Em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?

Em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình? Đây là câu hỏi thuộc phần Luyện tập câu 3 trang 8 Giáo dục công dân lớp 6 sách Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo hướng dẫn trả lời chi tiết dưới đây của HoaTieu.vn để có thêm tài liệu tham khảo khi làm bài tập môn giáo dục công dân lớp 6.

Học sinh cần phải làm gì để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Học sinh cần phải làm gì để giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

1. Truyền thống của gia đình, dòng họ là gì?

Có rất nhiều cách hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ. Nhưng tựu chung lại, truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã hun đúc, lưu truyền qua nhiều thế hệ, điển hình như: truyền thống yêu nước, hiếu học, cần cù lao động...

Những giá trị này thể hiện từ đời này sang đời khác, qua đức tính, hành động, việc làm của mỗi cá nhân trong dòng họ. Thế hệ đi trước vun đắp, dạy bảo thế hệ sau về truyền thống gia đình, đó là sự hiếu học, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau... Thế hệ sau tiếp nối và tiếp tục phát huy, để truyền thống tốt đẹp ấy trở thành kim chỉ nam phấn đấu của các thế hệ con cháu.

Một số truyền thống gia đình dòng họ

Mỗi gia đình, dòng họ sẽ có những truyền thống khác nhau. Sau đây là một số truyền thống gia đình dòng họ:

  • Hiếu học
  • Cần cù lao động
  • Thương người như thể thương thân
  • Uống nước nhớ nguồn
  • Các nghề truyền thống: nghề làm giấy, nghề làm gốm

Bất kỳ những điều tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác đều có thể là truyền thống của gia đình dòng họ

Gia đình dòng họ bạn có truyền thống gì thì hãy chia sẻ cho Hoatieu.vn biết với nhé.

2. Là học sinh em có thể làm gì để giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của gia đình mình

Một số truyền thống gia đình dòng họ
Một số truyền thống gia đình dòng họ

Gia đình truyền thống của Việt Nam từ xưa đến nay luôn được gắn kết bền chặt với nhau qua tình cảm, trách nhiệm giữa các thành viên. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trao truyền qua nhiều thế hệ đã trở thành các chuẩn mực đạo đức chung, được trân trọng giữ gìn như hướng về cội nguồn. Những giá trị ấy đôi khi còn được xây dựng thành quy tắc để răn dạy con cháu làm theo. Từ đó tạo dựng nên những con người chuẩn mực cả về nhận thức, cách ăn nói, đi đứng, ứng xử, suy nghĩ, việc làm.

Trong thời đại ngày nay, cùng với những cơ hội để mỗi gia đình vươn lên phát triển kinh tế, đã xuất hiện nhiều hệ lụy tác động trực tiếp đến các giá trị văn hoá truyền thống, mối quan hệ giữa các thành viên dần trở nên lỏng lẻo, mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống, nhiều tệ nạn xã hội đã và đang xâm nhập vào một số gia đình...đặt ra những thách thức mới.

Là một học sinh, cũng là một "tế bào" của gia đình, dòng họ, em cho rằng, bản thân cần nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ nói riêng, truyền thống từ bao đời của dân tộc nói chung. Trách nhiệm đó thể hiện qua những việc làm như:

  • Giới thiệu với bạn bè và mọi người về mảnh đất quê hương của mình
  • Giới thiệu về làng nghề truyền thống của gia đình và dòng họ: làm gốm, làm cốm, làm nem, làm nón,...
  • Luôn tự hào về quê hương của mình dù đi đến tận nơi đâu
  • Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
  • Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo, giới thiệu đến bạn bè quốc tế.
  • Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của địa phương.
  • Nghe lời ông bà, cha mẹ, học tập tốt, tích cực rèn luyện tu dưỡng đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy!
  • Cùng cha mẹ, ông bà, anh chị em trong nhà chia sẻ công việc nhà.
  • Có kế hoạch học tập, rèn luyện đạo đức cụ thể, hoạch định phương hướng phấn đấu cho bản thân, không chỉ là giữ gìn truyền thống hiếu học trong gia đình, mà còn để trở thành công dân tốt, xây dựng đất nước mai sau...

3. Ý nghĩa của việc phát huy truyền thống gia đình

Truyền thống gói bánh trưng ngày tết của gia đình
Truyền thống gói bánh trưng ngày tết của gia đình

- Việc trau dồi hiểu biết và lòng tự hào về truyền thống gia đình gúp chúng ta có thêm sức mạnh vượt qua những điều khó khăn trong cuộc sống. Truyền thống gia đình còn là động lực giúp chúng ta luôn tiến lên phía trước.

- Phát huy truyền thống gia đình góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

- Phát huy những truyền thống tốt đẹp gia đình còn giúp chúng ta hoàn thiện mình, trở thành bản thân ở phiên bản tốt hơn. Truyền thống gia đình cũng giống như hạt giống, nếu chúng ta chịu khó ươm mầm, tưới nước thì nó sẽ phát triển tốt hơn nữa, trở thành một cái cây xanh mướt, cho trái, cho quả ngọt và bóng mát.

- Ngược lại, nếu chúng ta không phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình thì truyền thống ấy mãi chỉ là những sự kiện trong quá khứ, lâu dần sẽ bị lãng quên, mai một.

4. Lập kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình

Để xây dựng kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình đầu tiên các bạn phải xác định gia đình có những truyền thống tốt đẹp nào.

Các gia đình Việt Nam từ xưa đến nay luôn có nhiều truyền thống đáng tự hào: truyền thống hiều học, truyền thống yêu nước, truyền thống hiếu thảo, truyền thống yêu thương gia đình...

Với mỗi truyền thống, chúng ta có những cách khác nhau để phát huy, cụ thể:

Truyền thốngCách gìn giữ, phát huy
Truyền thống yêu nước
  • Tìm hiểu lịch sử đất nước
  • Tham gia các chương trình tri ân những vị anh hùng có công với cách mạng
  • Yêu quý quê hương, gia đình, đất nước
Truyền thống hiếu thảo
  • Yêu thương, kính trọng mọi người trong gia đình
  • Phụ giúp ông bà, bố mẹ làm việc nhà
Truyền thống hiếu học
  • Cố gắng học tập, hoàn thành các yêu cầu của thầy cô giáo
  • Tập trung nghe giảng, học bài khi ở lớp
Truyền thống cần cù
  • Chăm chỉ học tập, giúp đỡ mọi người trong công việc gia đình, học tập...
Truyền thống làng nghề
  • Tìm hiểu cách làm
  • Yêu quý làng nghề của gia đình

5. Em cần phải làm gì để phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ?

Để phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, cũng như truyền thống hiếu học của dân tộc, em cho rằng, là một học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần làm tốt những việc sau:

- Phải là người tự chủ, biết bản thân cần cố gắng vì mục tiêu gì, lên kế hoạch học tập, sinh hoạt cụ thể và thực hiện theo.

- Phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập, không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô.

- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn đội ở trường để nâng cao kỹ năng mềm, hoàn thiện bản thân.

- Có ý tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, sức khoẻ. Chấp hành tốt nội quy trường lớp để trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội.

6. Bài tập GDCD lớp 6 Học sinh cần làm gì để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

A. Tâm cho rằng gia đình, dòng họ mình không có truyền thống tốt đẹp nào.

B. Lan rất thích nghe cha mẹ kể về truyền thống gia đình, dòng họ mình.

C. Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.

D. Tuấn cho rằng dòng họ là những gì xa vời, không cần quan tâm lắm.

Câu 2: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?

A. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần phải xoá bỏ.

B. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào.

C. Chỉ những dòng họ nổi tiếng mới có những truyền thống tốt đẹp.

D. Gia đình, dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp cần phát huy.

Câu 3: Quê của Trang rất nghèo. Trong dòng họ của Trang chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng Trang thường mặc cảm, tự ti mỗi khi các bạn trong lớp kể về quê hương, dòng họ mình. Trang không bao giờ giới thiệu quê hương, dòng họ của mình với bạn bè.

1/ Em có đồng tình với suy nghĩ và việc làm của Trang không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý cho Trang như thế nào ?

Lời giải:

1/ Em không đồng tình với suy nghĩ của Trang. Thay vì xấu hổ, Trang nên cố gắng học tập thật tốt để mang vinh quang về cho dòng họ.

2/ Em sẽ khuyên Trang không nên cảm thấy xấu hổ mà phải cố gắng nỗ lực tiên phong để mang lại niềm tự hào cho dòng họ.

Câu 4: An rất tự hào về nghề làm lồng chim truyền thống của gia đình mình, An thường kể với các bạn rằng làm được chiếc lồng chim đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu và sự khéo léo của đôi tay, rằng mỗi chiếc lồng chim là một công trình nghệ thuật với những hình dáng, đường nét chạm trổ tinh vi đẹp mắt. An còn nói cụ của An là nghệ nhân làm lồng chim đã để lại cho con cháu nghề gia truyền lí thú này. Nghe kể, một số bạn lại tỏ vẻ coi thường.

1/ Theo em, An là người như thế nào ?

2/ Em có tán thành suy nghĩ của một số bạn không ? Vì sao?

Lời giải:

1/ Theo em An là người biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2/ Em không tán thành suy nghĩ của một số bạn vì nghề nào mà làm giỏi, có tín nhiệm thì đều đáng trân trọng, tự hào. Chúng ta cần phải tự hào và công nhận tài năng đó.

Câu 5: Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng có sự ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết giữa các dòng họ, cản trở việc học tập những truyền thống tốt đẹp của các dòng họ khác?

Lời giải: Em không tán thành và rất phê phán với hiện tượng ganh đua giữa các dòng họ trong làng xã, làm ảnh hưởng đến tình đoàn kết. Nó sẽ khiến các cá nhân lười phấn đấu, lười cố gắng để xây dựng văn hóa tốt đẹp. Mặt khác, nó sẽ cản trở việc hoc tập những truyền thống tốt đẹp khác.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
202 47.585
0 Bình luận
Sắp xếp theo