Kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh hay nhất

Kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh là đề bài tập Kể chuyện lớp 5 Tuần 23. Sau đây là mẫu Kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng ngắn gọn nhất được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp. Mời các em cùng tham khảo.

Đề bài: Kể chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh - Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 49 tuần 23.

Kể về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh hay nhất
Kể về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh hay nhất

Dàn ý kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh, trật tự

I. Mở bài:

- Giới thiệu về câu chuyện bảo vệ an ninh, trật tự: bắt trộm, cướp; tham gia kháng chiến bảo vệ quê hương, làng xóm, giữ gìn ATGT...

II. Thân bài:

- Hoàn cảnh, địa điểm diễn ra câu chuyện: Trong xóm làng, tổ dân phố, cụm dân cư, vào thời điểm nào?

- Diễn biến câu chuyện:

  • Các sự việc xảy ra?
  • Hành động của mọi người/nhân vật chính?
  • Kể chi tiết, miêu tả rõ nét về hành động lên quan đến bảo vệ trật tự, an ninh

- Kết thúc câu chuyện ra sao?

III. Kết bài:

  • Suy nghĩ, cảm nhận của em về những sự việc, hành động bảo vệ trật tự, an ninh của người em đã kể.

1. Kể chuyện về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh ngắn gọn số 1

Câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng dưới đây được HoaTieu.vn biên soạn, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Các chiến sĩ công an luôn là những người anh hùng đời thực, ngày đêm làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự cho địa phương, làng xóm. Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện về anh công an Lâm Tiến Đức công tác tại đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Nhắc đến thành tích bắt cướp của anh Đức, nhiều đồng đội tỏ ra nể phục. Dù là CSHSĐN cấp quận, nhưng đồng đội ở cấp TP và các quận, huyện khác đều biết tên tuổi anh. Mỗi năm trung bình anh bắt hàng trăm tên tội phạm các loại và anh đã chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần trong lúc truy bắt tội phạm; đầu, tay chân, mặt mũi đều bị sứt mẻ.

Có lần anh cùng đồng đội đi tuần tra ngang qua siêu thị Co.op mart Đinh Tiên Hoàng, phát hiện 2 tên cướp giật dây chuyền của một phụ nữ vừa từ siêu thị đi ra. Anh liền quay xe đuổi theo, nhưng bọn cướp cứ tưởng anh là người đi đường nên tỏ ra xem thường. Chúng cứ đưa sợi dây chuyền cướp được trước mặt hòng chọc tức anh. Thấy Đức vẫn lì lợm đuổi theo, tên ngồi sau rút dao ra đe dọa, rồi ngoắc tay thách thức. Đến chợ Bà Chiểu, Đức rút súng bắn chỉ thiên, lúc này chúng mới biết anh là hình sự nên lấy bột tiêu ra ném tới tấp. Dù nước mắt nước mũi chảy ra, cay xè, nhưng anh vẫn cố truy đuổi và tóm được chúng.

Đôi khi chúng ta chỉ hâm mộ và biết đến những siêu anh hùng có sức mạnh phi thường trên màn ảnh. Nhưng có rất nhiều anh hùng ngoài đời thực, họ có máu thịt, sức mạnh của con người bình thường nhưng đang ngày đêm thực hiện các công việc hiểm nguy để bảo vệ bình yên cho tổ quốc, cho an ninh xóm làng. Những người như vậy thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao.

2. Kể chuyện về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh lớp 5 số 2

Câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng dưới đây được HoaTieu.vn biên soạn, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng lớp 5
Kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng lớp 5

Hôm nay, tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện vệ quốc hùng tráng trong chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 của ông Lục Văn Vình cùng 5 người con trai, con gái ở bản Nà Lung, xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng).

Cả một gia đình người Tày ở Cao Bằng trong chiến tranh năm 1979 đã tình nguyện cầm súng với lời thề máu lửa: “6 cha con sống cùng sống, chết cùng chết để bảo vệ bản làng, Tổ quốc mình”.

Qua lời kể của ông Phiện, con trai cụ Vình, cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, làng xóm diễn ra sống động, đầy gian nan, hiểm nguy:

"Khi kẻ thù bất ngờ đánh sang, nó câu pháo bắn vào đốt phá khu vực nhà dân. Nhà tôi cũng bị giật mìn sập, tan nát hết. Người già, trẻ con sơ tán vào núi. Người còn sức thì bám đất, bám làng chiến đấu. Hôm đó quân bành trướng Trung Quốc đang chiếm các chốt ở trên núi khu vực đằng sau xóm Nà Lung. Bố và năm anh em tôi cầm súng đứng gác ở ngay dưới chốt nó luôn. Hôm đó lạnh lắm."

Năm anh em ông Phiện trực trên chốt cả ngày lẫn đêm. Chốt trực là hang đá. Đêm xuống lạnh buốt xương. Họ thay nhau trực, thay nhau ngủ, cứ một người thức bốn người ngủ. Người thức phải ra ngoài hang ngồi trực dưới màn sương đêm rét căm căm. "Nơi nào có chỗ ẩn nấp thì chợp mắt tạm, cứ tựa lưng vào đá mà ngủ. Lạnh buốt nhưng không được đốt lửa. Cũng may Nhà nước phát cho dân quân áo ấm" - ông Phiện nhớ lại những năm tháng vệ quốc hùng tráng.

Cứ mấy ngày, cụ Vình lại lên chốt trực cùng các con. Cụ Vình hoạt động cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp, lúc nào cũng mạnh mẽ, vui vẻ để làm gương con cháu, bà con xóm làng. "Cả gia đình lên chốt cùng nhau hăng hái lắm, xác định sống cùng sống, chết cùng chết" - ông Phiện nói.

Khi quân bành trướng Trung Quốc rút về trên tuyến xã Ngọc Khê theo dọc sông Quây Sơn lên biên giới, đi qua đường Đồn biên phòng cửa khẩu Pò Peo, ông Phiện có mặt trong đại đội đánh chặn ở đó.

"Đánh trận đó ác liệt lắm. Quân nó thì bạt ngàn! Mình chỉ có một đại đội. Súng nó đã nhiều mà người nó còn nhiều hơn súng! Cứ lớp này tràn lên chết thì lớp sau lại tràn lên! Mình thì quân đã ít, súng cũng ít, không đủ để chiến đấu. Trận đó chúng tôi đánh đến lúc hết cả đạn. Tôi vác súng không đạn về nhà ở với vợ con được bảy ngày thì lại được gọi đi" - ông Phiện kể.

Khi cuộc chiến khốc liệt qua đi, bản Nà Lung đầy rẫy mìn, vắng lặng như cánh đồng chết.

Vợ chồng ông Lục Văn Vình và bà Đinh Thị Kham được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng Bảng vàng danh dự (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 19-12-1968) vì đã có 4 người con là quân nhân vào chiến trường miền Nam: Lục Văn Năm, Lục Văn Sần (Sầm), Lục Văn Luyện và Lục Văn Phiện.

3. Kể một câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng hay nhất số 3

Câu chuyện về bảo vệ an ninh xóm làng dưới đây được HoaTieu.vn biên soạn, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Câu chuyện tôi kể sau đây là về ông Phạm Văn Khéo (còn gọi Tám Khéo, 61 tuổi), là trưởng ấp 5 xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa (Long An). Ông Khéo đã dành cả tuổi xuân cho công tác xã hội, bảo vệ trật tự, an ninh xóm làng.

Tháng 6/1980, ông Tám Khéo được mời công tác cho Trạm y tế xã Nhị Thành trong sự vui mừng khôn xiết. Bốn năm sau, ông được tuyển chọn đào tạo học y sĩ. Nhưng ra trường, ông y sĩ được đưa "xuống ấp" để nhận nhiệm vụ phó ấp kiêm công an viên. Một ấp hơn 3.000 nhân khẩu, vậy mà chỉ cần nói số nhà hoặc tên chủ hộ là ông kể vanh vách từ tên tuổi, trình độ, nghề nghiệp. Nhờ nắm chắc, quản lý chặt, số đối tượng vi phạm pháp luật gần như "sợ" ông ra mặt nên ít dám quậy xóm làng.

Đoạn Quốc lộ 1A đi ngang qua ấp giống như "điểm đen" cứ 1, 2 ngày lại có một vụ va chạm giao thông. Ngay dốc Cầu Voi 2, một tháng xảy ra tới 10 vụ tai nạn. Người đầu tiên có mặt lại là ông, bảo vệ hiện trường, đưa người bị nạn đi cấp cứu... Tệ nạn ma túy phát sinh, trộm cắp gia tăng. Có đối tượng vừa ra tù đêm khuya tới nhà đe dọa nhưng ông chẳng hề nao núng.

Giai đoạn "nhậm chức" Trưởng ấp giống như thử thách "lão tướng" Tám Khéo về sức chịu đựng khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, cùng với tăng tốc làm căn cước công dân cho kịp tiến độ. Bất kể ngày đêm, một mình ông phải đi rà soát độ tuổi để không sót lọt trường hợp nào đủ điều kiện làm căn cước công dân.

Đối với chính quyền, ông Tám Khéo là một cán bộ gương mẫu, một đảng viên tiêu biểu. Đối với bà con ấp 5 xã Nhị Thành, ông là phần hơi thở của bà con nghèo vùng nông thôn, là sợi dây gắn kết tình làng nghĩa xóm. Ông là tấm gương tiêu biểu trong công tác bảo vệ trật tự, an ninh cho làng xóm, quê hương.

4. Kể chuyện về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh hay đắc sắc số 4

Cách đây 5 năm, vào thời điểm đó anh Lý, con của bác Thuận, đang học lớp 8 tại Trường Trung học cơ sở Lý Tự Trọng, đã trải qua một sự kiện đầy bi kịch. Anh bị đuổi học vì tội lén chui vào kho của trạm Nông nghiệp để ăn trộm một bao phân đạm. Sự việc này đã gây xôn xao và làm rúng động cả xóm và thôn ngoại.

Sau khi anh Lý vận chuyển bao phân đạm về nhà để giấu tránh, mẹ anh biết chuyện và buộc anh phải đem trả lại cho Trạm Nông nghiệp. Tuy nhiên, thầy Hiệu trưởng vẫn quyết định đuổi anh học, với lý do rằng học sinh cần phải trung thực và tránh xa thói xấu như trộm cắp để làm mẫu cho mọi người.

Bố mẹ của anh Lý đã thực hiện nhiều lần đến xin tha thứ, nhưng không được chấp nhận. Trong thời điểm đó, bác Hùng, một sĩ quan Quân đội mới về hưu, xuất hiện và bắt tay vào giúp đỡ anh Lý. Bác đã sắp xếp cho anh Lý tham gia vào một chương trình kiểm điểm trước Ban giám hiệu của trường. Bố mẹ anh đã đưa anh Lý đến tham gia buổi kiểm điểm này. Bác Hùng đã thương thảo với thầy Quang, Hiệu trưởng, và đề xuất cho anh Lý được chuyển trường đến học tại trường Đồng Minh trong xã.

Vào một buổi sáng mưa to, bác Hùng đã dẫn anh Lý đến trường mới. Anh Lý đã chia sẻ toàn bộ sự việc với thầy Hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm của trường Đồng Minh. Tuy nhiên, bác Hùng đã xin các giáo viên giữ kín thông tin này để tạo điều kiện cho anh Lý có cơ hội tự cải thiện.

Anh Lý mang số tiền 80.000 đồng để nộp học phí, nhưng không may bị mất. Anh lo sợ việc bị bố trừng phạt nên đã xảy ra một sự việc không mong muốn. Bác Hùng đã thông cảm và bắt đầu làm việc với anh Lý để giúp anh nhận thức về sai lầm của mình. Bác luôn an ủi và động viên anh Lý trong việc rèn luyện đạo đức và học tập.

Từ năm lớp 8, anh Lý đã thay đổi rất nhiều. Anh được đánh giá có đạo đức tốt và đạt danh hiệu học sinh Tiên tiến. Suốt từ lớp 9 đến lớp 12, anh Lý luôn giữ vững học lực ở mức Khá và luôn được khen ngợi về đạo đức.

Vào kỳ thi đại học năm 2004-2005, anh Lý đã trúng tuyển vào trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Trước khi ra Hà Nội học, anh Lý đã ghé thăm bác Hùng, người đã hết lòng giúp đỡ anh, và bác đã tặng anh 100.000 đồng để mua sách. Bác ôn hòa vỗ vai anh và khuyến khích: "Cháu hãy cố gắng học giỏi. Quê mình còn cần nhiều kĩ sư nông nghiệp giỏi nữa đó..."

Bên cạnh việc giúp đỡ anh Lý, bác Hùng cũng đã đóng góp lớn cho cộng đồng. Trước đây, chợ phiên Bào thường xuyên trở thành điểm tập trung của những người cờ bạc, thường xuyên xảy ra xô xát và đánh nhau, khiến cho cảnh chợ trở nên hỗn loạn và xấu xa. Bác Hùng đã tự nguyện giúp ủy ban xã quản lý lại chợ Bào, biến nó thành một nơi trật tự, văn minh và không còn tệ nạn như trước.

Bất kể gặp ai, bác Hùng luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan. Cả xã em ai cũng kính nể bác và luôn tìm kiếm ý kiến của bác khi gặp khó khăn. Bác Hùng là một người đáng kính và có lòng hảo tâm, luôn dẫn đường và truyền cảm hứng cho những người xung quanh mình.

5. Kể chuyện về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh sáng tạo nhất số 5

Mời các bạn lắng nghe câu chuyện về một người anh hùng, người tỏa sáng trong cộng đồng của chúng ta - anh Chắng Vòng Phẩu, người đứng đầu tổ dân phố số 56, tọa lạc tại phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM. Anh là một phần quan trọng của đội dân phòng thuộc phường Hòa Thạnh và đã đóng góp không ít vào việc duy trì an ninh và trật tự trong khu vực.

Suốt nhiều năm, anh Phẩu không chỉ tham gia tích cực vào các hoạt động tuần tra và bảo vệ an ninh cộng đồng, mà còn đứng đầu các nỗ lực để đưa hàng trăm thanh niên bị nghiện điều trị và tái hòa nhập xã hội. Hôm nay, phường Hòa Thạnh không còn phải đối mặt với tình trạng nghiện ngập như trước. Anh đã phải đưa ra nhiều phương thức khác nhau để thuyết phục và "nắm bắt" các thanh niên này, từ việc thuyết phục nhẹ nhàng đến "đe dọa" nếu cần. Khi gia đình của người nghiện đồng ý, anh sẽ tự mình đón họ và đưa đến các trung tâm cai nghiện ở các tỉnh xa như Bình Dương, Lâm Đồng, Đắklắk... Không ai biết tại sao anh lại thành công đến vậy trong việc này, nhưng tiếng lành của anh đã lan tỏa và bất kỳ gia đình nào có con mắc chất kích thích cũng tìm đến anh Phẩu để nhận sự giúp đỡ.

Hàng ngày, anh Phẩu còn phải đứng ngoài nắng trong vài giờ đồng hồ, thực hiện nhiệm vụ làm "cảnh sát giao thông" để kiểm soát lưu thông và giảm tắc nghẽn giao thông trong khu vực phố. Ngoài ra, anh cũng tham gia cùng cảnh sát khu vực trong việc truy quét và bắt giữ những đối tượng buôn bán và lưu trữ ma túy. Trong một dịp đi tuần tra đêm, anh đã phát hiện một kẻ nghi ngờ là tên cướp. Anh tiếp cận kẻ này bằng những kỹ năng "lỏm" mà anh học được từ các cảnh sát, và tên cướp đã thú tội và khai sạch.

Anh Chắng Vòng Phẩu đã được trao hơn 60 bằng khen trong những năm qua, với điểm nhấn là các giải thưởng từ ủy ban Nhân dân thành phố, quận, Thành đoàn, và Công an thành phố vì những thành tựu xuất sắc trong việc bắt giữ tội phạm và truy quét các hoạt động tội phạm. Mặc dù đã bước sang tuổi 30, anh vẫn được cộng đồng tin tưởng bầu làm tổ trưởng tổ dân phố số 56, và anh được coi là một trong những tổ trưởng trẻ tuổi nhất tại TP.HCM.

Trên đây là gợi ý Giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 49 tuần 23: Kể chuyện về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh. Hy vọng với những câu chuyện, bài văn mẫu kể chuyện được HoaTieu.vn sưu tầm trên đây sẽ giúp các em HS có thêm nhiều ý tưởng hay, học tiết tiết kể chuyện trên lớp nhé!

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
43 6.518
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm