Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 Cánh Diều năm 2024

Tải về

Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 Cánh Diều năm 2024 bao gồm hệ thống các dạng bài trắc nghiệm và tự luận có đáp án trong chương trình học phân thành 3 mức độ từ dễ đến khó, giúp học sinh ôn tập và nắm vững kiến thức về đọc hiểu, đọc thành tiếng, luyện từ và câu, tập làm văn đã học nhằm đạt điểm cao trong bài kiểm tra cuối HK1 lớp 5 năm học 2024-2025.

Sau đây là nội dung câu hỏi ôn thi cuối học kì 1 Tiếng Việt 5 bộ sách Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương ôn thi học kì I lớp 5 môn Tiếng Việt Cánh Diều

Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 cuối kỳ 1 sách Cánh Diều
Đề cương ôn tập Tiếng Việt lớp 5 cuối kỳ 1 sách Cánh Diều

HỆ THỐNG BÀI TẬP CUỐI KÌ I – MÔN TIẾNG VIỆT (Khối 5)

Năm học: 2024 – 2025

II. ĐỌC THÀNH TIẾNG

Bài 1: Đọc bài Câu chuyện chiếc đồng hồ (TV 5, tập 1, trang 77)

Câu hỏi:. Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?

(Câu chuyện diễn ra vào cuối năm 1954, lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi, Chính phủ chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô.)

Bài 2: Đọc bài Hoàng tử học nghề (TV 5, tập 1, trang 83)

Câu hỏi:. Vì sao sứ giả ngạc nhiên khi cô gái hỏi hoàng tử làm nghề gì?

(Vì hoàng tử là con của vua, bình thường không cần phải làm nghề gì cũng có cuộc sống sung sướng.)

Bài 3: Đọc bài Tìm việc (TV 5, tập 1, trang 85)

Câu hỏi:. Vì sao người đàn ông không được nhận vào làm việc ở công ti nọ?

(Người đàn ông không được nhận vào làm việc ở công ti nọ vì anh ta không có máy vi tính và không biết giao dịch bằng thư điện tử.)

Bài 4: Đọc bài Hội nghị Diên Hồng (TV 5, tập 1, trang 89)

Câu hỏi:. Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc gì?

Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long để bàn phương án đối phó với quân giặc: Nên hòa hay nên đánh?

Bài 5: Đọc bài Cây phượng xóm Đông (TV 5, tập 1, trang 96)

Câu hỏi: Các bạn nhỏ xóm Đông lo lắng điều gì?

(Các bạn nhỏ lo cây phượng sẽ bị chặt đi để xã mở rộng đường.)

Bài 6: Đọc bài Mồ Côi xử kiện (TV 5, tập 1, trang 105)

Câu hỏi: Vì sao mồ côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?

(Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện vì Mồ Côi nhanh nhẹn và công tâm.)

Bài 7: Đọc bài Người chăn dê và hàng xóm (TV 5, tập 1, trang 108)

Câu hỏi: Người chăn dê kiện hàng xóm về việc gì?

(Người chăn dê kiện hàng xóm về việc để chó dữ nhiều lần tấn công đàn dê của ông ấy.)

II. ĐỌC HIỂU

Bài 1: Đọc thầm bài: “Cảnh đông con” và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi:

 CẢNH ĐÔNG CON

Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.

Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.

THẠCH LAM – Trích (Nhà mẹ Lê)

Câu 1: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ: (M1)

a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn.

b. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói ? Đánh dấu ✓ vào các ô thích hợp: (M2)

Đúng

Sai

a. Bác Lê lười lao động.

b. Các con của bác Lê bị tàn tật, ốm đau.

c. Bị thiên tai, mất mùa.

d. Gia đình không có ruộng, đông con.

Câu 3: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là: (M2)

a. Ăn đói, mặc rách.

c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc.

b. Nhà cửa lụp xụp.

d. Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên:(M2)

a. Chiếc giường cũ nát b. Chiếc nệm mới.

c. Ổ rơm d. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 5: Nêu nội dung chính của bài văn trên? (M3)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Cuộc sống cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê. Một gia đình đông con, không có ruộng để sản xuất.)

Bài 2: Đọc thầm bài “Những trang sách đầu tiên” và khoanh vào ý đúng nhất hoặc trả lời cho các câu hỏi sau:

Những trang sách đầu tiên

Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ còn có những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nô lệ, thì một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.

Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương, để từ đó hình thành tình yêu Tổ quốc.

Trần Viết Lưu

Câu 1: Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học? (M1)

a. Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn.

b. Những trang sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết phải làm gì.

c. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.

d. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”

>>> Xem tiếp tại file tải về.

III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

*MỨC 1:

Trắc nghiệm:

1) Nối với các ý đúng nhất:

Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 Cánh Diều

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

2) Đại từ là gì?

a) Là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô)

b) Là những từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô) hoặc để hỏi (đại từ nghi vấn)

c) Là những từ để thay thế các từ ngữ khác (đại từ thay thế).

c) Ý b, c đúng

3) Kết từ là gì?

a) Là từ dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy.

b) Là những từ dùng để xưng hô.

c) Là từ nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc.

a) Là từ dùng để nối các từ ngữ nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy.

Tự luận:

1) Viết 4 đại từ xưng hô ………………………………………………………………………

(tôi, ta, mày, nó)

2) Viết 4 đại từ nghi vấn ………………………………………………………………………

(gì, đâu, nào, bao nhiêu)

3) Viết 4 đại từ thay thế ………………………………………………………………………

(thế, vậy, đó, này)

4) Viết 4 kết từ mà em biết ………………………………………………………………..…

(và, nhưng, để, của, …)

5) Viết 4 cặp kết từ mà em biết ………………………………………………………………

(Nếu …… thì……

Tuy …… nhưng …..

Không những ….. mà còn ……

Vì …… nên ….. )

*MỨC 2:

Trắc nghiệm:

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất:

1) Chọn câu có từ ăn được dùng với nghĩa gốc trong các câu dưới đây:

a) Cả nhà em vừa ăn cơm trưa xong.

b) Cô ấy bị nước ăn chân.

c) Tàu vào cảng ăn

d) Xe ăn xăng nhiều quá!

2) Chọn câu có từ đánh được dùng với nghĩa chuyển trong các câu dưới đây:

a ) Người lớn không nên đánh trẻ con.

b) Sét đánh gãy cành cây.

c) Ông tôi đánh cờ rất giỏi.

d) Cả b, c đều đúng.

3) Xác định đại từ trong câu sau:

“Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

a) hoa, người b) nhớ c) về d) mình, ta

4) Xác định đại từ trong câu: Tại nơi này, chúng tôi đã lưu giữ rất nhiều kỉ niệm bên nhau.

a) này b) chúng tôi c) kỉ niệm d) nhiều

5) Đánh dấu vào ô trả lời đúng: Trong câu “ Chúng ta hãy cùng nhau tập văn nghệ nhé!” đại từ chúng ta dùng để:

☐ Thay thế các từ ngữ khác ☐ để hỏi

Xưng hô ☐ nối các từ ngữ

6) Xác định kết từ trong câu: Lan thông minh nhưng cũng rất cẩu thả.

a) Lan b) thông minh c) nhưng d) cẩu thả

7) Xác định kết từ trong câu: Hoa và Linh là đôi bạn thân từ khi còn bé.

a) đôi bạn b) còn bé c) là d) và

8) Xác định cặp kết từ trong câu:

Tuy nhà rất xa trường nhưng Hoa chưa bao giờ đi học muộn.

a) Tuy …. nhưng… b) rất …….. nhưng …..

c) rất xa …… nhưng …. d) nhưng ….. chưa bao giờ….

9) Xác định các cặp kết từ trong câu sau: Do sơ ý nên em làm sai bài toán.

a) Do …. em b) Do…nên c) nên ….. làm sai d) Do … bài toán

>>> Xem tiếp tại file tải về.

IV. TẬP LÀM VĂN

1. Hãy viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ.

2. Hãy viết một đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường.

3. Hãy viết một đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối hoặc ao hồ.

4. Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,...) của trường em.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
1 86
Đề cương ôn tập học kì 1 Tiếng Việt 5 Cánh Diều năm 2024
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm