Top 6 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 năm học 2022-2023 có đáp án

Top 6 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 năm học 2022-2023 có đáp án, bao gồm 3 đề thi, có kèm theo cả đáp án để học sinh ôn tập, rèn luyện kiến thức nhằm đạt kết quả tốt nhất cho kì thi cuối kì II. Bộ Đề thi Văn lớp 6 học kì 2 được giáo viên biên soạn khoa học, bám sát theo chương trình sách giáo khoa mới. Mời các em cùng tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Ngữ Văn lớp 6

Mức độ
Chủ đề

Nhận biết


Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
Vận dụng thấpVận dụng cao

I. Phần Văn bản

Phát hiện được đoạn văn trích từ văn bản: Bài học đường đời đầu tiên; tác giả Tô Hoài

Xác định được nội dung đoạn trích

Số câu: Câu 1

Số điểm: 1,5

Câu 1 - a

Số điểm: 1

Câu 1 - b

Số điểm: 0,5

Câu 1 - a, b

Số điểm: 1,5

II. Tiếng Việt

Chỉ ra câu văn có phép so sánh

Câu 1 - d

Số điểm: 1,0

Câu 1 - c

Số điểm: 1,0

III.Tập làm văn

Xác định được người kể chuyện

Nêu được suy nghĩ về nhân vật

Miêu tả một người thân

Câu 1 - b

Số điểm: 0, 5

Câu 1 - c

Số điểm: 1,0

Câu 2

Số điểm: 6

Câu 1 - b,c; Câu 2

Số điểm: 8

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ:

Câu 1- a

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Câu 1- b

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Câu 1 - c

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20 %

Câu 2

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

Số câu: 2

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

2. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án Kết nối tri thức

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng.

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”

(Theo Tuổi mới lớn , NXB trẻ)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ hai
B. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.

Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên?

A. Mẹ tôi
B. Chiếc áo rét
C. Những bàn tay cóng
D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?

Câu 3 : Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “không” trong cụm từ “không bị lạnh”?

A. bất
B. nhất
C. hữu
D. thất

Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ "hôm ấy” là

A. chỉ nơi chốn
B. chỉ nguyên nhân
C. chỉ phương tiện
D. chỉ thời gian.

Câu 5 : Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái?

A. Lá thư
B. Đôi găng tay
C. Đôi bông tai
D. Đôi tất.

Câu 6 : Dòng nào dưới đây là lời của nhân vật

A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái.
B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.
C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.
D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích?

A. Giàu lòng yêu thương.
B. Giàu ước mơ, thấu hiểu.
C. Hồn nhiên, trong sáng.
D. Giàu lòng vị tha.

Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là:

A. Ca ngợi tình cảm gia đình
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con?

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác.

2.1. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 có đáp án Kết nối

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

1

A

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

C

0,5

7

A

0,5

8

D

0,5

9

- Đồng tình với suy nghĩ của người con

- Người mẹ sẽ khen ngợi, động viên……( có thể có câu trả lời khác, miễn hợp lí)

0,5

0,5

10

HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau:

- Biết chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm tới bạn bè , những người có hoàn cảnh khó khăn…

- Biết ơn những người giúp đỡ mình…

1

II

VIẾT

4,0

a . Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề .

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

0,25

0,25

0,25

c. Nội dung

* Mở bài:

+ Giới thiệu việc tốt giúp đỡ người khác mà em đã làm.

+ Cảm nghĩ, ấn tượng của em về trải nghiệm ấy.

* Thân bài :

+ Nêu hoàn cảnh, lí do xuất hiện trải nghiệm ( trải nghiệm bắt đầu ở đâu, với ai, như thế nào?)

+ Kể diễn biến của trải nghiệm ( Em đã làm việc tốt như thế nào? Ai là người nhận? Họ có cử chỉ, lời nói, cảm xúc ra sao?...)

+ Kết thúc trải nghiệm ra sao? Em có suy nghĩ, mong muốn hoặc cảm xúc gì về trải nghiệm không?

*Kết bài:

Nêu suy nghĩ, cảm nhận và mong ước của em sau trải nghiệm của bản thân.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, lối kể sáng tạo.

0,25

3. Đề thi Văn lớp 6 học kì 2 Cánh Diều

PHÒNG GD&ĐT……………..
TRƯỜNG TH&THCS…………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
(Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

(Ngữ văn 6 - Tập 2, sách Cánh Diều)

Câu 1. (2 điểm)

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Cho biết nội dung của đoạn trích?

Câu 2. (2 điểm)

a. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh?

b. Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào? Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3. (1 điểm):

Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) rút ra bài học cho bản thân?

Phần II: Tập làm văn (5,0 điểm)

Câu 4. (5 điểm):

“Viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người bạn thân”.

3.1. Đáp án đề thi Văn lớp 6 học kì 2  Cánh Diều

CâuĐáp ánĐiểm

1

(2 điểm)

a)

- Bài học đường đời đầu tiên.

- Tô Hoài

0,5

0,5

b) Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. Qua đó bộc lộ được tính cách của nhân vật.

1

2

(2 điểm)

a)

- Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

0,5

0,5

b)

- Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng.

- Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt .

0,5

0,5

3

(1 điểm)

- Hình thức: Đảm bảo hình thức của một đoạn văn

- Nội dung:

+ Có câu chủ đề và các câu triển khai

+ Từ nội dung bài học của Dế Mèn, rút ra bài học cho bản thân: không nên huênh hoang tự mãn, cần biết cảm thông, chia sẻ, biết suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm một việc gì. Hãy khiêm tốn, biết lắng nghe, thấu hiểu, chịu khó học hỏi và yêu thương nhau nhiều hơn.

0,25

0,75

4

(5 điểm)

a) Mở bài

Giới thiệu khái quát về kỉ niệm

0,5

b) Thân bài:

Kể chi tiết, cụ thể về kỉ niệm ấy bằng cách làm rõ các nội dung sau:

+ Nêu địa điểm và thời gian xảy ra câu chuyện, các nhân vật liên quan.

+ Kể lại diễn biến câu chuyện từ bắt đầu đến kết thúc; chú ý các sự việc, hành động, ngôn ngữ,...đặc sắc, đáng nhớ.

+ Nêu điều làm em nhớ hay vui buồn, xúc động.

0,5

2,5

0,5

c) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của bản thân và bài học rút ra từ kỉ niệm ấy.

1

* Biểu điểm:

- Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng: Giới thiệu được câu chuyện, kể bám sát sự việc chính và các nhân vật tiêu biểu bằng lời văn của mình, rút ra được bài học và cảm nghĩ của bản thân.

- Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, mắc lỗi ít.

- Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, thể hiện chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng về, mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0,5 - 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi.

- Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

4. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU( 5 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Con yêu mẹ

- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết

- Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!

- Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ

- Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!

- Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ

- Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy

Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó

- À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế

(Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

Câu 5 (1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.

4.1. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU

Câu 1

- Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

0,5

0,5

Câu 2

- Nghệ thuật đặc sắc: So sánh

"Con yêu mẹ bằng ông trời"

"Con yêu mẹ bằng Hà Nội"

"Các đường như giăng tơ nhện"

"Con yêu mẹ bằng trường học"

"Con yêu mẹ bằng con dế"

- Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ "ông trời", "Hà Nội", "trường học", "con dế" và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó.

(Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)...

0,5

0,5

Câu 3

- Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc.

- Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.

0,5

0,5

Câu 4

Trong bài thơ "Con yêu mẹ" của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con.

1

Câu 5

Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: "Mẹ" - Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” - Trần Đăng Khoa; "Con nợ mẹ" - Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nátTa- go)…

(HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ))

1

II. PHẦN LÀM VĂN

A. Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn.

- Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh.

- Độ dài khoảng 200 chữ.

- Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ.

- Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS.

B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây:

I. Mở đoạn:

- Giới thiệu tác giả và bài thơ

- Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

II. Thân đoạn:

Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ:

+ Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích?

+ Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc).

+ Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất.

+ Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết.

III. Kết đoạn:

- Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

- Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

*Cách cho điểm:

- Đạt 3.5 - 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Đạt 1.5 - 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

- Đạt 1.0 - 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ , đặt câu.

- Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

0,25

0,25

1

1

1

1

0,25

0,25

5. Đề thi Văn lớp 6 học kì 2 năm 2023 có đáp án số 1

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi 1, 2

Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

a. Cô Tô

b. Sông nước Cà Mau

c. Vượt thác

d. Lòng yêu nước

2. Cấu trúc so sánh “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thiếu yếu tố nào ?

a. Vế A

b. Phương diện so sánh

c. Từ so sánh

d. Vế B

3. Câu thơ “Ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về” sử dụng kiểu hoán dụ nào?

a. Lấy bộ phận để gọi toàn thể

b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

4. Vị ngữ trong câu: “Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù” là:

a. Thánh Gióng

b. Cưỡi ngựa sắt

c. Vung roi sắt

d. Cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù

5. Câu nào sau đây sử dụng phép so sánh không ngang bằng?

a. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo

b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất

c. Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

d. Trẻ em như búp trên cành

6. Câu “Người ta gọi chàng là Sơn Tinh” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào?

a. Câu đinh nghĩa

b. Câu miêu tả

c. Câu giới thiệu

d. Câu đánh giá

II. Tự luận (7 điểm)

1. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam. (2đ)

2. Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 - 8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:

Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) (5đ)

5.1. Đề thi Văn lớp 6 học kì 2 năm 2023 có đáp án số 1

I. Phần trắc nghiệm

123456
cbcdcc

II. Phần tự luận

1.

- Giá trị nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết và lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có nhiều vẻ đẹp bình dị và phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước, con người Việt Nam. (1đ)

- Nghệ thuật của văn bản Cây tre Việt Nam: chi tiết hình ảnh chọn lọc mang tính biểu tượng; biện pháp nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu (1đ)

2.

HS viết đoạn văn đầy đủ cấu trúc 3 phần với những gợi ý sau:

- Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

→ Lặp cấu trúc Đêm nay Bác thuật lại sự việc Bác lặng ngồi không ngủ. (1đ)

- 2 câu cuối: anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình” (1đ)

+ Đó là phát hiện mang tính chân lý: tình yêu thương, sự bao dung của Người không chỉ là biểu hiện đơn lẻ, đó là nhân cách của Người- nhân cách vĩ đại, ngời sáng. (1đ)

+ Cuộc đời cách mạng Người trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ (1đ)

→ Sự hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam (1đ)

6. Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 2

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh em gái vẽ là :

a. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện

b. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ

c. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ

d. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện

2. Đoạn trích Vượt thác muốn làm nổi bật điều gì?

a. Cảnh vượt thác

b. Vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ

c. Cảnh dòng sông theo hành trình của con người

d. Vẻ đẹp hùng vĩ và sức mạnh của con người trong chịnh phục thiên nhiên

3. Trong những câu sau, câu nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất

b. Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết

c. Ngày mai trên đất nước này, tre vẫn là bóng mát.

d. Tre là người nhà, tre khắng khít với đời sống hằng ngày.

4. Phép tu từ nhân hóa trong câu văn: “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.” là kiểu nhân hóa gì gì?

a. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

b. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

5. Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp

AB
1. Cây tre Việt Nama. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn
2. Cô tôb. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo
3. Lượmc. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc
4. Vượt thácd. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi

II. Tự luận (7 điểm)

1. Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

b. Tre là người nhà, tre khăng khít với cuộc sống hàng ngày.

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn dưới đây. Nêu tác dụng của phép tu từ em đã xác định Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân. (1đ)

3. Hãy tả quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi? (4đ)

6.1. Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 số 2

I. Phần trắc nghiệm

12345
bdda1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 - a

II. Phần tự luận

1.

Phân tích thành phần chính của các câu sau: (2đ)

a. Dưới bóng tre xanh, ta// giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. (1đ)

CN VN

b. Tre// là người nhà, tre //khăng khít với cuộc sống hàng ngày. (1đ)

CN1 VN1 CN2 VN2

2.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là biện pháp nhân hóa. (0.5đ)

Tác dụng: hình ảnh Dế Mèn hiện lên sinh động, giống người, giàu sức gợi hình, gợi cảm. (0.5đ)

3.

HS viết bài dựa vào một số gợi ý sau:

a. Mở bài(0.5đ)

- Giới thiệu giờ ra chơi: thời gian, địa điểm... sân trường im ắng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi...

b. Thân bài (3đ) Tả cảnh sân trường:

- Tả bao quát: (1đ)

+ Cảnh sân trường lúc bắt đầu ra chơi: ồn ào, náo nhiệt hẳn lên.....

+ Hoạt động vui chơi của mọi người trong cảnh (chạy nhảy, vui đùa...)

- Tả chi tiết: (1đ)

+ Cảnh tập thể dục: HS nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ, các động tác đều và đẹp...

+ Cảnh vui chơi: Hoạt động vui chơi của từng nhóm (nhảy dây, kéo co, đá cầu, rượt bắt, chơi truyền, ô ăn quan....được nhiều bạn ưa thích); Có nhóm bạn không thích nô đùa mà ngồi trò chuyện, đọc chuyện, ôn bài...Âm thanh: hỗn độn, tiếng cười đùa, la hét...

+ Không khí: nhộn nhịp, sôi nổi...

+ Tả cảnh vật xung quanh sân trường: cây cối, các loài vật như chim chóc.... (tả lồng vào các cảnh trên)

- Tả cảnh sân trường sau giờ ra chơi: Trống báo, cảnh vào lớp, sân trường vắng lặng, chỉ nghe thấy tiếng học bài từ các lớp vọng ra, tiếng chim chóc chuyền cành, tiếng lá cây rì rào trong gió... (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Cảm nghĩ về giờ ra chơi (nêu lợi ích của giờ ra chơi): giải toả nỗi mệt nhọc, căng thẳng; đầu óc thư giãn, thoải mái, tiếp thu bài học tiếp theo được tốt hơn.

7. Đề thi cuối học kì 2 môn văn lớp 6 số 3

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp (1đ)

AB
1. Buổi học cuối cùnga. Bức tranh thiên nhiên rộng lớ, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau
2. Sông nước Cà Maub. Lòng yêu thương sâu sắc của Bác với bộ đội và nhân dân; tình cảm cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác
3. Bức tranh của em gái tôic. Tình cảm hồn nhiên, trong sáng và lòng nhân hậu của người em đã giúp anh nhận ra phần hạn chế của mình
4. Đêm nay Bác không ngủd. Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở An – dat và hình ảnh thầy Ha – men cùng chân lí về tiếng nói dân tộc

2. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo lời của nhân vật nào?

a. Dế Mèn b. Dế Choắt c. Chị Cốc d. Bác Xiến Tóc

3. Nội dung nổi bật của đoạn trích Vượt thác là gì?

a. Cảnh vượt thác oai phong của Dượng Hương Thư

b. Cảnh vật rộng lớn, mênh mông trên sông Thu Bồn

c. Hai nét tính cách nổi bật của Dượng Hương Thư khi vượt thác và lúc ở nhà

d. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ

4. Nét độc đáo của cảnh vât trong Sông nước Cà Mau là gì?

a. Sông ngòi, kênh rach bủa giăng chi chít như mạng nhện.

b. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ

c. Chợ nổi trên sông

d. Cả 3 đáp án trên

5. Tâm trạng đầu tiên của người anh trai khi thấy bức tranh Kiều Phương vẽ là:

a. Ngạc nhiên b. Xấu hổ c. Hãnh diện d. Ăn năn

II. Tự luận (7 điểm)

1. Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.(2đ)

2. Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho mình? (5đ)

7.1. Đáp án đề thi cuối học kì 2 môn văn lớp 6 số 3

I. Phần trắc ngiệm

1. 1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b.

2345
adda

II. Phần tự luận

1.

HS viết đoạn văn ngắn tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi theo các dòng sự kiện sau:

- Kiều Phương là cô gái thích vẽ tranh nên thường lục lọi đồ và tự pha chế màu vẽ. (0.5đ)

Người anh trai của Kiều Phương sau khi biết em gái có tài năng hội họa thì ghen tị, mặc cảm, luôn tìm cách xa em gái. (0.75đ)

- Kiều Phương đạt giải nhất trong kì thi vẽ tranh, người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và ân hận về lỗi của mình. (0.75đ)

2.

* Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt:

- Huênh hoang: “Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa” (0.5đ)

- Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn (0.5đ)

- Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít. (0.5đ)

- Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi (0.5đ)

→ Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ. (1đ)

*Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình. (1đ)

- Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”. (1đ)

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
82 33.902
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo