(Mẫu chuẩn) Đặt câu với từ quê cha đất tổ
Đặt câu với từ quê cha đất tổ. Quê cha đất tổ là gì? Quê cha đất tổ là thành ngữ chỉ quê hương được sử dụng rất nhiều trong văn học. Dưới đây là hướng dẫn giải nghĩa thành ngữ Quê cha đất tổ, gợi ý Đặt câu với thành ngữ quê cha đất tổ siêu hay, ấn tượng, đủ mọi cung bậc cảm xúc. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Đặt câu với từ Quê hương, thành ngữ Quê hương bản quán
- Đặt câu với từ quê mẹ
- Đặt câu với từ Nơi chôn rau cắt rốn
Từ đồng nghĩa với quê cha đất tổ
1. Đặt câu với từ quê cha đất tổ
– Cho dù chúng ta có rời xa quê hương, chúng ta vẫn hướng lòng mình nhớ về nơi quê cha đất tổ.
– Dù ở nơi đâu chúng ta cũng luôn hướng về nơi quê cha đất tổ.
– Gia Bình - Bắc Ninh là quê cha đất tổ của tôi.
– Quê cha đất tổ là quê hương ta sinh ra lớn lên, nơi có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người.
– Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương, quê cha đất tổ của mình.
– Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
– Chúng tôi cùng nhau lớn lên ở nơi quê cha đất tổ.
– Vì nơi đây là quê cha đất tổ của tôi nên tôi không thể quên được mảnh đất này. Tuy thời gian đã lùi xa nhưng tôi vẫn nhớ như in những kỉ niệm thời thơ ấu ở nơi đây.
– Trong buổi lễ kỷ niệm, chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ về kỉ niệm và tình yêu về nơi quê cha đất tổ của mình.
– Những truyền thống và giá trị gia đình trong tâm thức tôi đều bắt nguồn từ quê cha đất tổ.
– Hà Nội là một thành phố nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi quê cha đất tổ yêu dấu trong trái tim tôi.
– Dù đã rời xa quê cha đất tổ mấy chục năm, ông bà vẫn luôn tự hào về nguồn gốc và dành một tình yêu nồng nàn cho nơi đây.
2. Quê cha đất tổ là gì?
Quê cha đất tổ là thành ngữ nói về quê hương - nơi chôn rau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, là nơi mà ông bà tổ tiên sinh sống từ lâu đời. Vì thế nơi ấy có sự gắn bó tình cảm sâu sắc với mỗi người chúng ta.
Nói một cách khác, quê cha đất tổ là nơi mà gia đình, dòng họ đã nhiều đời sinh sống và làm ăn, có tình cảm sâu sắc ở nơi đó.
3. Đồng nghĩa với quê cha đất tổ
Từ đồng nghĩa với quê cha đất tổ ví dụ như: nơi chôn rau cắt rốn, quê hương, quê hương xứ sở, quê quán,…
4. Bài tập từ đồng nghĩa lớp 5 có đáp án
Câu 1: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má . Bạn Hòa gọi mẹ bằng u . Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu . Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm . Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ .
Lời giải:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hòa gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ bằng bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.
Đoạn văn trên có chứa các từ thuộc nhóm từ đồng nghĩa với từ mẹ đó là cách gọi mẹ ở các địa phương khác.
Những từ đồng nghĩa tìm được là: Mẹ - má – u – bu – bầm – mạ
Câu 2: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm từ đồng nghĩa
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu . Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
A. Nước nhà – hoàn cầu, non sông – năm châu
B. Nước nhà – năm châu, non sông – hoàn cầu
C. Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu
D. Cả A và C đều đúng
Lời giải:
Nước nhà – non sông, năm châu – hoàn cầu là những từ đồng nghĩa với nhau.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của từ in đậm có trong đoạn:
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều
A. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa khác nhau.
B. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều chỉ chung một hoạt động.
C. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ.
D. Kiến thiết và xây dựng có nghĩa đối lập nhau.
Lời giải:
- Xây dựng:
+Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
+Hình thành một tổ chức hay chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương thức nhất định.
+Tạo ra, sáng tạo ra những giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng.
+Thái độ, ý kiến có thiện ý, nhằm mục đích làm cho tốt hơn.
- Kiến thiết: Là từ ghép Hán – Việt. Kiến là dựng xây, thiết là sắp đặt. Nghĩa của từ kiến thiết trong bài có nghĩa là xây dựng với quy mô lớn
Kết luận: Kiến thiết và xây dựng có nghĩa hoàn toàn giống nhau vì đều cùng chỉ chung một hoạt động
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và so sánh nghĩa của các từ in đậm có trong đoạn:
Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe . Trong vườn, lắc lư những chùm quả vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng.
A. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau đều chỉ chung một màu sắc.
B. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa gần giống nhau nhưng khác nhau về mức độ màu sắc.
C. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa hoàn toàn khác nhau.
D. Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là những từ có nghĩa trái nhau.
Lời giải:
Vàng xuộm: Chỉ màu vàng đậm
Vàng hoe: Chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên
Vàng lịm: Chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt
Kết luận: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm là ba từ có nghĩa gần giống nhau vì chúng cùng chỉ một màu sắc nhưng mức độ lại khác nhau.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên nhóm Tiếng Việt 5 - Lớp 5 chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
Kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã học lớp 5 (14 mẫu)
Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5
(Siêu hay) Viết đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2
Viết đoạn văn miêu tả quang cảnh trường em siêu hay lớp 5
Đặt câu có hình ảnh so sánh về mặt trăng
Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa lớp 5, 6, 7
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Tuần 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
- Nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Nội dung bài Những con sếu bằng giấy lớp 5
- Kể chuyện Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai
- Mở bài tả cơn mưa lớp 5 (Mở bài trực tiếp, gián tiếp, ngắn gọn)
- Kết bài tả cơn mưa (Kết bài trực tiếp, gián tiếp mở rộng, ngắn gọn)
- Tả ngôi nhà của em
- Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường
- Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hoà bình, yêu thương, đoàn kết
- Tuần 5
- Viết đoạn văn 5 - 7 câu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết
- Tìm từ đồng nghĩa từ trái nghĩa với từ hòa bình. Đặt câu với một từ vừa tìm được
- Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh
- Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Lớp 5
- Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước
- Tuần 6
- Giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới
- Đặt câu với thành ngữ Chung lưng đấu sức
- Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện
- Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh
- Top 15 Lập dàn ý tả dòng sông lớp 5 hay nhất, chân thực
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 19
- Tuần 20
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc lớp 5 (6 mẫu)
- Tập làm văn lớp 5: Bài văn tả Doraemon lớp 5 hay nhất
- Top 11 bài kể về sự đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em siêu hay
- Lập dàn ý tả một ca sĩ đang biểu diễn lớp 5 hay nhất
- Tả một ca sĩ đang biểu diễn Mono
- Tả ca sĩ đang biểu diễn Blackpink
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
- Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia
- Lập dàn ý tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2
- Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay
- Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích
- Lập dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
- Lập dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống
- Tuần 25
- Tuần 26
- Tuần 27
- Tả một loại trái cây mà em thích
- Kể một câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam
- Tả cây cổ thụ
- Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối trang 97 Tiếng Việt 5 tập 2
- Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả, rễ, thân)
- Tuần 28
- Tuần 29
- Tuần 30
- Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người
- Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào?
- Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
- Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
- Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
- Viết một đoạn văn tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em thích
- Tả một con vật mà em yêu thích
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Tuần 33
- Tuần 34
Bài viết hay Văn mẫu lớp 5
Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 93
Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau
Viết một bức thư cho người thân kể về việc học tập của em trong học kì 1 (5 mẫu)
Văn tả bạn thân lớp 5 con trai, hay nhất (14 mẫu)
Đặt câu có hình ảnh so sánh về mặt trăng
TOP 6 Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường ngắn siêu hay