Top 7 mẫu Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích siêu hay

Tập làm văn lớp 5: Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích gồm 7 mẫu, giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách lập dàn ý bài văn miêu tả các đồ vật quen thuộc trong nhà thật chi tiết, đầy đủ. Mời các em tham khảo để hoàn thiện bài tập lập dàn ý tả đồ vật mà em yêu thích đạt điểm cao nhé.

1. Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích: Tả cái tivi số 1

1. Mở Bài

  • Giới thiệu đồ vật trong nhà mà em thích: chiếc ti vi

2. Thân Bài:

- Chiếc tivi được đặt ở đâu? Trong phòng khách, phòng ăn hay phòng ngủ của em?

- Ti vi màu gì? có hình gì? mua từ bao giờ?

- Tả bề ngoài Ti vi:

  • Nó khá cũ, có một vài vết xước
  • Màn hình rộng, hơi lồi về phía trước luôn cho hình ảnh sắc nét
  • Các nút điều khiển nhanh ở phần đế của tivi
  • Hai chiếc loa bên cạnh màn hình có bộ lọc tiếng rất tốt, mọi âm thanh đều nghe rõ và êm tai.

- Công dụng của tivi: Chiếc tivi mang đến nhiều thông tin bổ ích

- Kể về tình cảm, kỉ niệm của em và gia đình với chiếc Tivi

  • Chiếc ti vi giúp cho gia đình gần nhau hơn, mọi người cùng nhau xem thời sự, xem phim, nói cười vui vẻ

3. Kết Bài

Lợi ích của tivi và tình cảm dành cho nó: Chiếc tivi đã gắn liền với tuổi thơ của em, đó là những chương trình ca nhạc, các bộ phim hoạt hình đầy hấp dẫn. Tivi là một người bạn không những cung cấp những thông tin bổ ích đến cho gia đình em mà còn giúp mọi người gần nhau hơn. Em rất yêu quý chiếc tivi nhà em.

Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích

2. Dàn ý tả đồ vật lớp 5: Tả cái đồng hồ số 2

1. Mở bài

- Giới thiệu về chiếc đồng báo thức trong nhà:

  • Chiếc đồng hồ báo thức là một đồ vật rất tiện ích cho gia đình em.
  • Bố mua chiếc đồng hồ này tặng em nhân một chuyến đi công tác vào cuối năm để mừng em lên lớp 4.

2. Thân bài: Tả đồng hồ

- Tả mặt trước

  • Đồng hồ mang nhãn hiệu ...
  • Được cấu trúc như một hình hộp chữ nhật.
  • Chiều dài 12 cm, chiều rộng 8 cm, chiều cao 4 cm.
  • Thuộc loại đồng hồ để bàn.
  • Vỏ được làm bằng nhựa màu cánh gián.
  • Mặt số màu trắng, có ghi các số từ 1 đến 12.
  • Ngoài mặt số là mặt gương trong suốt.
  • Kim giờ ngắn và to, màu đen.
  • Kim phút dài và mảnh hơn kim giờ, màu đen pha trắng.
  • Kim giây bé nhất màu đỏ, chuyển động nhanh nhất.

- Tả mặt sau

  • Phía trên là bộ phận lên dây cót, chuông báo thức.
  • Phía dưới là bộ phận để lắp pin.
  • Mặt đáy của đồng hồ có bốn chân nhỏ để đứng vững trên bàn.

- Tả hoạt động

  • Báo đúng giờ giấc, không nhanh, không chậm.
  • Báo thức theo ý muốn của người sử dụng.
  • Âm thanh chuyển động nghe tí tách, tí tách.
  • Âm thanh báo thức là nhạc chuông trong trẻo.

3. Kết bài

  • Đồng hồ rất có ích đối với gia đình em.
  • Báo giờ báo thức cho mọi người trong gia đình.
  • Nhắc nhở em phải biết quý trọng thời gian, biết dùng thời gian vào những việc có ích.
  • Em rất quý chiếc đồng hồ báo thức, xem nó như một tài sản quí của gia đình.

3. Dàn ý Tả bộ sa lông số 3

1. Mở bài

Giới thiệu về Bộ Sa-lông của gia đình em: ai mua hay được tặng? Mua/được tặng lúc nào?

2. Thân bài

- Tả đặc điểm bề ngoài bộ sa-lông:

+ Gồm một ghế dài và ghế nhỏ rời nhau

+ Nệm sa-lông bọc vải nỉ tốt màu nâu xám, gối tựa bọc vải gấm màu xám bạc.

+ Tay vịn của sa-lông rộng khoảng mười lăm xăng-ti-mét

+ Chiếc bàn được làm bằng gỗ, màu sắc đồng đều với bộ sa lông

- Nói về công dụng của bộ sa-lông

+ Dùng để bàn bạc công việc, đọc báo, đọc sách

+ Dùng để tiếp khách

+ Làm cho phòng khách trở nên sang trọng hơn

- Kể về tình cảm của em với bộ sa-lông đó:

Em yêu thích bộ sa lông, đó là nơi mỗi ngày cả nhà em ngồi xem phim và trò chuyện với nhau. Nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm, tiếng cười của các thành viên trong gia đình.

- Em làm gì để bảo quản, giữ gìn bộ sa lông?

+ Quét dọn, vệ sinh sa-lông hàng ngày

+ Không để vật nhọn, sắc cạnh lên sa-lông để bộ sa-lông luôn mới.

3. Kết bài

Cảm nhận chung

Bộ sa lông nhà em
Bộ sa lông nhà em

4. Dàn ý tả tấm lịch treo tường số 4

I. Mở bài

  • Giới thiệu tấm lịch mà em sẽ tả (Ai mua lịch? Bố, mẹ, ông bà... hay là quà tặng?).
  • Tấm lịch được treo ở đâu (ở phòng khách hay phòng làm việc?).

II. Thân bài

Tùy theo tấm lịch nhà em thuộc loại nào (lịch tờ hay lịch lốc mà em sẽ có cách tả khác nhau). Nếu là lịch lốc thì em có thể tả như sau:

a. Tả bìa lịch

  • Bìa lịch được làm bằng một tấm giấy các-tông cứng.
  • Hình dáng, kích thước: Bìa hình chữ nhật, ngang 50cm, dài 70cm.
  • Phía trên bìa lịch: Nếu là bìa bồi bọc giấy bóng đỏ, thì trên đó thường có những chữ hoặc hình ảnh nhũ vàng. Song cũng có thể là một bức tranh nghệ thuật, khi đó em có thể tả sơ qua về bức tranh đó.

Chẳng hạn:

  • Phần trên tấm bìa là một bức tranh nghệ thuật, màu sắc hài hòa, quen thuộc.
  • Cảnh trong tranh: cảnh hội xuân, các cụ ông cụ bà cùng các cháu thiếu nhi, các cô gái mặc áo dài tứ thân, các trai làng đứng xem đấu vật.
  • Bên dưới bức tranh là một dòng chữ vàng lấp lánh: Chúc mừng năm mới.

b. Tả lốc lịch

  • Vị trí của lốc lịch nằm ở phần dưới của bìa lịch, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của bìa lịch.
  • Lốc lịch dày như một cuốn từ điển gồm 365 tờ, lúc chưa dùng được bao kín lại. Trên mỗi tờ lịch có ghi tên tháng, tên ngày trong tuần. Bên dưới mỗi tờ lịch lại có ghi chữ Hán và ngày tháng theo âm lịch.

Chú ý: Tả bìa cũng như tả lốc lịch, đều phải kết hợp tả bao quát với tả chi tiết.

III. Kết luận

  • Mỗi tấm lịch như một người bạn thân thiết của mỗi gia đình. Nó nhắc nhở ta phải biết quý trọng thời gian.

5. Dàn ý Tả bộ ấm chén số 5

1. Mở bài

- Giới thiệu về bộ ấm trà (bộ ấm trà uống nước hàng ngày của gia đình em).

  • Ai mua hoặc ai tặng? (mẹ em mua).
  • Mua hoặc tặng vào dịp nào, đã lâu chưa? (mẹ đi siêu thị).

2. Thân bài

  • Tả bao quát bộ ấm trà: Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu của cái ấm và những cái chén.
  • Tả chi tiết: cấu tạo, chất liệu của cái ấm, nắp ấm, cấu tạo, chất liệu của những cái chén.

3. Kết bài

  • Nêu công dụng của của bộ ấm trà.
  • Cảm nghĩ của em đối với bộ ấm trà.

6. Dàn ý tả cái tủ lạnh số 6

1. Mở bài

  • Giới thiệu đồ vật trong nhà mà em yêu thích: cái tủ lạnh (gia đình em mua lúc nào? Nhãn hiệu tủ lạnh là gì?)

2. Thân bài:

- Tả bao quát:

  • Tủ lạnh có hình khối gì? dùng tích bao nhiêu lít? Vd: Tủ lạnh hình khối chữ nhật đứng, có dung tích 120 lít.
  • Vỏ tủ lạnh làm bằng gì? Màu sắc ra sao? Vd: Vỏ tủ lạnh làm bằng thép trắng (inox) (có thể tả màu sơn của tủ lạnh).

- Tả chi tiết:

  • Tủ lạnh có mấy cửa? (hai cửa). Tủ lạnh được đặt chắc chắn lên bục bằng nhựa tốt mang tên hãng sản xuất tủ (Toshiba).
  • Mở cánh cửa nhỏ là phần trên tủ lạnh, đó là ngăn làm đá. Ngăn đá chia làm hai tầng, và hai hộc đeo trên cánh cửa.
  • Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn. Có bốn hộc đeo ở cánh cửa.
  • Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ.

- Công dụng của tủ lạnh đối với gia đình em

  • Mẹ cất thức ăn giữ lạnh cho khỏi ôi thiu. Tủ lạnh giúp bảo quản rau tươi lâu.
  • Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần.

- Bảo quản tủ lạnh như thế nào để tủ lạnh dùng được thật lâu?

  • Mẹ lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ.

3. Kết luận:

Nếu suy nghĩ và cảm xúc cảu em về chiếc tủ lạnh trong nhà: hữu ích, tiện dụng, bảo vệ sức khoẻ, xem tủ lạnh như một người bạn thân thiết quen thuộc như mọi vật trong nhà.

7. Dàn ý Tả cái bàn học số 7

1. Mở bài: Giới thiệu về cái bàn học em yêu thích.

Cái bàn em thích ở lớp hay ở nhà?

2. Thân bài:

- Tả bao quát chiếc bàn học

  • Bàn học để ở đâu trong phòng?
  • Hình dạng gì: chữ nhật hay vuông?
  • Làm bằng gỗ hay nhựa cứng?
  • Mới hay cũ?
  • Kích thước chiều dài, rộng, cao... ra sao?

- Tả chi tiết từng bộ phận:

  • Mặt bàn: Làm bằng gì? Hình dáng, kích thước? Bề mặt sơn màu gì? Độ bóng, hoa văn trang trí?
  • Chân bàn: có mấy chân? độ dài? to bằng chừng nào? Vững chãi không?
  • Ngăn bàn: Có mấy ngăn? Ở đâu? Chiều dài, rộng ra sao? Em dùng để đựng đồ gì? Sắp xếp như thế nào?

- Em hay sử dụng bàn vào thời gian nào? Công dụng của chiếc bàn?

- Kỉ niệm của em với chiếc bàn.

3. Kết bài: Tình cảm của em và lời hứa bảo quản chiếc bàn.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
20 4.821
0 Bình luận
Sắp xếp theo