngành Hạt kín.

Câu 5

Đáp án B

Nhóm chân khớp là nhóm có số lượng loài lớn nhất trong số các ngành động vật. Chúng có hơn 1 triệu loài được mô tả, chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy trên Trái Đất.

Câu 6

Đáp án A

Lạc đà là sinh vật đặc trưng ở các môi trường hoang mạc. Chúng có các đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với việc sinh sống và di chuyển trong môi trường này.

Câu 7

Đáp án B

Môi trường sống và số lượng loài là 2 yếu tố chính thế hiện rõ nhất sự đa dạng của các loài động vật.

Câu 8

Đáp án C

(2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài nguyên vô cùng vô tận.

(5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.

Câu 9

Đáp án B

Thực vật quang hợp có khả năng lọc bớt bụi và khí độc, giúp cân bằng hàm lượng CO 2 và O 2 trong không khí.

Câu 10

Đáp án A

- B sai vì nấm hương là đại diện nhóm nấm đảm.

- C sai vì chỉ có một số loại nấm cần quan sát dưới kính hiển vi. Đa số nấm có thể quan sát được bằng mắt thường.

- D sai vì không phải loại nấm nào cũng có lợi cho con người (ví dụ: nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm).

Câu 11

Đáp án D

Thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài động vật.

Câu 12

Đáp án A

Chân khớp, ruột khoang, thân mềm thuộc ngành động vật không xương sống.

Câu 13

Đáp án D

Nấm men là loại nấm đơn bào có cấu tạo từ một tế bào.

Câu 14

Đáp án C

Các loài động vật là vật chủ trung gian truyền bệnh thường gặp là: ruồi, muỗi, chuột, dơi.

Câu 15

Đáp án: C

Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.

Câu 16

Đáp án C

Đơn vị của năng lượng là J (Jun).

Câu 17

Đáp án D

Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác thông qua tác dụng lực và truyền nhiệt.

Câu 18

Đáp án D

Tình huống thể hiện lực tác dụng mạnh nhất là năng lượng của gió đã tác dụng lực làm các công trình xây dựng bị phá hủy.

Câu 19

Đáp án C

Dạng năng lượng tích trữ trong cánh cung khi được kéo căng là thế năng đàn hồi vì khi đó cung đang bị biến dạng.

Câu 20

Đáp án D

Chúng ta nhận biết điện năng từ ổ cắm điện cung cấp cho máy tính thông qua biểu hiện:

+ ánh sáng.

+ âm thanh.

+ nhiệt do máy tính phát ra.

Câu 21

Đáp án B

Năng lượng nước làm máyphát điện ở nhà máy thủy điện tạo ra điện.

Câu 22

Đáp án A

A – Tảng đá không có năng lượng.

B – Tảng đá có thế năng hấp dẫn.

C – Con thuyền có động năng.

D – Viên phấn có thế năng hấp dẫn.

Câu 23

Đáp án D

Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác”.

Câu 24

Đáp án A

Năng lượng của nước chứa trong hồ của đập thủy điện là thế năng hấp dẫn.

Câu 25

Đáp án A

Trong quá trình chuyển hóa lẫn nhau của năng lượng từ dạng này sang dạng khác, tổng năng lượng tại bất kỳ thời điểm nào cũng không thay đổi tuần theo đúng định luật bảo toàn năng lượng.

Câu 26

Đáp án A

Trong pin Mặt Trời có sự chuyển hóa quang năng thành điện năng.

Câu 27

Đáp án C

Khi viên đá được thả rơi (tốc độ ban đầu bằng 0) => viên đá chỉ có thế năng. Trong quá trình rơi thế năng của viên đá giảm dần, động năng của viên đá tăng dần và một phần năng lượng được chuyển hóa thành nhiệt năng tỏa ra môi trường do cọ xát với không khí.

Câu 28

Đáp án D

Năng lượng hao phí khi ô tô chạy trên đường là:

- nhiệt năng làm nóng động cơ.

- khí thải ra môi trường.

- ma sát giữa bánh xe và mặt đường.

Câu 29

Đáp án D

Trong quá trình nước đun nước sôi thì năng lượn có ích là năng lượng nhiệt làm nóng nước trong ấm, năng lượng hao phí là năng lượng nhiệt làm nóng ấm và tỏa ra môi trường.

Câu 30

Đáp án D

Nênsử dụng bóng đèn LED vì:

- Thời gian sử dụng lâu.

- Tiêu tụ năng lượng điện ít.

- Hiệu quả thắp sáng cao.

III. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Lịch sử - Địa lý

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

1. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu công nguyên đến thế kỉ X

- Thời gian các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành

- Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á

- Quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển

- Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc

2. Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước công nguyên đến đầu thế kỉ X

- Thời gian tồn tại nước Âu Lạc

- Những nét chính về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc

- Kinh đô của nhà nước Văn Lang

Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt

3. Đất và sinh vật trên Trái đất

Không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới

- Kiểu thảm thực vật thuộc đới nóng

- Đặc điểm rừng nhiệt đới, một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới

Số câu

TN: 4

TL: 1

TN: 4

TL: 1

TL: 1

Tổng số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

5

4.5

45%

5

4.0

40%

1

1.5

15%

11

10

100%

2. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌCII NĂM HỌC 2021-2022

Môn Lịch sử - Địa lý 6

Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian giao đề)

Ngày khảo sát: ............

