Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức 2024-2025
Đề thi Tiếng Việt giữa kì 1 lớp 5 KNTT năm học 2024-2025
Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức năm học 2024-2025 có đáp án, ma trận 3 mức độ, bảng đặc tả, hướng dẫn chấm thi theo chuẩn Thông tư 27 của Bộ GDĐT được HoaTieu đăng tải tại bài viết này. Mời quý thầy cô cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm xây dựng Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 5 năm học 2024-2025 theo chương trình mới.
Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt KNTT có đáp án, giúp các em học sinh làm quen với cấu trúc đề thi theo chương trình GDPT 2018 mới, chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra đạt điểm số cao. Sau đây là nội dung chi tiết.
I. Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức số 1
1. Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GHK1 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 2,0 | |||
Luyện từ và câu | 1 | 1 | 0 | 2 | 4,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 2,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | 7 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 2,0 | 0,5 | 4,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 2,5 25% | 4,5 45% | 10,0 100% | 10,0 |
2. Bảng đặc tả đề thi môn Tiếng Việt lớp 5 giữa kì 1 KNTT
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GHK1 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản
| Nhận biết
| - Xác định được sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất. - Xác định được điều gì gây nguy hiểm cho trái đất. (ở khổ cuối) | 2 |
| C1, 2 | |
Kết nối
| - Hiểu được nghĩa của câu thơ. | 1 |
| C3 | ||
Vận dụng | - Nêu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. | 1 | C4 | |||
CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Tìm được đại từ trong đoạn thơ. | 1 | C5 | ||
Kết nối | - Hiểu nghĩa và tìm được ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm. Đặt câu với từ vừa tìm được. | 1 | C6 | |||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
CÂU 7 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Tả được ngoại hình, tính cách của bà. - Kể được kỉ niệm đáng nhớ của em với bà. - Vận dụng được các kiến thức đã học để tả về người bà thân yêu. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
| C7 |
3. Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
A. TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
--------------------
Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
--------------------
Khói hình nấm là tai họa đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran cho trái đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
(Định Hải)
Câu 1 (0,5 điểm). Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?
A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.
C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.
D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh
Câu 2 (0,5 điểm). Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?
A. Bom H, bom A
B. Khói hình nấm, bom H, bom A.
C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.
D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ
Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu thơ này có nghĩa là gì?
“Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”
A. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như trên thế giới, mọi người dù có khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý, đáng yêu,…
B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.
C. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.
D. Loài đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất
Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?
A. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.
B. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.
C. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.
D. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn bất hạnh.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân từ đại từ có trong đoạn thơ sau:
“- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”
Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm và đặt câu với các từ vừa tìm được?
A. TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)
Câu 7 (4,0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn tả về người bà thân yêu của mình
4. Đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt KNTT
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GHK1 (2024-2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
A. TIẾNG VIỆT: (6,0điểm)
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
A | B | A | C |
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
Các đại từ có trong đoạn thơ trên là: mình, ta.
Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:
Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, quả cảm, can đảm,…
- Trong chiến đấu chỉ những người gan dạ mới làm nên chiến công.
- Nam không đủ can đảm để nhận lỗi với bố mẹ.
B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 7 (4,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng A. Mở bài (0,5 điểm) - Giới thiệu về người bà mà em yêu thương. - Cảm nhận của em về người bà. B. Thân bài (1,5 điểm) - Tả ngoại hình: + Năm nay bà đã bao nhiêu tuổi? + Dáng người, màu tóc của bà như thế nào? + Khuôn mặt, làn da của bà ra sao? + Bà thường hay mặc quần áo như thế nào? - Tính cách của bà: + Bà là một người như thế nào? Có đôn hậu, hiền dịu không? + Bà chăm lo cho em như thế nào? (kể chuyện em nghe mỗi tối, đưa đón em đi học, mua đồ ăn, đồ chơi cho em,…) + Bà chăm lo cho gia đình như thế nào? + Đối với hàng xóm, bà cư xử ra sao? - Kỉ niệm của em với bà: + Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với bà. + Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất? + Cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại. C. Kết bài (0,5 điểm) - Nêu lên tình cảm của em với bà. - Những lời nói, gửi gắm cho bà thân yêu. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. | 2,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
II. Đề thi đọc hiểu giữa kì 1 Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức (3 đề)
Đề thi đọc hiểu giữa kì 1 Tiếng Việt 5 KNTT có đáp án số 1
1. Đọc thầm bài:“Thanh âm của gió”
(Sách Tiếng Việt lớp 5 - tập 1, trang 8 - Bộ sách/Chủ biên: Kết nối tri thức / Bùi Mạnh Hùng)
Thanh âm của gió Chúng tôi đi chăn trâu, ngày nào cũng qua suối. Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi. Suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh. Một bên suối là đồng cỏ rộng, tha hồ cho gió rong chơi. Thỉnh thoảng gió lại vút qua tai chúng tôi như đùa nghịch. Chiều về, đàn trâu no cỏ đầm mình dưới suối, chúng tôi tha thẩn tìm những viên đá đẹp cho mình. Bỗng em Bống nói: – Ơ, em bịt tai lại nghe tiếng gió lạ lắm. – Bịt tai thì nghe được gì? – Tôi hỏi Bống. – Bịt tai lại rồi mở ra và cứ lặp lại như thế. Anh thử xem. – Đúng rồi, tớ cũng nghe thấy tiếng gió thổi hay lắm. – Điệp reo lên. Vừa nói, nó vừa lấy tay bịt hai tai rồi mở ra như Bống chỉ. Cả hội tụ lại, lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai. – Nghe “u... u…u...” – Văn cười. – Không, phải thật im lặng, đầu mình nghĩ gì sẽ nghe tiếng gió nói ra như thế. – Thành nhíu mày như đang tập trung lắm. – Đúng rồi, tớ nghe thấy “vui, vui, vui, vui...”. – Còn tớ nghe thấy “cười, cười, cười, cười....”. Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn la lên: – Gió nói “đói, đói, đói... rồi.”. Cả hội giật mình. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp. Chúng tôi lùa trâu về, không quên đưa hai tay lên giữ tai để vẫn nghe tiếng gió. Tối đó, tôi và Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố còn nói nhất định sáng mai bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì. (Theo Văn Thành Lê) |
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất từ câu 1 đến câu 6, câu 8 đến câu 9 và thực hiện các yêu cầu còn lại.
Câu 1. Các bạn nhỏ cùng nhau đi đâu? (Mức 1) (1 điểm)
- Các bạn nhỏ cùng nhau đi rong chơi.
- Các bạn nhỏ cùng nhau đi học.
- Các bạn nhỏ cùng nhau đi chăn trâu.
- Các bạn nhỏ cùng nhau đi thả diều.
Câu 2. Khung cảnh thiên nhiên lúc đó được miêu tả thế nào? (Mức 1) (0,5 điểm)
- Cỏ tươi tốt; suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh; một bên suối là đồng cỏ rộng; thỉnh thoảng gió lại vút qua tai.
- Cỏ tươi tốt; suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh; một bên suối là đồng lúa rộng; thỉnh thoảng gió lại vút qua tai.
- Lúa xanh mơn mởn; suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh; một bên suối là đồng cỏ rộng; thỉnh thoảng gió lại vút qua tai.
- Lúa xanh mơn mởn; suối nhỏ, nước trong vắt, nắng chiếu xuống đáy làm cát, sỏi ánh lên lấp lánh; một bên suối là đồng lúa mênh mông, thỉnh thoảng gió lại vút qua tai.
Câu 3. Em Bống đã phát hiện ra trò chơi gì? (Mức 1) (0,5 điểm)
- Trò bịt mắt nghe gió.
- Trò bịt mắt trốn tìm.
- Trò bịt mắt bắt dê.
- Trò bịt tai nghe gió.
Câu 4. Thái độ của các bạn đối với trò chơi ấy như thế nào? (Mức 2) (0,5 điểm)
- Các bạn thờ ơ, không làm theo.
- Có bạn thích thú làm theo, có bạn không.
- Các bạn hưởng ứng và làm theo một cách thích thú.
- Các bạn không thích và phản đối trò chơi.
Câu 5. Điểm thú vị của trò chơi này là gì? (Mức 2) (0,5 điểm)
- Các bạn đều nghe tiếng gió như nhau.
- Các bạn đều cảm nhận được tiếng gió rất êm dịu.
- Các bạn đều nghe tiếng gió vi vu như sáo thổi.
- Các bạn nghe tiếng gió khác nhau, tùy vào trí tưởng tượng của mỗi người.
Câu 6. Đâu là nhận định sai so với theo nội dung câu chuyện? (Mức 3) (0,5 điểm)
- Trò chơi nhắc đến trong bài sẽ giúp phát huy trí tưởng tượng phong phú, nuôi dưỡng tâm hồn của các bạn nhỏ.
- Chơi những trò chơi ngoài trời vừa nguy hiểm lại không có ích cho sức khỏe.
- Những trò chơi ngoài trời tốt cho sức khỏe và tinh thần của các bạn nhỏ.
- Tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp và thơ mộng của các bạn nhỏ.
Câu 7. Em đã tham gia những trò chơi ngoài trời nào cùng với bạn bè? (Mức 3) (0,5 điểm)
............................................................................................................................
Câu 8. Từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc là: (Mức 1) (0,5 điểm)
A. Sung sướng . B. Toại nguyện. C. Giàu có. D. Nhân hậu.
Câu 9. Câu văn nào sau đây dùng từ “tay” với nghĩa chuyển? (Mức 1) (0,5 điểm)
- Em hăng hái giơ tay phát biểu ý kiến
- Nam hạnh phúc khi cầm tờ giấy báo trúng tuyển đại học trên tay.
- Cơ thể người được chia thành 3 phần chính: đầu, thân và taychân.
- Huy là tayvợt giỏi nhất của Câu lạc bộ cầu lông.
Câu 10. Nối mỗi cụm từ có tiếng “trông” ở cột A với nghĩa thích hợp của cụm từ ở cột B. (Mức 2) (1 điểm)
A |
| B |
Trông lên đỉnh núi | Hướng đến người nào đó với hi vọng được giúp đỡ | |
Cử người trông thi | Nhìn bằng mắt | |
Nhà trông ra hướng đông | Để ý coi sóc, bảo vệ | |
Trông vào sự giúp đỡ của bạn bè | Hướng mặt về phía nào đó |
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ I – KHỐI 5
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN/PHÂN MÔN: ĐỌC HIỂU
Ngày kiểm tra: Sáng ……………
Đọc hiểu (6 điểm)
Đáp án Câu | A | B | C | D | Điểm |
1 | x | 1 | |||
2 | x | 0,5 | |||
3 | x | 0,5 | |||
4 | x | 0,5 | |||
5 | x | 1 | |||
6 | x | 1 | |||
8 | x | 0,5 | |||
9 | x | 0,5 |
Câu 7: 0,5 điểm
Học sinh trả lời theo trải nghiệm cá nhân.
...............
Tải file Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 KNTT về máy để xem tiếp nội dung
III. Đề thi đọc thành tiếng giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 KNTT (2 đề)
Đọc to đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Thanh âm của gió
Mỗi đứa nghe thấy một thanh âm. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Đứa nào cũng mê mải theo tiếng gió cho đến khi Văn la lên:
– Gió nói “đói, đói, đói... rồi.”.
Cả hội giật mình. Chiều đã muộn, mặt trời xuống thật thấp. Chúng tôi lùa trâu về, không quên đưa hai tay lên giữ tai để vẫn nghe tiếng gió.
Tối đó, tôi và Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bố bảo mới nghe chúng tôi kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố còn nói nhất định sáng mai bố sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.
Theo Văn Thành Lê
Tiếng Việt 5, tập một, Kết nối tri thức, NXB GD
Bố có thái độ thế nào đối với trò chơi bịt tai nghe tiếng gió của các bạn nhỏ?
Đọc to đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Cánh đồng hoa
Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka luôn mang theo chiếc trống nhỏ. Cậu vỗ trống rất hay. Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng.
Thế nhưng gần đây, trên đồng cỏ, một bãi rác xuất hiện và cứ lớn dần lên, bốc mùi khó chịu. Các bạn nhỏ chẳng nô đùa, hò hét như mọi ngày.
– Cứ thế này, đồng cỏ sẽ thành bãi rác mất thôi! – Mư Nhơ thở dài.
Theo Lê Anh Vinh – Bùi Thị Diễn
Tiếng Việt 5, tập một, Kết nối tri thức, NXB GD
Chuyện gì đã xảy ra với đồng cỏ?
.................
Tải file Đề thi giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 KNTT về máy để xem tiếp nội dung
Trên đây HoaTieu.vn đã chia sẻ Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa kì 1 sách mới Kết nối tri thức hay và mới nhất mà chúng tôi sưu tầm được từ các trường tiểu học trên toàn quốc. Chúc các em học sinh ôn thi hiệu quả và đạt điểm số cao trong bài kiểm tra giữa kì lớp 5 sắp tới.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:Bùi Linh
- Ngày:
- Tham vấn:Nguyễn Thị Hải Yến
Tham khảo thêm
(Siêu hay) Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
(Siêu hay) Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
(Tải miễn phí) Bài tập cuối tuần Toán 5 Kết nối tri thức có lời giải
(Siêu hay) Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
Top 9+ Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học lớp 5
(Siêu hay) Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh trang 17, 18 Tiếng Việt 5
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức Có đáp án (Tuần 1-3)
- Thị Thu Thủy NguyễnThích · Phản hồi · 0 · 4 ngày trước
Gợi ý cho bạn
-
(Mẫu chuẩn) Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
-
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức 2024-2025
-
Viết đoạn văn 3-5 câu tả cảnh thiên nhiên, có ít nhất 2 từ chỉ màu xanh
-
Tìm nghĩa của từ chín trong mỗi câu dưới đây và đặt câu
-
Báo cáo thầy cô Tổng phụ trách Đội về các hoạt động của chi đội trong tháng qua
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đóng vai Loan, kể lại quá trình nảy ra ý tưởng và thực hiện ý tưởng cho bộ sưu tập
Tìm nghĩa của từ chín trong mỗi câu dưới đây và đặt câu
Viết đoạn văn 3-5 câu tả cảnh thiên nhiên, có ít nhất 2 từ chỉ màu xanh
Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh
Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh và viết vào phiếu đọc sách
Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức 2024-2025