Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ
Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là đề bài tập làm văn trong chương trình sách giáo khoa lớp 6 mới dùng trong năm học 2024. Dưới đây là một số mẫu ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ để các em học sinh tham khảo nhằm viết cho mình một bài văn hay và ý nghĩa và đạt điểm cao.
Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự miêu tả Đêm nay Bác không ngủ
- 1. Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 1
- 2. Cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài Đêm nay Bác không ngủ số 2
- 3. Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 3
- 4. Cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 4
- 5. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của Bác trong đoạn thơ Đêm nay Bác không ngủ? Hãy cùng HoaTieu.vn tham khảo những đoạn văn mẫu nêu cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài Đêm nay Bác không ngủ, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ ngắn gọn, siêu hay dưới đây nhé.
1. Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 1
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của đã được Minh Huệ tái hiện đầy chân thực nhưng cũng thật thiêng liêng, cao đẹp. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
2. Cảm nghĩ về Bác Hồ trong bài Đêm nay Bác không ngủ số 2
“Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất về Bác Hồ - vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Bằng hồn thơ xứ Nghệ giản gị, trí tưởng tượng tài tình, Minh Huệ đã khắc họa rõ nét hình ảnh Bác Hồ như một ông tiên hiền lành, phúc hậu, luôn chăm lo, quan tâm đến từng miếng ăn, giấc ngủ của các chiến sĩ bộ đội
Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày. Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.
“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”
Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết. Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi. Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông. Còn mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước. Giọng nói của Người từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.
Trong một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân. Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng. Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.
Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.
3. Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 3
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
4. Cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ số 4
Ngay từ tấm bé, em đã được nghe những câu chuyện kể của Bà nội về Bác Hồ. Và trong chương trình Ngữ Văn 6, khi được học bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ'', hình ảnh Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam càng hiện lên rõ nét, giản gị, cao đẹp hơn. Tuy làm chủ tịch nước Hồ Chí Minh nhưng Bác không ngại khó khăn và gian khổ tham gia theo dõi và chỉ huy chiến dịch Biên Giới 1950. Trong một lần dừng chân nghỉ ngơi ở mái lều tranh che mây, mưa kéo dài không dứt. Đêm nay Bác không ngủ được vì thương cho dân công đêm nay ngủ ngoài rừng rải là lắm chiêu và manh áo làm chăn. Em rất yêu kính và cảm phục Bác vì những việc làm mà Bác đã làm vì dân công - Người cha của dân tộc - Người mà luôn làm theo quy luật :''Nâng niu tất cả chỉ quên mình.''
5. Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học - Tài liệu của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Huyền Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Mô tả vắn tắt bảo tàng Hồ Chí Minh ngắn gọn, ấn tượng (3 mẫu)
Top 10 Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em siêu hay, đạt điểm cao
Hãy phác họa bằng lời hoặc bằng tranh những hình dung của em khi đọc bài thơ và chia sẻ với các bạn
Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm lớp 6
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 6 Cánh Diều
Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao
Em thấy thông tin nào trong văn bản cần chú ý nhất vì sao?
(Siêu hay) Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn gọn nhất 2024
Văn bản Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập thuật lại sự kiện gì, theo trình tự nào?
(10 mẫu) Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện (một sinh hoạt văn hóa)
Em hiểu thế nào là công cha nghĩa mẹ?