I. Trắc nghiệm(4.0 điểm). Chọn đáp án đúng:

Câu 1. Các vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á được hình thành vào khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII

B. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

C. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

D. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII

Câu 2. Quốc gia phong kiến nào ở Đông Nam Á phát triển mạnh về hoạt động buôn bán đường biển?

A. Chân Lạp

B. Pa-gan

C. Cam-pu-chia

D. Sri Vi-giay-a

Câu 3. Nguồn sản vật nổi tiếng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là?

A. Gia vị

B. Nho

C. Chà là

D. Ô liu

Câu 4. Các tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á đã dung hợp với tôn giáo nào từ Ấn Độ và Trung Quốc?

A. Ấn Độ giáo và Thiên Chúa giáo

B. Phật giáo và Thiên Chúa giáo

C. Ấn Độ giáo và Phật giáo

D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

Câu 5. Kinh đô của nhà nước Văn Lang là:

A. Phong Châu (Vĩnh Phúc)

B. Phong Châu (Phú Thọ)

C. Cẩm Khê (Hà Nội)

D. Cổ Loa (Hà Nội)

Câu 6. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN

B. Từ năm 258 TCN đến năm 179 TCN

C. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN

D. Từ năm 208 TCN đến năm 43

Câu 7. Kiểu thảm thực vật nào dưới đây thuộc đới nóng?

A. Xa van

B. Thảo nguyên

C. Đài nguyên

D. Rừng lá kim

Câu 8. Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới:

A. Cấu trúc tầng có nhiều tầng

B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả

C. Rừng có nhiều loài cây lá kim

D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi

II. Tự luận (6.0 điểm)

Câu 9 (1.5 điểm). Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt?

Câu 10 (2.5 điểm). Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

Câu 11. (2.0 điểm). Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới? Một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới?

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Lịch sử - Địa lý lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn Lịch sử - Địa lý 6

I. Trắc nghiệm (4.0 điểm)

Mỗi câu đúng 0.5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

D

A

C

B

C

A

C

II. Tự luận (6.0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

9

Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích:

Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên; lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình mà học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm thui chột ý chí đấu tranh của người Việt.

1.5

10

Đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc:

- Đời sống vật chất:

+ Nghề nông trồng lúa nước cùng với việc khai khẩn đất hoang, làm thuỷ lợi.

+ Nghề luyện kim với nghề đúc đổng và rèn sắt đạt nhiều thành tựu rực rỡ (trống đồng, thạp đồng).

+ Nguồn thức ăn và nhà ở.

+ Trang phục và cách làm đẹp.

- Đời sống tinh thần: Tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên; tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,...; các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước.

1.5

1.0

11

Đặc điểm của rừng nhiệt đới. Một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới:

- Đặc điểm:

+ Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21o C

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm

+ Động vật: rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ

+ Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây

- Biệp pháp:

+ Không săn bắt trái phép động vật

+ Không chặt cây, đốn rừng

+ Phủ xanh đất trống, đồi trọc

+ Tiết kiệm giấy là bảo vệ rừng

+ Nhân giống các loài thực vật quý có nguy cơ tuyệt chủng

+ Nâng cao ý thức con người về tầm quan trọng của rừng

1.25

0.75

IV. Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn

Mức độ/Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Vận dụng

Vận dụng cao

1. Văn học

Văn bản: Thánh Gióng

Nhận biết về tên tác phẩm,thể loại, phướng thức biểu đạt chính

Hiểu nội dung đoạn trích

Ý nghĩa về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

Số câu

Số điểm

tỉ lệ%

Số câu: 3

Số điểm: 1,5

15%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

5%

Số câu: 1

Số điểm: 1

10%

Số câu: 0

Số điểm: 0

Số câu: 5

Số điểm: 3

tỉ lệ% : 30%

2. Tiếng Việt

Từ mượn

Nghĩa của từ

- Xác định từ mượn

Giải thích nghĩa của từ

Số câu

Số điểm

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 3

Số điểm: 1,5

15%

Số câu: 1

Số điểm: 0,5

5%

Số câu: 4

Số điểm: 2

tỉ lệ%: 20%

3. Tập làm văn.

- Ngôi kể trong văn kể chuyện

- Phương pháp kể chuyện

Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh

Số câu

Số điểm

Số điểm tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm: 5,0

50%

Số câu: 1

Số điểm: 5

tỉ lệ% : 50%

- Tổng số câu:

- Tổng số điểm:

- Tỉ lệ%

Số câu: 6

Số điểm: 3

Tỉ lệ : 30%

Số câu: 2

Số điểm: 1

Tỉ lệ 10%

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ 10%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ : 50%

Số câu: 10

Số điểm: 10

Tỉ lệ : 100%

2. Đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TRƯỜNG THCS ….

ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

Ngày thi: ............

(Đề gồm 01 trang)

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

(SGK Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

A. Sơn Tinh, Thủy Tinh

B. Thánh Gióng

C. Cây Khế

D. Thạch Sanh

Câu 2: Văn bản trên thuộc thể loại văn học dân gian nào?

A. Cổ tích

B. Tục ngữ

C. Truyền thuyết

D. Ca dao

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Miêu tả kết hợp biểu cảm

Câu 4: Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ mượn?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 5: Trong các từ sau từ nào là từ mượn?

A. Tục truyền

B. Vợ chồng

C. Mặt mũi

D. Làm ăn

Câu 6. Nguồn gốc của từ mượn “thụ thai”?

A. Từ mượn Anh - Mỹ

B. Từ mượn Hán Việt

C. Từ mượn Pháp

D. Từ mượn Nga

Câu 7: Nội dung của đoạn trích trên là gì?

A. Thánh Gióng lớn lên và đi đánh giặc.

B. Thánh Gióng đánh thắng quân giặc và bay về trời.

C. Thánh Gióng được nuôi lớn bởi sự đoàn kết của toàn dân

D. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

Câu 8: Giải thích nghĩa của từ “ tục truyền”.

A. Truyền đạt ý kiến nào đó.

B. Tổ tiên trong gia đình truyền lại một nghề gì đó.

C. Chỉ người có quyền hành

D. Theo dân gian truyền lại.

PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (1,0 điểm)

Theo em cái vươn vai thần kì của Thánh Gióng có ý nghĩa gì?

Câu 2. (5,0 điểm)

Em hãy đóng vai một nhân vật mà yêu yêu thích trong truyện cổ tích Thạch Sanh để kể lại truyện Thạch Sanh

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Trắc nghiệm ( 4 điểm)

Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

D

A

B

D

D

II. Phần tập làm văn (6 điểm)

Câu 1

(1 điểm)

Ý nghĩa:

+ Thể hiện quan niệm của dân gian về người anh hung: khổng lồ về thể xác, sức mạnh và chiến công.

+ Cho thấy sự trưởng thành vượt bậc về sức mạnh và tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm luôn đe dọa đất nước.

+ Hình ảnh Gióng mang hùng khí của cả dân tộc, là kết quả của tinh thần đoàn kết của nhân dân

+ Tạo nên sự hấp dẫn li kì cho truyện.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 2

( 5 điểm)

- Bài viết đảm bảo yêu cầu về hình thức, ngôi kể phù hợp, trình bày sạch đẹp

- Mở bài: Đóng vai nhân vật để kể lại sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

- Thân bài:

+ Xuất thân của nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

+ Diễn biến chính .

·Cuộc gặp gỡ giữa Lý Thông và Thạch Sanh, hai người kết nghĩa huynh đệ.

Thạch Sanh giết trăn tinh bị Lý Thông cướp công.

Thạch Sanh cứu công chúa bị Lý Thông cướp công.

Thạch Sanh Cứu con vua thủy tề.

Thạch Sanh bị vu oan và phải ngồi tù

Thạch Sanh gảy đàn, công chúa nghe hiểu tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan.

Mẹ con Lý Thông phải trả giá bằng cái chết.

Thạch Sanh dẹp loạn quân 18 nước.

Thạch Sanh lên ngôi vua, sống vui vẻ hạnh phúc bên công chúa.

+ Khi kể có sử dụng yếu tố tưởng tưởng.

- Kết bài:

+ Kết thúc câu chuyện

+ Rút ra bài học từ câu chuyện

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,5

0,5

0,5

V. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

MATRIX

Skills

Themes

Recognition

Understanding

Application

Total

Closed Ques.

Open Ques.

Closed Ques.

Open Ques.

Closed Ques.

Open Ques.

Listening

Listen and tick ( ✓ ) T (True) or F (False)

4

(0.25pts)

4

(1pt)

Language focus

Pronunciation

4

(0.25pts)

4

(1pt)

Grammar & Vocabulary

8

(0.25)

8

(2pts)

Reading

Read the passage and choose the best answer

4

(0.25pts)

4

(1pt)

Read the passage and answer the question

4

(0.25pts)

4

(1pt)

Writing

Use the conjunction at the end of the sentence to connect two simple sentences

4

(0.25pts)

4

(1pt)

TOTAL

Write a short paragrap

(1 pt)

(1pt)

Marks / %

2 pt

3 pt

1pt

1pt

1pt

8pts

2. Đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

PHÒNG GD&ĐT ……

TRƯỜNG THCS ……

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: TIẾNG ANH LỚP 6

Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày khảo sát: 24/01/2022

Full name:.............................................. SBD:.........................................................

Class:...................................................... Phòng thi:................................................

Mark

Teacher’s comment

SECTION 1: LISTENING

1. Listen to the passages.Then tick Then tick ( ) T (True) or F (False) for each sentence. (1pt)

T

F

1. Hai goes cycling at the weekend.

2. Hai’s favourite sport is karate.

3. Alice doesn’t like doing sport very much.

4. Alice plays computer games every day.

SECTION 2: LANGUAGE FOCUS

1. Find the word which has a different sound in the part underlined . (1pt)

5. A. test B. dress C. these D. then

6. A. gather B. monthly C. father D. brother

7. A. fold B. close C. cloth D. hold

8. A. man B. woman C. relax D. badminton

2. Choose A, B, C, or D for each gap in the following sentences.(2pt)

9. My house is near ______ house, so I usually go there and play badminton with her.

A. his B. her C. she D. hers

10. – “__________ watch TV too much.” – “I see.”

A. Not B. Do C. Don’t D. Did

11. – “_______ films did you see last week?” – “Only one.”

A. What B. Which C. Who D. How many

12. There is one bedroom in my house, but there are two in _______.

A. they B. their C. theirs D. them

13. I first ______ Melbourne in 2003.

A. went B. have been C. have gone D. visited

14. My brother is afraid of water, ______ he can’t swim.

A. because B. but C. and D. so

15. – “ ______ is your favourite tennis player?” – “I don’t like tennis.”

A. What B. Which C. Who D. Where

16. _______ eat too much salt. It’s not good for you.

A. Do B. Don’t C. Please D. Can’t

SECTION 3: READING

1. Read the following passage and choose the best answer to each of the questions.

(1pt)

Rebecca Stevens was the first woman to climb Mount Everest. Before she went up the highest mountain in the world, she was a journalist and lived in south London.

In 1993, Rebecca left her job and her family and travelled to Asia with some other climbers. She found that life on Everest is very difficult. “You must carry everything on your back,” she explained, “so you can only take things that you will need. You can’t wash on the mountain, and in the end I didn’t even take a toothbrush. I am usually a clean person but there is no water, only snow. Water is very heavy so you only take enough to drink!”

Rebecca became famous when she reached the top of Mount Everest on May 17, 1993. After that, she wrote a book about the trip, and people often asked her to talk about it. She got a new job too, on a science programme on television.

17. Where was Rebecca Stevens from?

A. England B. Asia C. Everest D. The South

18. Before she climbed Everest, Rebecca Stevens was a _______.

A. climber B. journalist C. traveller D. scientist

19. Why did Rebecca Stevens become famous?

A. She left her job and her family and travelled to Asia.

B. She found that life on Everest is very difficult.

C. She got a new job on television.

D. She was the first woman to climb Mount Everest.

20. Life on Everest is very difficult because _______.

A. it is very high

B. you can’t take things with you

C. there is no water there

D. there are no toothbrushes

Read the text and answer the questions.(1pt)

Today, badminton becomes a very popular sports activity. It spreads quickly from the city to the countryside. People need only a pair of rackets, a shuttlecock, a net and a small piece of land to play the game. Two or four players hit the shuttlecock over the net with their rackets. People can play badminton in their free time or in a competition. Now there are many badminton competitions and even a World Cup. The strongest countries in badminton are Indonesia, China and South Korea.

21. Do people enjoy playing badminton today?

……………………………………………………………………………

22. What do people need to play badminton?

…………………………………………………………….……………

23. When can people play badminton?

…………………………………………………………………………..

24. What countries are the strongest in badminton?

……………………………………………………….……………….

SECTION 4: WRITING

1. Use the conjunction at the end of the sentence to connect two simple sentences.(1pt)

25. We wanted to watch Pinocchio. We turned to the Movie channel. (so)

.............................................................................................................

26. You can watch The Pig Race. You can watch Who’s Faster after that. (and)

..................................................................................................................

27. I’minterestedin the history of television.I like reading books about it. (so)

...................................................................................................................

28. I love films. I don’t like watching them on television. (but)

...................................................................................................................

2. Write a short paragrap about 50-80 word to describe the sport you like. (1pt)

- What is the name of the sport? - What equipment does it need?

- How many players are there? - Why do you like it?

- How often do you play it?

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Tiếng Anh lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

(Tổng điểm: 8 => quy ra thang điểm 8)

SECTION 1: LISTENING

I. (mỗi câu đúng 0.25 điểm)

1. T

2. T

3. T

4. F

SECTION 2: LANGUAGE FOCUS

II. (mỗi câu đúng 0.2 điểm)

5. C

6. B

7. C

8. B

III. (mỗi câu đúng 0.2 điểm)

9. B

10. C

11. D

12. C

13. D

14. D

15. C

16. B

SECTION 3: READING

I. (mỗi câu đúng 0.25 điểm)

A 18. B. 19. D 20. C

V.( mỗi câu đúng 0.25 điểm)

Yes ,they do.

22. They/People need only a pair of rackets,a shuttlecock,a net and a small piece of land to play the game.

People/They can play badminton in their free time or in a competition.

The strongest countries in badminton are Indonesia, China and South Korea.

SECTION 4: WRITING

VI. (mỗi câu đúng 0.25 điểm)

25. We wanted to watch Pinocchio, so we turned to the Movie channel.

26. You can watch The Pig Race, and you can watch Who’s Faster after that.

27. I’m interested in the history of television, so I like reading books about it.

28. I love films,but I don’t like watching them on television.

VII.

Marking criteria

Point

1. Content

0,4

- Providing all main ideas and details as required.

- Commmunicating intention sufficently and effectively

2. Organization and presentation

0,2

- Ideas are well organized and presented with coherence, cohesion and clarity.

- The paragraph is well-structured

3. Language

0,2

- Demonstration of a variety of vocabulary and structures appropriate to the level of English language.

- Good use and control of grammatical structures

4. Punctuation, spelling and handwriting

0,2

- Good punctuation and no spelling mistakes

- Legible handwriting

VI. Đề thi giữa kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Công nghệ

Tên Chủ đề (nội dung, chương…)Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
ThấpCao

1. Trang phục trong đời sống.

Trình bày được vai trò của trang phục và đặc điểm của nó

Phân loại được trang phục, một số loại vải để may trang phục

(Câu 1, 2, 3, 5, 6, 7)

(Câu 17 ý a)

Hiểu được một số loại vải để may trang phục, hiểu được một số loại vải thông dụng để may trang phục

(Câu 4)

(Câu 17 ý b)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 6,5

Số điểm: 2,5

Tỉ lệ: 25%

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,25

Tỉ lệ: 12,5%

Số câu: 8,0

Số điểm: 3,75

Tỉ lệ: 37,5%

2. Sử dụng và bảo quản trang phục

Các cách sử dụng và phối hợp trang phục

(Câu 8, 12)

Hiểu cách sử dụng trang phục

(Câu 9, 10, 11)

Biết cách sử dụng trang phục cho đúng, cách phối hợp trang phục

(Câu 18 ý b)

Biết cách lựa chọn trang phục

(Câu 18 ý a)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 2

Số điểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 3

Số điểm: 0,75

Tỉ lệ: 7,5%

Số câu: 0,5

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 0,5

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 6,0

Số điểm: 3,25

Tỉ lệ 32,5 %

3. Thời trang

Hiểu được thế nào là thời trang, các phong cách thời trang

(Câu 13, 14, 15, 16, 19 ý a)

Phong cách thời trang là gì và phong cách thường thấy trong cuộc sống

(Câu 19 ý b)

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 4,5

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ 20 %

Số câu: 0,5

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 5,0

Số điểm: 3,0

Tỉ lệ 30 %

T.Số câu:

T.Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 8,5

Số điểm: 3

Tỉ lệ 30 %

Số câu: 9,0

Số điểm: 4

Tỉ lệ 40 %

Số câu: 1,0

Số điểm: 2

Tỉ lệ 20 %

Số câu: 0,5

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 19

Số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

2. Đề thi giữa kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO….

TRƯỜNG THCS……

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Công nghệ - Lớp 6

Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1: Trong các trang phục sau đây những vật dụng nào là quan trọng nhất?

A. Giày
B. Thắt lưng
C. Tất, khăn quàng, mũ
D. Quần áo

Câu 2: Trang phục có thể phân loại theo?

A. Theo giới tính
B. Theo lứa tuổi
C. Theo thời tiết
D. Tất cả các đáp án A, B, C

Câu 3: Vải sợi tổng hợp thuộc loại vải nào?

A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Không thuộc các đáp án trên

Câu 4: Vải sợi polyester thuộc loại vải nào?

A. Vải sợi thiên nhiên
B. Vải sợi hóa học
C. Vải sợi pha
D. Không thuộc các đáp án trên

Câu 5: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì

A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. Làm từ vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì?

A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. 80% làm từ vải sợi thiên nhiên và 20% làm từ vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Ý nghĩa của nhãn quần áo ghi trong hình là gì?

A. Làm hoàn toàn từ vải sợi tổng hợp
B. Làm hoàn toàn từ vải sợi thiên nhiên
C. Làm từ vải sợi thiên nhiên và vải sợi tổng hợp
D. Tất cả các đáp án trên?

Câu 8: Có mấy cách sử dụng trang phục

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 9: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động có màu sắc hài hòa thường được may từ vải sợi pha?

A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học

Câu 10: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; có màu sẫm, được may từ vải sợi bông?

A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học

Câu 11: Trang phục nào dưới đây có kiểu dáng đẹp, trang trọng; có thể là trang phục truyền thống, tùy thuộc vào tính chất lễ hội?

A. Trang phục lao động
B. Trang phục dự lễ hội
C. Trang phục ở nhà
D. Trang phục đi học

Câu 12: Có mấy cách phối hợp trang phục?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 13: Phong cách thời trang nào thường được sử dụng để đi học, đi làm, tham gia các sự kiện có tính chất trang trọng?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

Câu 14: Phong cách thời trang nào thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại thông qua các đường cong, đường uốn lượn; thường sử dụng cho phụ nữ là phong cách thời trang nào dưới đây?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

Câu 15: Phong cách thời trang nào có thiết kế đơn giản, đường nét tạo cảm giác mạnh mẽ và khỏe khoắn; thoải mái khi vận động?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

Câu 16: Phong cách thời trang nào có nét đặc trưng của trang phục dân tộc về hoa văn, chất liệu, kiểu dáng?

A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 17. (2 điểm)

a. Nêu vai trò của trang phục? và đặc điểm của trang phục?

b. Một số loại vải thông dụng để may mặc là những loại vải nào, em hãy kể tên những loại vải đó?

Câu 18. (2 điểm)

a. Làm thế nào để có những bộ trang phục đẹp?

b. Trang phục đi học có những đặc điểm gì?

Câu 19. (2 điểm)

a. Thế nào là mặc hợp thời trang?

b. Phong cách thời trang là gì và có những phong cách thời trang nào thường thấy trong cuộc sống?

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

D

D

B

C

A

C

B

D

D

A

B

B

A

D

B

C

II. PHẦN TRẮC NGHIỆM

NỘI DUNGĐIỂM

Câu 17:

a. Trang phục có vai trò che chở bảo vệ cơ thể con người 1 số tác động có hại của thời tiết và môi trường. Đồng thời trang phục góp phần tôn lên vẻ đẹp của người, nhờ sự lựa chọn trang phục phù hợp với đặc điểm cơ thể hoàn cảnh sử dụng.

b. Đặc điểm của trang phục là căn cứ để lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục

Chất liệu

Kiểu dáng

Màu sắc

Đường nét, họa tiết

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

Câu 18:

a. Cơ thể con người rất đa dạng về tầm vóc và hình dáng. Khi lựa chọn trang phục, cần đảm bảo sự phù hợp giữa đặc điểm trang phục với vóc dáng cơ thể. Phối hợp chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, đường nét, hoạ tiết khác nhau có thể tạo ra các hiệu ứng thẩm mỹ nâng cao vẻ đẹp của người mặc.

b. Cách sử dụng trang phục: Trang phục đi học có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc dễ hoạt động có màu sắc hài hòa thường được may từ vải sợi pha.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 19:

a. Thời trang là những kiểu trang phục được sử dụng phổ biến trong xã hội vào một khoảng thời gian nhất định.

b. Phong cách thời trang là cách mặc trang phục tạo nên vẻ đẹp nét độc đáo riêng cho từng cá nhân và được lựa chọn bởi tính cách sở thích của người mặc. Có các phong cách thời trang:

- Phong cách cổ điển

- Phong cách thể thao

- Phong cách dân gian

- Phong cách lãng mạn

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

VII. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn Giáo dục công dân

Mức độ

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng điểm

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

1. Ưng phó với tình huống nguy hiểm

TNKQ

TNKQ

TL

TL

Biết được khái niệm, biểu hiện của tình huống nguy hiểm xảy ra trong cuộc sống

Hiểu được những việc làm gây nguy hiểm và cách ứng phó

Từ tình huống đưa ra giải quyết vấn đề

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

6

1,5

15%

4

1

10%

1

1

10%

11

3,5

35%

2. Tiết kiệm

Tìm được những biểu hiện của tiết kiệm và không tiết kiệm

Phân biệt được những hành vi tiết kiệm và không tiết kiệm

Từ nội dung bài học rút ra cách tiết kiệm điện, tiết kiệm thời gian của bản thân

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

6

1,5

15%

4

1

10%

1

2

20%

11

4,5

45%

3. Công dân Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Biết được khái niệm Quốc tịch, công dân có Quốc tịch Việt Nam

So sánh được công dân có quốc tịch Việt Nam và công dân nước ngoài

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

4

1

10%

4

1

10%

8

2

20%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

1 6

4

40%

12

3

30%

1

2

20%

1

1

10%

30

10

100%

2. Đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

*Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em cho là đúng nhất mỗi câu (0,25 điểm ).

Câu 1: Những sự việc xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Tình huống nguy hiểm.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Nguy hiểm tự nhiên.

D. Nguy hiểm từ xã hội.

Câu 2: Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và giai đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội là tình huống nguy hiểm từ?

A. Con người

B. Ô nhiễm

C. Tự nhiên

D. Xã hội

Câu 3: Những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình con người gây nên tổn thất cho con người và xã hội là tình huống nguy hiểm?

A. Con người.

B. Ô nhiễm.

C. Tự nhiên.

D. Xã hội.

Câu 4: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội là

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Tình huống nguy hiểm.

C. Tai nạn bất ngờ.

D. Biến đổi khí hậu.

Câu 5: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho

A. Con người và xã hội.

B. Môi trường tự nhiên.

C. Kinh tế và xã hội.

D. Kinh tế quốc dân.

Câu 6:Tình huống nguy hiểm tự nhiên là

A. Những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản.

B. Những hiện tượng xã hội có thể gây tổn thất về người, tài sản.

C. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi cố ý từ con người.

D. Những mối nguy hiểm xuất phát từ hành vi vô tình từ con người.

Câu 7: Kĩ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm sẽ:

A. Giúp em bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống.

B. Làm em cảm thấy hoảng sợ.

C . Giúp em đề phòng các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

D. Đáp án A và C.

Câu 8 : Tình huống nào dưới đây gây nguy hiểm đến con người?

A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to.

B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn.

C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9 : Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn xảy ra chúng ta gọi điện vào số của đội phòng cháy chữa cháy là

A. 114.

B. 113.

C. 115.

D. 116.

Câu 10: Khi đang ở trong nhà cao tầng phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn chúng ta sẽ

A . Chạy lên tầng cao hơn nơi chưa cháy.

B. Thoát hiểm bằng cầu thang máy cho nhanh.

C. Chạy xuống bằng cầu thang bộ theo chỉ dẫn thoát nạn.

D. Ở trong phòng đóng kín các cửa lại để khói khỏi vào.

Câu 11: Tiết kiệm sẽ giúp chúng ta

A. Làm giàu cho bản thân gia đình và đất nước.

B. Sống có ích.

C. Yêu đời hơn.

D. Tự tin trong công việc.

Câu 12: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?

A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.

B. Xài thoải mái.

C. Làm gì mình thích.

D. Có làm thì có ăn.

Câu 13: Câu ca dao“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang? Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu ” nói về nội dung nào?

A. Tự lập

B. Tiết kiệm

C. Yêu thương con người

D. Siêng năng, kiên trì

Câu 14: Sống tiết kiệm sẽ mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Dễ trở thành ích kỉ, bủn xỉn và bạn bè xa lánh.

B. Không được thỏa mãn hết nhu cầu vật chất và tinh thần.

C. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác.

D. Không có động lực để chăm chỉ để làm việc nữa

Câu 15: Việc làm nào sau đây thể hiện lối sống tiết kiệm?

A. Tặng quà cho trẻ em nghèo

B. Ủng hộ trẻ mổ tim

C. Dành một phần tiền ăn quà để nuôi heo đất.

D. Mở lớp học tình thương cho trẻ

Câu 16: Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của

A. Mình và của người khác.

B. Riêng bản thân mình.

C. Mình, của công thì thoải mái.

D. Riêng gia đình nhà mình.

Câu 17: Hành động nào dưới đây không biểu hiện sự tiết kiệm?

A. Tiêu xài hoang phí.

B. Chi tiêu hợp lí.

C. Bảo vệ của công.

D. Bảo quản đồ dùng.

Câu 18: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về tiết kiệm?

A. Thể hiện sự quý trọng công sức bản thân và người khác.

B. Sống tiết kiệm dễ trở thành bủn xỉn, ích kỉ.

C. Người tiết kiệm là người biết chia sẻ, vì lợi ích chung.

D. Tiết kiệm sẽ đem lại ý nghĩa to lớn về kinh tế.

Câu 19: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm?

A. Học, học nữa, học mãi.

B. Có công mài sắt có ngày nên kim.

C. Tích tiểu thành đại.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

Câu 20: Chọn câu phát biểu đúng?

A. Ba mẹ mình làm ra cho mình thì mình hưởng nhưng phải biết tiết kiệm.

B. Ba mẹ làm ra mình hưởng và mình đòi bố mẹ mua những gì mình thích.

C. Nhỏ không làm ra tiền nên tiết kiệm, khi lớn đi làm thì tiêu xài thoải mái.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 21: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch

A. Nhiều nước.

B. Nước ngoài.

C. Quốc tế.

D. Việt Nam.

Câu 22: Quốc tịch là

A. Căn cứ xác định công dân của một nước.

B. Căn cứ xác định công dân của nhiều nước.

C. Căn cứ xác định công dân của nước ngoài.

D. Căn cứ để xác định công dân đóng thuế.

Câu 23: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa

A. Nhà nước và công dân nước đó.

B. Công dân và công dân nước đó.

C. Tập thể và công dân nước đó.

D. Công dân với cộng đồng nước đó.

Câu 24: Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ theo

A. Tập tục qui định.

B. Pháp luật qui định.

C. Chuẩn mực của đạo đức.

D. Phong tục tập quán

Câu 25: Công dân mang quốc tịch Việt Nam là

A. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

B. Trẻ em sinh ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

Câu 26 : Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.

C. Người không quốc tịch, sống và làm việc ở Việt Nam.

D.Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam và cha không rõ là ai.

Câu 27: Ở Việt Nam quốc tịch của một người được ghi nhận vào giấy tờ nào sau đây?

A. Căn cước công dân

B. Giấy khai sinh

C. Hộ chiếu

D. Tất cả A, B, C

Câu 28: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nào?

A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ.

B. Bạn A là người Việt Nam.

C. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ.

D. Bạn A là người nước ngoài.

II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1: (1,0 điểm) Tình huống:

Mỗi khi gặp Dũng, An thường rủ bạn nhịn ăn sáng để lấy tiền mua lon nước ngọt Rồng Đỏ uống. Dũng không hưởng ứng thì An giận không chơi với Dũng nữa.

Em hãy nhận xét việc làm của An? Theo em An còn thiếu đức tính gì?

Câu 2: (2,0 điểm)

Sau khi học xong bài tiết kiệm, em đã rút ra cách tiết kiệm điện và tiết kiệm thời gian cho bản thân mình như thế nào?

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Học sinh có cách giải khác đúng thì cho điểm tương ứng với biểu điểm đã cho.

- Trong cùng một câu, nếu phần trên sai mà phần dưới có liên quan đến kết quả phần trên thì không chấm điểm phần dưới.

