TOP 9 Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều 2023-2024
Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều năm học 2023-2024 gồm TOP 9 đề thi học kì 1 Văn 6 sách Cánh Diều có ma trận, đáp án chi tiết giúp các em học sinh nắm được cấu trúc đề thi theo chương trình mới. Qua đó các em tự ôn luyện, củng cố kiến thức môn Văn lớp 6, đồng thời so sánh, đối chiếu đáp án ngay khi làm xong.
Mời bạn đọc tham khảo và tải miễn phí Đề kiểm tra Cuối HK1 Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều tại bài viết sau của HoaTieu.vn.
Bộ đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều 2023-2024
1. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều số 1
Ma trận Đề thi Cuối kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu | Thơ và thơ lục bát | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Bảng đặc tả ma trận đề thi HK1 Văn 6 Cánh diều
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1
| Đọc hiểu | Thơ và thơ lục bát | Nhận biết: - Nhận biết được thể thơ, số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát. (1) - Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. (2) - Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ (3) Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ. (4) - Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. (5) Vận dụng: - Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản. (6) | 5TN | 3TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1* | 1* | 1* | 1TL* |
| |||||||
Tổng |
| 5TN | 3TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 30% | 30% | 30% | 10% | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
- Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
Đề thi Cuối kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao Vệt Nam)
Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào? (1)
- Thơ lục bát
- Thơ song thất lục bát
- Thơ tự do
- Thơ sáu chữ
Câu 2 : Điền từ :Cách hiệp vần của thể thơ lục bát thường gieo vần .............câu lục và tiếng thứ 6 câu bát ở cặp thứ nhất, tiếng thứ 8 của câu bát vần ............ của câu lục sau, thường là vần bằng. (1)
- tiếng thứ hai
- tiếng thứ tư
- tiếng thứ sáu
- Tiếng thứ tám
Câu 3. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? (3)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
- Ẩn dụ
- So sánh
- Hoán dụ
- Nhân hóa
Câu 4. Các từ: Công cha, Thái Sơn là từ ghép đúng hay sai? (3)
- Đúng B. Sai
Câu 5. Hai câu thơ được dẫn ở câu hỏi số 3 gợi lên điều gì ở người cha? (2)
- Vất vả lo toan
- Công lao to lớn
- Yêu con tha thiết
- Giàu đức hi sinh
Câu 6. Bài ca dao trên nói về chủ đề gì? (4)
- Tình cảm gia đình
- Tình yêu quê hương đất nước
- Tình yêu thiên nhiên
- Tình cảm cha con
Câu 7. Hai câu thơ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Gợi em liên tưởng đến câu nào sau đây? (4)
- Cha là bóng mát giữa trời
Cha là điểm tựa bên đời của con. - Cha là tất cả cha ơi
Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương. - Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chin tháng cưu mang. - Xa cha lòng những quặn đau,
Biết ngày nào mới cùng nhau quây quần.
Câu 8. Hai câu ca dao cuối, người cha mong ước gì ở con? (5)
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
- Khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
- Thành công trong cuộc sống
- Sống có ích với xã hội
- Sống hiếu thảo, kính trọng cha mẹ
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Em hiểu bài ca dao muốn nhắn gửi chúng ta điều gì? (6)
Câu 10. Từ thông điệp của bài ca dao trên, em rút ra bài học gì về phận làm con đối với cha mẹ. (6)
II. VIẾT(4.0 điểm)
Hãy viết một bài văn kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em thêm phong phú hơn.
Đáp án Đề thi Cuối kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | A | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | C | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | - Nêu và giải thích được thông điệp bài ca dao muốn nhắn gửi | 1,0 | |
10 | - Rút ra được bài học và lí giải được vấn đề đã rút ra. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tư sự. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm của bản thân. | 0,25 | |
| c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân. HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 2,5 | |
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm sẽ kể. - Những sự việc chính trong trải nghiệm: bắt đầu, diễn biến, kết thúc… - Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân… |
| ||
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
2. Đề kiểm tra môn Văn lớp 6 Cánh Diều học kì 1 số 2
Ma trận Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6 Cánh Diều
1. MA TRẬN ĐỀ THI
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng
| % Tổng điểm | |||||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng
| Vận dụng cao | |||||||||||||||
TNKQ | TL | Th. gian | TNKQ | TL | Th. gian | TNKQ | TL | Th. gian | TNKQ | TL | Th. gian | TN | TL | Th. gian |
| |||
1
| Đọc hiểu | Thơ lục bát
| 3 | 0 |
| 5 | 0 |
| 0 | 2 |
| 0 |
|
| 8 | 2 |
| 60 |
2 | Viết | Văn tự sự | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 1 | 40 | ||||||
Tổng | 15
| 5 |
| 25 | 15 |
| 0 | 30 |
| 0 | 10 |
| 8 | 3 |
|
100% | ||
Tỉ lệ % | 20% |
| 40% |
| 30% |
| 10% |
|
|
|
| |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
|
|
|
- BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA.
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu
| Vận dụng
| Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ lục bát | Nhận biết: - Nhận biết thể thơ. - Nhận diện yếu tố miêu tả trong bài thơ. - Nhận diện từ láy. Thông hiểu: - Nêu được chủ đề của văn bản. - Chỉ ra nét độc đáo của hình ảnh trong thơ. - Chỉ ra tác dụng của yếu tố miêu tả trong thơ. - Nêu được cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong câu thơ. Vận dụng: - Đánh giá được giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ. - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử từ văn bản gợi ra. | 3 TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Kể lại một trải nghiệm của bản thân. | Nhận biết: Nhận diện yêu cầu của đề, xác định đúng kiểu bài văn tự sự (Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân) Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân gồm 3 phần MB,TB, KB (Cần có nhân vật, sự việc, cốt truyện…) Vận dụng: Sử dụng các yếu tố để viết bài. Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. | 1TL* | |||
Tổng |
| 3 TN | 5TN | 2 TL | 1 TL | ||
Tỉ lệ % |
| 20 | 40 | 30 | 10 | ||
Tỉ lệ chung |
| 60 | 40 |
Đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6 Cánh Diều
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn thơ sau:
Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
(Bức tranh quê – Thu Hà)
Lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
- Thơ tự do.
- Thơ bốn chữ.
- Thơ năm chữ.
- Thơ lục bát.
Câu 2. Những hình ảnh nào không được nhắc đến trong đoạn thơ?
- Bờ đê.
- Cánh cò.
- Đàn bò.
- Dòng sông.
Câu 3. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
- Chòng chành.
- Ngân nga.
- Mượt mà.
- Thanh đạm.
Câu 4. Chủ đề của đoạn thơ là gì?
- Tình cảm gia đình.
- Tình yêu quê hương đất nước.
- Tình yêu thiên nhiên.
- Tình yêu đôi lứa.
Câu 5. Dòng nào nêu đúng nội dung của đoạn thơ trên?
- Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê ven biển.
- Vẻ đẹp bình dị chốn quê hương Bắc bộ.
- Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
- Mong muốn được quay trở về với cuộc sống ở làng quê của tác giả.
Câu 6. Em hãy cho biết hình ảnh quê hương gắn liền với các sự vật (dòng sông, cánh cò, đàn bò, sáo diều) được nhìn dưới con mắt của ai?
- Chú bộ đội.
- Người con đi xa nhà, xa quê.
- Cô giáo.
- Trẻ thơ.
Câu 7. Trong câu thơ “Sáo diều trong gió ngân nga”, từ “ngân nga’’ có nghĩa là gì?
- Chỉ âm thanh kéo dài và vang mãi.
- Chỉ âm thanh vui vẻ.
- Chỉ âm thanh trong trẻo.
- Chỉ âm thanh buồn.
Câu 8. Đoạn thơ trên đã thể hiện tình cảm gì của tác giả?
- Yêu quê hương rất sâu đậm.
- Nhớ quê hương.
- Yêu mến, tự hào về quê hương.
- Vui khi được về thăm quê.
Hãy trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.”
Câu 10. Từ đoạn thơ trên, gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương?
PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm).
Kì nghỉ hè là khoảng thời gian vô cùng bổ ích để chúng ta được vui chơi, rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động tập thể giúp đỡ mọi người.
Em hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm làm được việc tốt của em trong thời gian vừa qua.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6 Cánh Diều
PHẦN ĐỌC – HIỂU
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | D | 0,5 |
2 | A | 0,5 |
3 | D | 0,5 |
4 | B | 0,5 |
5 | C | 0,5 |
6 | B | 0,5 |
7 | A | 0,5 |
8 | C | 0,5 |
9 | Câu văn: “Bức tranh đẹp tựa thiên đường.” - Sử dụng biện pháp so sánh - Tác dụng: Ca ngợi cảnh quê hương tươi đẹp đồng thời thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. | 1,0 |
10 | Đoạn thơ gợi ra những tình cảm: - Tự hào trước vẻ đẹp của quê hương. - Yêu quê hương - Cần có trách nhiệm học tập, rèn luyện để xây dựng và bảo vệ quê hương giàu đẹp | 1,0 |
PHẦN VIẾT
Tiêu chí đánh giá | Mức độ | ||||
Mức 5 (Xuất sắc) (3.6-4đ) | Mức 4 (Giỏi) (3-3.5đ) | Mức 3 (Khá) (2.5-2.9đ) | Mức 2 (Trung bình) (2-2.4đ) | Mức 1 (Yếu) (Dưới 2đ) | |
Chọn được trải nghiệm để kể | Lựa chọn được trải nghiệm sâu sắc | Lựa chọn được trải nghiệm có ý nghĩa | Lựa chọn được trải nghiệm để kể | Lựa chọn được trải nghiệm để kể nhưng chưa rõ ràng | Chưa có trải nghiệm để kể |
Nội dung của trải nghiệm | Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục. | Nội dung trải nghiệm phong phú; các sự kiện chi tiết, rõ ràng. | Nội dung trải nghiệm tương đối đầy đủ; sự kiện, chi tiết khá rõ ràng. | Nội dung trải nghiệm còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt. | Chưa rõ nội dung trải viết tản mạn, vụn vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể. |
Tính liên kết của các sự việc | Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục. | Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic. | Các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. | Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt. | Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết rõ ràng. |
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm để kể | Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động. | Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng các từ ngữ phong phú, phù hợp. | Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng. | Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ chưa rõ ràng. | Chưa thể hiện được cảm xúc trước trải nghiệm được kể. |
Thống nhất về ngôi kể | Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. | Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. | Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. | Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. | Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất. |
Diễn đạt | Hầu như không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp | Mắc rất ít lỗi diễn đạt nhỏ | Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng. | Bài viết còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. | Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt |
Trình bày | Trình bày rõ bố cục của bài văn; sạch đẹp, không gạch xoá | Trình bày rõ bố cục của bài văn; rõ ràng, không gạch xoá. | Trình bày bố cục của bài văn; chữ viết rõ ràng, có ít chỗ gạch xoá. | Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; chữ viết khoa học, có một vài chỗ gạch xoá. | Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xoá |
Sáng tạo | Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo. | Bài viết có ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo. | Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo. | Bài viết không có ý tưởng và cách cách diễn đạt sáng tạo. | Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo. |
3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 Cánh Diều số 3
Ma trận Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh Diều
Mức độ
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng số |
I. Đọc-hiểu Văn bản hồi kí
| - Nhận biết được thể loại và đặc điểm thể loại - Nhận biết được tính xác thực của kí - Nhận biết được ngôi kể. - Giải nghĩa từ đa nghĩa | - Hiểu được nội dung của đoạn trích - Hiểu tâm trạng, cảm xúc được thể hiện - Phân tích được tác dụng của ngôi kể thứ nhất. | - Đặt câu với từ đa nghĩa và giải nghĩa. | |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: | 4,0 2,5 25% | 3,5 2,5 25% | 0,5 1,0 10% | 8 6,0 60% |
II. Viết Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về thơ lục bát | - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài ca dao chủ đề tình cảm gia đình - Viết câu có vị ngữ là cụm từ | |||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
|
| 1 4,0 40% | 1 4,0 40% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ: | 4,0 2,5 25% | 3,5 2,5 25% | 1,5 5,0 50% | 9 10,0 100% |
Đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh Diều
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6 ĐIỂM)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ
Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi.
Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.
Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai , trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.
Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.
Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.
(Theo Nguyễn Hiến Lê)
1. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng, mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
- Hồi kí
- Du kí
- Truyện ngắn
- Tiểu thuyết
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?
- Câu mở đầu văn bản
- Câu cuối văn bản
- Tiêu đề (nhan đề) của văn bản
- Câu mở đầu các đoạn văn
Câu 3: Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này?
- Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua
- Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ
- Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng
- Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe
Câu 4: Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây?
- Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả
- Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
- Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng…
- Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ.
Câu 5: Dòng nào chứa cảm xúc của người viết:
- Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch
- Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ
- …. thế mà đã sáu chục năm qua rồi!
- … cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về.
Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên?
- Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
- Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
- Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên
- Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên.
2. Tự luận (3 điểm)
Câu 7 (1,5 điểm): Trong câu: “Cha tôi dạy sớm… để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa.
Câu 8 (1,5 điểm): Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
PHẦN II. VIẾT (4 ĐIỂM)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
(Ca dao)
Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó.
Đáp án đề thi học kì 1 Văn 6 Cánh Diều
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ I
Ngữ văn 6
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | A | C | C | A |
Phần tự luận: 3,0 điểm
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 7 | - Nghĩa của “chân” trong từ “chân đê”: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. - HS đặt câu đúng ngữ pháp, nội dung hợp lí. - Giải nghĩa từ “chân” chính xác. Ví dụ: + bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, … + bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác … | 0,5 0,5 0,5 |
Câu 8 | - Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. - Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: + Giúp tác giả dễ dàng ghi lại những cảm xúc, tâm trạng, quan sát, … mà chính tác giả đã trải qua trong buổi học đầu tiên… + Câu chuyện được kể giản dị, chân thực – gây xúc động cho người đọc. | 0,5 1,0 |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Yêu cầu | Điểm |
Về hình thức: - Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn) - Dung lượng: khoảng 10 câu (+ - 2 câu). - Bố cục đủ 3 phần: MĐ – TĐ – KĐ. - Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, liên kết câu. | 0,25 0,25 0,25 0,25 |
Về nội dung: * Mở đoạn: - Giới thiệu bài ca dao. - Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao. * Thân đoạn: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo yêu cầu: - Bày tỏ cảm xúc với nghệ thuật độc đáo của bài ca dao: Biện pháp tu từ so sánh: Công cha – núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ - nước trong nguồn. Phân tích được giá trị… - Bày tỏ cảm xúc với nội dung của bài ca dao: + công ơn mẹ cha lớn lao, không bao giờ vơi cạn, … + lời nhắn nhủ về đạo hiếu làm con giản dị mà sâu sắc * Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Liên hệ bản thân. | 0,5 2,0 0,5 |
.....................
Tải file Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều về máy để xem trọn bộ đề thi.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 6 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
(10 mẫu) Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
-
TOP 9 Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Cánh Diều 2023-2024
-
Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích siêu hay lớp 6
-
Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 dòng về chủ đề tình cảm gia đình trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ
-
Kể lại truyện cổ tích Cây tre trăm đốt bằng lời văn của em lớp 6
-
Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường lớp 5 ngắn gọn, chi tiết (13 mẫu)
-
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng nói về cảm xúc của em khi xem một buổi biểu diễn văn nghệ
-
Top 60 Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích ngắn gọn lớp 6
-
Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất vì sao?
-
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn nạn bạo lực học đường
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 Cánh Diều
Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2024-2025
Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà. Em có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
Em thích bài ca dao nào nhất? Vì sao? (Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?)
Bài tập ôn hè môn Văn 6 lên 7 sách Cánh Diều có đáp án 2024
Kể lại câu chuyện trong bài thơ Lượm dựa theo trật tự thời gian hay nhất (3 mẫu)
6 Đề thi học kì 2 Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh Diều năm học 2023-2024