Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? Cùng với sự phát triển của cuộc sống và khoa học kĩ thuật là tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nghiễm không khí ngày càng nghiêm trọng do lượng khí xả thải ra môi trường bởi các hoạt động sản xuất. Câu hỏi khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? cũng đang nhận được sự quan tâm rất nhiều từ mọi người. Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng tham khảo lời giải dưới đây của HoaTieu.vn.

Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?
Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

1. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

Đây là câu hỏi bài tập số 10.7 trang 31 sách bài tập KHTN 6 - Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi: Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm?

  • A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí.
  • B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí.
  • C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác.
  • D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn.

Đáp án: Chọn C là đáp án đúng

Lý giải:

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi thành phần của không khí. Thể hiện ở chỗ khói, bụi, hơi, khó lạ xâm nhập vào không khí. Làm cho không khí phát sinh mùi, giảm tầm nhìn, gây nên sự biến đổi khí hậu. Đặc biệt, gây nên nhiều tác hại đến cho con người, sinh vật, hệ sinh thái.

Như vậy: đáp án "C. Khi thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác" là đáp án đúng.

2. Ô nhiễm không khí là gì?

HÌnh ảnh minh họa: Ô nhiễm không khí
HÌnh ảnh minh họa: Ô nhiễm không khí

Theo Bộ Y Tế Việt Nam:

Ô nhiễm không khí xảy ra khi không khí có chứa các thành phần độc hại như các loại khí, bụi lơ lửng, khói, mùi. Hay nói cách khác những chất này trong không khí có thể ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ hoặc sự thoải mái của con người, động vật hoặc có thể dẫn đến nguy hại đối với thực vật và các vật chất khác.

Trong không khí bị ô nhiễm có chứa các loại khí, các hạt vật chất lơ lửng và các hạt chất lỏng dưới dạng bụi (aerosol) làm thay đổi thành phần tự nhiên của khí quyển. Một số loại khí là những thành phần của không khí sạch như CO2 cũng sẽ trở nên nguy hại và là chất ô nhiễm không khí khi nồng độ của nó cao hơn mức bình thường. Ô nhiễm không khí có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và những thành phần khác của môi trường như đất, nước.

3. Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?

Câu hỏi: Nước nào có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới?

  • A. Hoa Kì.
  • B. Pháp.
  • C. Anh.
  • D. Đức.

Đáp án: Chọn A là đáp án đúng.

Lý giải: Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, Hoa Kì là nước có lượng khí thải bình quân đầu người cao nhất thế giới.

4. Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã?

Câu hỏi: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã?

  • A. Kí hiệp định thương mại tự do.
  • B. Thành lập các hiệp hội khu vực.
  • C. Kí nghị định thư Ki-ô-tô.
  • D. Hạn chế phát triển công nghiệp.

Đáp án: Chọn C là đáp án đúng.

Lý giải: Trước tình trạng báo động của ô nhiễm không khí các nước đã kí nghị định thư Ki-ô-tô.

Nghị định thư Kyoto là một cam kết được tiến hành dựa trên các nguyên tắc của Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu. Trong đó những quốc gia tham gia ký kết phải chấp nhận việc cắt giảm khí CO2 và năm loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác, hoặc có thể tiến hành biện pháp thay thế như mua bán phát thải nếu không muốn đáp ứng yêu cầu đó.

Bản dự thảo được ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia họp nhóm tại Kyoto, và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005.

Kể từ tháng 9 năm 2011 đã có khoảng 191 nước ký kết tham gia chương trình này. Trong đó có khoảng 36 nước phát triển (với liên minh châu Âu được tính là một) được yêu cầu phải có hành động giảm thiểu khí thải nhà kính mà họ đã cam kết cụ thể trong nghị trình (lượng khí này chiếm hơn 61,6% của lượng khí của nhóm nước Phụ lục I cần cắt giảm). Nghị định thư cũng được khoảng 137 nước đang phát triển tham gia ký kết trong đó gồm Brasil, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng không chịu ràng buộc xa hơn các vấn đề theo dõi diễn biến và báo cáo thường niên về vấn đề khí thải.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn

Đánh giá bài viết
2 551
0 Bình luận
Sắp xếp theo