- Điểm chấm từng phần được chia nhỏ nhất đến 0,25 điểm.

- Điểm toàn bài là tổng điểm của từng phần và làm tròn theo quy định.

II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:

Trắc nghiệm (7.0 điểm )

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐÁP ÁN

A

C

A

B

A

A

D

D

A

C

A

A

B

C

CÂU

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

ĐÁP ÁN

C

A

A

B

C

A

D

A

A

B

D

C

D

C

II. TỰ LUẬN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1

(1 điểm)

- An không hiểu khả năng gây hại của nước Rồng Đỏ

- Nếu sử dụng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

- An thiếu trung thực, thiếu hiểu biết và thiếu khả năng ứng phó tình huống nguy hiểm từ con người.

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

Câu 2

(2 điểm)

- Tiết kiệm điện:

+ Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. ...

+ Sử dụng thiết bị phát hiện chuyển động để tránh lãng phí điện. ...

+ Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện. ...

+ Sử dụng công tắc thông minh. ...

- Tiết kiệm thời gian:

+ Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc.

+ Không dùng thời gian làm những việc không có ích.

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ

VIII. Đề thi giữa kì 2 Tin học lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Cấp độ Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1.Sơ đồ tư duy

HS trình bày được khái niệm và tác dụng của sơ đồ tư duy

Hs biết được các thành phần của sơ đồ tư duy

HS hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy

HS hiểu được chủ đề chính, chủ đề nhánh trong sơ đồ tư duy

Số câu

3 (C1,2,5)

1 (C13)

2 (C3, 4)

1 (C14)

7

Số điểm

0,75

1,5

0,5

3

5,75

Tỉ lệ (%)

7,5

15

5

30

57,5

2. Định dạng văn bản

HS biết được các thao tác cơ bản khi định dạng văn bản

HS hiểu được các lệnh định dạng một đoạn văn bản, một trang văn bản

HS sử dụng được những lệnh để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản

Số câu

2(C6,7)

2(C8,9)

1(C15)

5

Số điểm

0,5

0,5

1,5

2,5

Tỉ lệ (%)

5

5

15

25

3. Trình bày thông tin ở dạng bảng

HS biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng

Hs hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng

Hs sử dụng được các lệnh trong trình bày thông tin ở dạng bảng

Số câu

1 (C10)

2 (C11,12)

1 (C16)

4

Số điểm

0,25

0,5

1

1,75

Tỉ lệ (%)

2,5

5

10

17,5

Tổng số câu

7

7

1

1

16

Tổng số điểm

3

4,5

1,5

1

10

Tỉ lệ (%)

30

45

25

100

2. Đề thi giữa kì 2 Tin học lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trường:.........................

KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM 2021 - 2022
Môn: Tin học 6

A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu 1: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

A. tiêu đề, đoạn văn.
B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
C. mở bài, thân bài, kết luận.
D. chương, bài, mục.

Câu 2: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

A. Bút, giấy, mực.
B. Phần mềm máy tính.
C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,...
D. Con người, đồ vật, khung cảnh,...

Câu 3: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.

Câu 4: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

Câu 5: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Câu 6: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:

A. Dòng.
B. Trang.
C. Đoạn.
D. Câu.

Câu 7: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
B. Chọn chữ màu xanh.
C. Căn giữa đoạn văn bản.
D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

Câu 8: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
D. Nhấn phím Enter.

Câu 9: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

A. chọn hướng trang đứng.
B. chọn hướng trang ngang.
C. chọn lề trang.
D. chọn lề đoạn văn bản.

Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,...

Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

A. 10 cột, 10 hàng.
B. 10 cột, 8 hàng.
c. 8 cột, 8 hàng.
D. 8 cột, 10 hàng.

Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?

A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?

Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình 9 và cho biết:

a) Tên của chủ đề chính.

b) Tên các chủ đề nhánh.

c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?

Đề thi giữa kì 2 Tin học lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?

Đề thi Tin học lớp 6 giữa HK2 sách Kết nối tri thức

Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.

1) Insert Left

a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn.

2) Insert Right

b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn.

3) Insert Above

c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn.

4) Insert Below

d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.

3. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

* Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu hỏi

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

B

C

D

C

D

C

D

C

A

C

B

C

B. Tự luận: (7 điểm)

CâuĐáp ánĐiểm

Câu 13:

- Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

- Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.

0,75

0,75

Câu 14:

a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6.

b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện.

c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ.

0,5

1,5

1

Câu 15:

- Tiêu đề: Căn lề giữa.

- Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản.

- Dòng cuối: Căn thẳng lề phải.

0,5

0,5

0,5

Câu 16:

1 – c

2 – d

3 – a

4 - b

0,25

0,25

0,25

0,25

Trên đây là Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 năm 2023-2024 sách Kết nối tri thức. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh, thầy cô tiết kiệm thời gian khi tiến hành ôn tập, ra đề trọng tâm theo chương trình sgk mới.

Mời các em tìm các tài liệu học tập và đặt câu hỏi tại group Bạn Đã Học Bài Chưa? để được giải đáp nhanh nhất có thể nhé.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 8.870
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm