(Mẫu chuẩn) Đặt câu với từ Nơi chôn rau cắt rốn

Đặt câu với từ Nơi chôn rau cắt rốn. Nơi chôn rau cắt rốn nghĩa là gì? Nơi chôn rau cắt rốn là thành ngữ quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong văn viết và nói. Làm thế nào để đặt câu với thành ngữ này cho thật hay? Trong bài viết dưới đây, HoaTieu.vn xin giới thiệu đến bạn đọc hướng dẫn đặt câu với từ Nơi chôn rau cắt rốn và giải thích chi tiết ý nghĩa của thành ngữ này.

Dưới đây là những câu có từ nơi chôn rau cắt rốn rất hay được thực hiện hoàn toàn bởi HoaTieu.vn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.

1. Đặt câu với từ Nơi chôn rau cắt rốn

  • Quê hương Thái Bình là nơi chôn rau cắt rốn của tôi.
  • Quê cha đất tổ là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người.
  • Những người con xa xứ cứ mỗi độ lễ tết / tết đến xuân về / tết thanh minh... là lại nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của của mình.
  • Cha tôi luôn ao ước được thêm một lần về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
  • Dù đi xa đến đâu, tôi cũng luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn của mình.
  • Bố mẹ tôi luôn mong ước khi nghỉ hưu sẽ về nơi chôn rau cắt rốn của mình để sống nốt quãng đời còn lại.
  • Nơi chôn rau cắt rốn là nguồn cảm hứng vô tận cho tôi, nơi tôi viết nên những bài thơ hay nhất của cuộc đời mình.
  • Hãy kể cho chúng tôi về nơi chôn rau cắt rốn của bạn trong buổi họp lớp sắp tới nhé!
  • Trở về nơi chôn rau cắt rốn sau nhiều năm xa cách, tôi cảm nhận được sự thay đổi đáng kinh ngạc của nơi đây.

2. Nơi chôn rau cắt rốn nghĩa là gì?

Nơi chôn rau cắt rốn
Nơi chôn rau cắt rốn

Chôn nhau, cắt rốn là hai việc đầu tiên phải làm, gắn liền với sự ra đời của một con người.

Vì vậy nơi chôn rau cắt rốn là thành ngữ chỉ quê hương - nơi có sự gắn bó máu thịt với mình, nơi ta sinh ra và lớn lên. Vì thế nơi ấy có sự gắn bó tình cảm sâu sắc với mỗi con người trên hành trình cuộc đời.

Nơi chôn rau cắt rốn còn có thể hiểu là quê cha đất tổ, nơi mà cha mẹ, ông bà tổ tiên đã sinh sống từ lâu đời.

3. Từ đồng nghĩa với từ Nơi chôn rau cắt rốn

Dưới đây là những từ đồng nghĩa với từ Nơi chôn rau cắt rốn:

  • Quê quán, quê nhà, quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản xứ, quê gốc,...

4. Nơi chôn rau cắt rốn Tiếng Anh là gì?

Nơi chôn rau cắt rốn Tiếng Anh là: native place, birthplace.

5. Từ đồng nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

Có 2 loại từ đồng nghĩa, gồm:

- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế cho nhau trong lời nói.

Ví dụ: bắp - ngô, con lợn - con heo, thơm - khóm, vô - vào, tàu hỏa- xe lửa, trái - quả…

- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động

Ví dụ: chết, xuống suối vàng, hi sinh, toi mạng, ra đi, tắt thở (chết lâm sàng), lìa đời, về với đất, rồi đời, xong đời, ngoẻo, ngủm...

6. Bài tập từ đồng nghĩa lớp 5

Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)

c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)

d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)

e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)

Hướng dẫn trả lời:

a. Xanh ngắt: Xanh một màu xanh trên diện rộng.

b. Xanh tươi: Xanh tươi đằm thắm.

c. Xanh rì: Xanh đậm và đều như màu của cây cỏ rậm rạp.

d. Xanh biếc: Xanh lam đậm và tươi ánh lên.

e. Xanh mướt: Xanh tươi mỡ màng

Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

Hướng dẫn trả lời:

a) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: Tổ tiên

b) Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại: quê mùa

Bài 3: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Hướng dẫn trả lời:

Từ lạc trong dãy từ là:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân là các từ chỉ nông dân

→ Từ lạc: thợ rèn

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội là các từ chỉ công nhân và người sản xuất thủ công nghiệp

→ Từ lạc: thủ công nghiệp

c) Từ lạc: nghiên cứu

→ Các từ còn lại chỉ giới trí thức

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.

Hướng dẫn trả lời:

Cảnh vật trưa hè ở đây yên tĩnh, cây cối đứng im lìm, không gian vắng lặng, không một tiếng động nhỏ.

Bài 5: Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu:

a) Thợ + X

b) X + viên

c) Nhà + X

d) X + sĩ

Hướng dẫn trả lời:

a) Thợ + X: Thợ xây, thợ máy, thợ điện

b) X + viên: Công viên, điệp viên,

c) Nhà + X: Nhà kính, nhà trắng, nhà thơ

d) X + sĩ: Bác sĩ, y sĩ, nha sĩ, thi sĩ

Bài 6: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).

c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
21 3.582
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm