Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học 5 Cánh Diều năm 2024

Tải về

Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học 5 Cánh Diều năm 2024-2025 bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận ôn tập môn Khoa học lớp 5 cuối HK1 kèm gợi ý trả lời được phân thành 3 mức độ từ dễ đến khó. Nội dung đề cương Khoa học lớp 5 kì 1 bám sát chương trình học bộ sách Cánh Diều, sẽ giúp các bạn HS ôn tập, củng cố kiến thức một cách có hệ thống để chuẩn bị cho các bài kiểm tra khảo sát cuối học kì đạt kết quả cao.

Câu hỏi ôn tập môn Khoa học lớp 5 cuối kỳ 1
Câu hỏi ôn tập môn Khoa học lớp 5 cuối kỳ 1

1. Đề cương ôn thi khoa học lớp 5 kì 1 Cánh Diều

I. CHẤT

MỨC 1

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thành phần nào của đất có nguồn gốc từ xác vi sinh vật bị phân hủy?

A. Nước. B. Mùn. C. Không khí. D. Khoáng.

Câu 2. Nguyên nhân nào gây ô nhiễm đất là:

A. Đất chứa chất thải không được xử lí trong sản xuất công nghiệp.

B. Đất nhiễm mặn do nước biển dâng cao.

C. Đất nhiễm chất độc hại do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.

D. Cả 3 ý trên đều đúng

Câu 3. Nguyên nhân gây xói mòn đất là:

A. Địa hình dốc. B. Mưa lớn kéo dài.

C. Chặt phá rừng D.Cả 3 ý trên đều đúng.

Câu 4. Chọn phát biểu đúng về hỗn hợp.

A. Mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó trong hỗn hợp.

B. Hỗn hợp được tạo thành từ một chất nhiều số lượng.

C. Mỗi chất trong hỗn hợp thay đổi tính chất của nó.

D. Hỗn hợp được tạo thành từ ít nhất 3 chất trộn vào nhau.

Câu 5. Chất rắn có đặc điểm như thế nào?

A. Không có hình dạng xác định. B. Có thể lan ra theo mọi hướng.

C. Có hình dạng xác định. D. Chiếm đầy không gian của vật chứa.

Câu 6. Chất nào dưới đây ở trạng thái khí?

A. Miếng gõ. B. Sỏi. C. Mật ong. D. Ni-tơ.

Câu 7. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?

A. Giấm ăn. B. Cốc nước muối.

C. Lạc, đỗ đen và đỗ xanh trộn đều. D. Cốc nước đường.

Câu 7. Chất ban đầu sẽ biến đổi thành chất khác khi:

A. xảy ra sự biến đổi cơ học. B. xảy ra sự biến đổi hóa học.

C. xảy ra sự biến đổi sinh học. D. xảy ra sự biến đổi vật lí.

TỰ LUẬN

Câu 1: Hỗn hợp được tạo thành từ mấy chất?

Hỗn hợp có từ hai hay chất trở lên trộn lẫn với nhau

Câu 2: Hãy kể tên những thành phần của đất.

Thành phần của đất gồm: Khoáng chất, mùn, nước và không khí,...

MỨC 2

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chọn phát biểu sai về vai trò của đất đối với cây trồng?

A. Đất có vai trò cung cấp nước và phân bón cho cây trồng.

B. Đất có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

C. Đất có vai trò giữ cho cây đứng vững.

D. Đất có vai trò cung cấp nước và không khí cho cây trồng.

Câu 2. Chọn phát biểu sai về biện pháp bảo vệ môi trường đất?

A. Làm đập ngăn nước mặn.

B. Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.

C. Xử lí chất thải công nghiệp đúng cách trước khi thải ra môi trường.

D. Giảm thiểu sử dụng đồ nhựa một lần.

Câu 3. Tác hại nào dưới đây là tác hại của ô nhiễm đất đến các loài sinh vật?

A. Làm mất các chất dinh dưỡng trong đất.

B. Đất dễ bị xói mòn.

C. Các chất thải thấm vào trong đất ảnh hưởng xấu đến nguồn nước.

D. Thực vật chậm lớn hoặc có thể bị chết.

Câu 4. Khi để nước trong tủ đông, nước biến đổi từ trạng thái nào sang trạng thái nào?

A. Trạng thái lỏng sang rắn. B. Trạng thái lỏng sang khí.

C. Trạng thái rắn sang lỏng. D. Trạng thái rắn sang khí.

Câu 5. Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học?

A. Chẻ củi B. Đốt cháy củi thành than

C. Chặt cây . D. Xây nhà.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?

A. Xi măng, cát và nước được trộn với nhau. B. Đốt cháy que diêm.

C. Đốt cháy tờ giấy. D. Than củi bị ướt.

TỰ LUẬN

Câu 1: Giải thích tại sao sữa tươi không phải là dung dịch?

Sữa tươi không phải là dung dịch vì trong sữa tươi có các chất béo không hòa tan.

Câu 2: Hãy giải thích lý do tại sao hỗn hợp dầu và nước không phải là dung dịch.

Vì dầu không tan trong nước

Câu 3: Nêu lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ trong nông nghiệp. gì?

Cung cấp các vi sinh vật có lợi cho đất, giúp duy trì sự cân bằng sinh thái trong đất.

Câu 4: Sự biến đổi hóa học của chất là gì?

Sự biến đổi hóa học của chất là quá trình mà trong đó một hoặc nhiều chất ban đầu bị biến đổi thành các chất mới với tính chất khác biệt.

MỨC 3

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người dân ở vùng ven biển làm cách nào để sản xuất muối từ nước biển?

A. Đun nóng dung dịch nước biển. B. Phơi nước biển trên các cánh đồng muối.

C. Trộn đều dung dịch nước biển và muối. D. Chưng cất nước biển.

Câu 2: Vì sao đun nóng dung dịch muối có thể tách muối ra khỏi dung dịch?

A. Bay hơi nước. B. Muối xuất hiện khi được đun nóng.

C. Muối phân bố đều trong nước. D. Làm sạch.

Câu 3: Ở Việt Nam, xói mòn đất do gió thường xảy ra ở một số dải đất cát ở đâu?

A. Ven biển miền Trung. B. Vịnh Bắc Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.

Câu 4: Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát và quản lí vấn đề ô nhiễm đất tại Việt Nam?

A. Bộ Y tế. B. Bộ Tài nguyên và Môi trường.

C. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. D. Bộ Quốc phòng.

Câu 5: Biện pháp phòng chống xói mòn đất nào dưới đây phù hợp với nguyên nhân gây xói mòn đất?

A. Chặt cây để làm nương rẫy B. Bón phân hóa học.

C. Bảo vệ, phục hồi và trồng mới rừng. D. Lắp hệ thống tưới.

TỰ LUẬN

Câu 1: Nếu bạn có một hỗn hợp gồm cát, sỏi và nước, bạn sẽ dùng phương pháp nào để tách từng thành phần ra khỏi hỗn hợp?

Để tách từng thành phần của hỗn hợp cát, sỏi và nước, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau:

1. Sàng lọc: Sử dụng một cái sàng hoặc lưới để tách sỏi khỏi cát.

Lọc: Đổ hỗn hợp vào giấy lọc hoặc bộ lọc để tách cát và sỏi ra khỏi nước.

2. Lắng đọng hoặc bay hơi: Để nước bốc hơi, sẽ thu được cát còn lại.

Câu 2: Bạn thấy một miếng kim loại bị gỉ sau khi để lâu ngoài trời mưa. Giải thích đây có phải là sự biến đổi hóa học không? Vì sao?

Đây là sự biến đổi hóa học vì có sự hình thành chất mới và không thể quay lại trạng thái ban đầu.

Câu 3. Nêu một số việc làm góp phần phòng chống ô nhiễm đất ở gia đình và địa phương em.

- Tuyên truyền người thân và người dân cùng chung tay bảo vệ đất.

- Vận động mọi người hạn chế sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,… trong sản xuất nông nghiệp.

- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc.

- Xử lý triệt để các loại chất thải rắn từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất công – nông nghiệp.

II. NĂNG LƯỢNG

MỨC 1

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là nguồn năng lượng chất đốt do con người tạo ra?

A. Than củi. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Khí sinh học.

Câu 2: Nêu các bộ phận của nguồn điện đơn giản?

A. Khóa K. B. Bóng đèn, pin.

C. Dây dẫn. D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3. Bộ phận nào dưới đây là nguồn điện?

A. Dây dẫn. B. Bóng đèn. C. Khóa K. D. Pin.

Câu 3: Khí sinh học là nguồn chất đốt được sử dụng trong

A. chất đốt cho máy móc. B. đun nấu, tạo ra điện để thắp sáng.

C. các lò ga để sản xuất xi măng, gạch, gốm,… D. lò hơi của nhà máy nhiệt điện, luyện kim,…

Câu 4: Đâu không phải là nguồn năng lượng chất đốt?

A. Than. B. Dầu mỏ. C. Điện. D. Khí sinh học (bi-ô-ga).

Câu 5: Năng lượng mặt trời không được dùng để

A. Sưởi ấm. B. Làm khô.

C. Đẩy thuyền buồm. D. Đun nấu.

TỰ LUẬN

Câu 1: Kể tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, máy móc,…

Mặt trời, điện, các chất đốt (như xăng, dầu…), nước chảy, gió, thức ăn… là những nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, máy móc.

Câu 2: Kể tên một số nguồn điện mà em biết.

Một số nguồn điện: Pin, ắc quy, máy phát điện.

>>> Xem tiếp trong file tải về.

III. THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

MỨC 1

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn phát biểu sai.

A. Hoa là cơ quan sinh sản của thực vật có hoa. B. Hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhụy.

C. Hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa. D. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhụy.

Câu 2: Bộ phận nào của hoa dưa chuột cái được gọi là?

A. Nhị. B. Nhụy. C. Cuống hoa. D. Cánh hoa.

Câu 3: Hoa không gồm bộ phận nào sau đây?

A. Đài. B. Cánh. C. Nhị. D. Quả.

Câu 4: Bộ phận nào của hoa chứa tế bào sinh dục cái?

A. Đài hoa. B. Nhụy hoa. C. Cánh hoa. D. Nhị hoa.

Câu : Khi trồng cây mía người ta có thể trồng từ bộ phận nào của cây?

A. Thân. B. Hạt. C. Rễ. D. Lá.

Câu 6: Bộ phận nào của quả hình thành nên cây cà chua con?

A. Lá B. Nhị. C. Nhụy. D. Hạt

Câu 7: Động vật đẻ con nào dưới đây đẻ con thường đẻ mỗi lứa nhiều con?

A. Nai. B. Hươu cao cổ. C. Sư tử. D. Cá heo.

Câu 8: Động vật đẻ con nào dưới đây chỉ đẻ mỗi lứa một con?

A. Hươu cao cổ. B. Chuột. C. Chó. D. Khỉ.

Câu 9: Phôi được tạo thành từ

A. Con non. B. Hợp tử. C. Thai. D. Giao phối.

Câu 10: Ở động vật đẻ trứng, ấu trùng nở ra từ trứng phát triển thành gì?

A. Nhộng. B. Con non. C. Con trưởng thành. D. Thai.

Câu 11: Động vật đẻ trứng nào sau đây ấu trùng có hình dạng tương tự con trưởng thành?

A. Ếch. B. Châu chấu. C. Bướm. D. Muỗi.

Câu 12: Động vật đẻ trứng nào sau đây ấu trùng có hình dạng rất khác với con trưởng thành?

A. Gián. B. Vịt. C. Gà. D. Muỗi.

>>> Xem tiếp trong file tải về.

2. Đề thi Khoa học lớp 5 cuối kì 1

Tham khảo chi tiết tại đây:

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? trên Facebook để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Lớp 5 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 97
Đề cương ôn tập học kì 1 Khoa học 5 Cánh Diều năm 2024
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm