4 Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 Chân trời sáng tạo 2024

Tải về

Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023-2024 - HoaTieu.vn xin chia sẻ đến bạn đọc TOP 4 Đề thi HĐTN, HN lớp 6 cuối HK2 sách Chân trời sáng tạo có đáp án và ma trận để học sinh ôn luyện, giải đề và đối chiếu kết quả, từ đó nắm vững kiến thức nhằm quả đạt kết quả cao trong kỳ thi khảo sát cuối năm học. Mời các em tải file .doc Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 6 CTST mới năm 2024 về máy để ôn tập thuận tiện hơn.

Đề Kiểm tra cuối kì II HĐTN HN 6 CTST
Đề Kiểm tra cuối kì II HĐTN HN 6 CTST

1. Nội dung Bộ Đề thi trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 cuối kì 2 CTST

STTCấu trúcMa trậnBản đặc tảĐáp án
Đề 1

Trắc nghiệm: 12 câu; Tự luận: 2 câu

Đề 2

Trắc nghiệm: 8 câu; Tự luận: 3 câu

KhôngKhông
Đề 3

Trắc nghiệm: 8 câu; Tự luận: 2 câu

KhôngKhông
Đề 4

Trắc nghiệm: 8 câu, Tự luận: 2 câu

KhôngKhông

2. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 6 CTST số 1

Ma trận Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 Chân trời sáng tạo

Chủ đề

Mức độ

Tổng số câu

Điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chủ đề 6. Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện

4 câu

2 câu

6 câu

3,0

Chủ đề 7. Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam

3 câu

1 câu

4 câu

2,0

Chủ đề 8. Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu biến đổi khí hậu

1 câu

1 ý

1 câu

1 ý

2 ý

2 câu

3,0

Chủ đề 9. Tôn trọng người lao động

1 ý

1 ý

2 ý

2,0

Số câu/số ý

8 câu

2 ý

2 câu

1 ý

2 câu

1 ý

4 ý

12 câu

10,0

Điểm số

4,0

2,0

1,0

1,0

1,0

1,0

4,0

6,0

10,0

Tổng điểm

4,0

3,0

2,0

1,0

10,0

10,0

Bản đặc tả Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 CTST

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(ý số/câu số)

TN

(câu số)

Xây dựng cộng đồng văn minh, thân thiện

Nhận biết

-Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

-Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng.

4

1,2,4,5

Thông hiểu

-Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

-Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng.

Vận dụng

-Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn.

-Thể hiện được hành vi văn hoá nơi công cộng.

2

3,7

Vận dụng cao

-Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương; biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện nguyện ở nơi cư trú.

Tìm hiểu nghề truyền thống ở Việt Nam

Nhận biết

-Giới thiệu được một số truyền thống của địa phương.

-Nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản, trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống.

-Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.

3

6,9,12

Thông hiểu

-Thể hiện được cảm xúc, hứng thú với khám phá cảnh quan thiên nhiên.

-Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

-Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.

1

8

Vận dụng

-Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam.

-Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.

-Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống.

Vận dụng cao

-Thể hiện được cảm xúc, hứng thú với khám phá cảnh quan thiên nhiên.

-Thực hiện được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

Phòng tránh thiên tai và giảm thiểu khí hậu

Nhận biết

-Nhận biết được những dấu hiệu của thiên tai và biết cách tự bảo vệ trong một số tình huống thiên tai cụ thể.

1

10

Thông hiểu

-Chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người.

-Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.

1 ý

1

14a

11

Vận dụng

-Vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng có nguồn gốc từ những động vật quý hiếm.

Vận dụng cao

-Chỉ ra được những tác động của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người.

-Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.

1 ý

14b

Tôn trọng người lao động

Nhận biết

-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.

Thông hiểu

-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.

1 ý

13a

Vận dụng

-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.

1 ý

13b

Vận dụng cao

-Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau.

Đề thi trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo

Trường THCS …….
Họ và tên:……………………………
Lớp: …………………………………

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM 2023 - 2024
MÔN HĐTN-HN - KHỐI LỚP 6
Thời gian: 45 phút

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) Học sinh chọn 1 phương án trả lời đúng (A hoặc B hoặc C hoặc D) rồi ghi vào bảng bên dưới phần bài làm.

Câu 1. Cho các hành vi sau:

1. Giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật khi lên xuống tàu, xe, qua đường.
2. Xả rác bừa bãi, cười nói ầm ĩ nơi công cộng.
3. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự nơi công cộng.
4. Giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh nơi công cộng.
5. Chen lấn, xô đẩy người khác để nhanh đến lượt hoặc chiếm chỗ của người khác khi xếp hàng chờ.

Những hành vi thể hiện nếp sống văn hóa, quy tắc, quy định nơi công cộng là

A. 1,2,3.
B. 2,3,4.
C. 1,3,4.
D. 2,4,5.

Câu 2. Những hành vi ứng xử nào không đúng nơi công cộng?

A. Cười nói đủ nghe nơi đông người.
B. Xếp hàng theo thứ tự nơi công cộng.
C. Giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên nơi công cộng.
D. Chen lấn, xô đẩy nhau nơi công cộng.

Câu 3. M. đang ngồi ở trạm chờ xe buýt thì có một bà cụ xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. M. đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của M. không?

A. Không đồng tình vì hành động của M. thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
B. Đồng tình vì số lượng ghế có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
C. M. làm như vậy là đúng vì M. đã ngồi trước đó.
D. M. làm như vậy là đúng, vì coi như không nhìn thấy bà cụ.

Câu 4. Nếu khoảng cách nói chuyện giữa em và bạn hơi xa nhau, em cần:

A. tiến lại gần bạn hơn để nói.
B. hét lên để bạn nghe thấy.
C. nói thật to để bạn nghe thấy.
D. dùng loa nói để bạn nghe thấy.

Câu 5. Nhận được điện thoại khi đang ngồi với nhóm bạn, em nên làm gì?

A. Nói chuyện bật video tại đó.
B. Nói chuyện tại đó với âm lượng vừa phải.
C. Nói chuyện cười đùa thật lớn tại đó.
D. Đi ra chỗ khác để trò chuyện.

Câu 6. Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:

A. Thận trọng và tuân thủ quy định.
B. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc.
C. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.
D. Tất cả các yêu cầu trên.

Câu 7. Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?

A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.

Câu 8. Ý nghĩa của các việc làm để giữ gìn nghề truyền thống:

A. Định hướng nghề nghiệp cho HS, đồng thời góp phần phân luồng HS cũng như phát triển nghề truyền thống.
B. Giúp hồi sinh cho các làng nghề truyền thống, tạo ra những thay đổi, thích ứng phù hợp nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.
C. Đảm bảo thu nhập, tương lai cho người lao động và làng nghề.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 9. Nghề không phải nghề truyền thống là:

A. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ.
B. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên, Hà Nội.
C. Nghề lập trình thiết kế các trò chơi qua mạng Internet.
D. Nghề làm nón làng Chuông ở Thanh Oai, Hà Nội.

Câu 10. Một số thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng:

A. Xâm nhập mặn, sạt lở đất.
B. Lũ quét, sạt lở đất, mưa đá.
C. Bão, cháy rừng, xâm nhập mặn.
D. Động đất, núi lửa phun trào.

Câu 11. Dấu hiệu trời sắp mưa, bão:

A. Bầu trời quang đãng, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ngày.
B. Xuất hiện mây vẫn vũ như nếp nhăn, tích tụ phía cuối chân trời. Trên lớp mây này thường có quầng mây xuất hiện, tây cứ thấp dần, dày, đen dần, bay nhanh và ngày càng nhiều.
C. Chớp xa xuất hiện liên tục, đều đặn, hướng chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven biển nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chóp ở hướng Đông – Nam.
D. Tất cả các dấu hiệu trên.

Câu 12. Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta?

A. Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Vườn quốc gia Cát Tiên.
D. Cố đô Huế.

PHẦN II: TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 13. (2,0 điểm)

a. Đọc câu chuyện của T. và trả lời câu hỏi.

Bố của T. là nhân viên quét rác. Mỗi buổi sáng bố thường chở T. đến trường với bộ đồ của nhân viên quét rác. Một số bạn trong lớp xì xào về công việc của bố T. Mặc dù vậy, T. vẫn luôn tự hào về công việc của bố. Nhờ công việc ấy mà bố có thể lo toan cuộc sống cho gia đình. Hơn nữa, sự tận tụy của bố có thể giúp môi trường sạch đẹp hơn.

- Vì sao T. tự hào về công việc của bố?

- Nếu là T. em sẽ ứng xử như thế nào với nhóm bạn xì xào về công việc của bố mình?

b. Bố, mẹ, người thân em làm nghề gì? Em thể hiện sự trân quý nghề của bố, mẹ, người thân như thế nào?

Câu 14. (2,0 điểm)

a. Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt do tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy. Khi có dấu hiệu của sạt lở đất, em nên làm gì để đảm bảo an toàn?

b. Em và người thân cần thực hiện những biện pháp và việc làm nào để giảm thiểu biến đổi khí hậu?

Đáp án đề kiểm tra HĐTN HN lớp 6 cuối kì 2 CTST

PHÒNG GD&ĐT …..

TRƯỜNG THCS…..

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023-2024

Môn: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 6

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6 điểm): Mỗi phương án trả lời đúng được 0,5đ.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

D

A

A

D

D

C

D

C

B

D

C

PHẦN II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

13

(2 điểm)

a.

- Tự hào về công việc của bố vì: nhờ có công việc ấy bố có thể lo toan cuộc sống cho gia đình. Với sự tận tuỵ của bố có thể giúp môi trường sạch đẹp hơn.

- Nếu có người bàn tán về công việc của bố mẹ em nghĩ bản thân sẽ nói luôn tự hào dù bố mẹ làm nghề gì. Vì công việc của họ mới có mình đứng đây ngày hôm nay.

b. Học sinh trả lời theo nghề nghiệp của bố, mẹ, người thân và thể hiện thái độ như tự hào, yêu mến …

0,5đ

0,5đ

1,0đ

14

(2 điểm)

a.

học sinh nêu được:

- Sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương

- Di chuyển nhanh ra khỏi nơi sạt lở

- Không đi lại gần cầu, cống khi nước đang lên, không bơi lội ở sông suối khi có mưa lớn hoặc khi nước chuyển từ trong sang đục

- Không vào bất kỳ ngôi nhà nào khi chưa được người lớn kiểm tra

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

b.

- tiết kiệm điện, nước

- trồng thêm cây, rừng

- hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, nilon

- tăng cường sử dụng năng lượng tự nhiên

- phân loại rác thải

- sử dụng phương tiện giao thông công cộng

- vận động người thân thực hiện tiết kiệm điện, nước, năng lượng …

Học sinh nêu được 4 ý được 0,25đ/ý

3. Đề thi học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 6 CTST số 2

Xem trọn bộ 4 Đề thi trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 cuối kì 2 Chân trời sáng tạo tại file tải về.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 6: Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 413
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm