Đề thi HK1 môn Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều năm 2024-2025

Tải về

HoaTieu.vn xin chia sẻ Đề thi học kì 1 lớp 4 Tiếng Việt Cánh Diều năm học 2024-2025 có ma trận, đáp án, là liệu hữu ích giúp các em học tự ôn luyện, so sánh đối chiếu đáp án để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra cuối kì tới.

Bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt theo Thông tư 27 giúp giáo viên tham khảo khi xây dựng đề ôn tập, đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt 4 có đáp án theo chương trình mới. Mời bạn đọc tải Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 1 sách Cánh Diều 2024-2025 tại bài viết sau.

Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 Cánh diều
Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 Cánh diều

1. Ma trận Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kì 1 Cánh Diều

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - LỚP 4
Môn: Tiếng Việt
Năm học 2024-2025

Mạch kiến thức, kỹ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

Điểm

TN KQ

TL

HT khác

TN KQ

TL

HT khác

TN KQ

TL

HT khác

TN KQ

TL

HT khác

1. Kiến thức LTVC

Số câu

2

1

2

1

2.0

Số điểm

1.0

1.0

1.0

1.0

Câu số

7,8

9

2. Đọc

a. Đọc thành tiếng

Số câu

1

1

4.0

Số điểm

4.0

4.0

b. Đọc hiểu

Số câu

2

2

1

1

4

2

4.0

Số điểm

1.0

1.0

1.0

1.0

2.0

2.0

Câu số

1,2

3,4

5

6

3. Viết

b. Tập làm văn

Số câu

1

1

1

10

Số điểm

10

10

10

4. Nghe nói

Kết hợp trong kiểm tra đọc

Tổng

Số câu

4

1

2

2

3

1

6

3

2

20.0

Số điểm

2.0

4.0

1.0

1.0

12.0

10

3.0

3.0

14.0

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh Diều số 1

TRƯỜNG TH&THCS……

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2024-2025

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

(Thời gian làm bài 60 phút)

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4,0 điểm)

(Học sinh bốc thăm đoạn bài đọc và trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra).

II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6,0 điểm)

Đọc thầm văn bản sau:

Cây sồi và cây sậy

Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chùn dưới chân mình.

Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên. Quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi:

– Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?

Cây sậy trả lời:

– Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể thổi đổ được chúng tôi.

Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa.

Theo Truyện ngụ ngôn nước ngoài

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời các câu hỏi và làm các bài tập sau:

Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? ( M1- 0,5 điểm)

  1. Cao lớn sừng sững.
  2. Nhỏ bé mảnh mai.
  3. Cây leo thân mềm.
  4. Cây gỗ quý hiếm.

Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? ( M1- 0.5 điểm)

  1. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão.
  2. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông, còn sồi không bị gì.
  3. Cây sậy đổ rạp bị vùi dập.
  4. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước.

Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? ( M2- 0,5 điểm)

  1. Vì sồi thấy mình vĩ đại.
  2. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.
  3. Vì sồi trên bờ còn sậy dưới nước.
  4. Vì sồi thấy mình quan trọng hơn sậy.

Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? ( M2- 0.5 điểm)

  1. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước.
  2. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ cuốn trôi.
  3. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.
  4. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình.

Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? ( M2- 1 điểm)

Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? ( M3- 1 điểm)

Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? ( M1- 0,5 điểm)

  1. thổi, đứng, cuốn trôi.
  2. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi.
  3. đảo điên, bé nhỏ, luôn luôn.
  4. tươi xanh, đảo điên, luôn luôn.

Câu 8 . Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? ( M1- 0,5 điểm)

  1. cây sồi
  2. sông
  3. thổi
  4. bão

Câu 9. Tìm 1 câu văn trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hoá? ( M3- 1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT(10 điểm)

Tập làm văn: (10,0 điểm) (40 phút)

Đề bài: Viết bài văn miêu tả con vật mà em yêu thích.

Đáp án, hướng dẫn chấm thi Đề thi Tiếng Việt lớp 4 cuối học kì 1

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
NĂM HỌC 2024-2025

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Kiểm tra đọc thành tiếng : 4,0 điểm

Giáo viên cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn văn từ 90-100 tiếng, trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra.

Cách đánh giá, cho điểm:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt khoảng 90 tiếng/ phút, giọng đọc có biểu cảm: 1,0 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (đọc sai không quá 5 tiếng): 1,0 điểm.

- Nghe hiểu và trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1,0 điểm.

Lưu ý: Giáo viên tùy theo mức độ cho điểm phù hợp.

II. Kiểm tra đọc hiểu - Luyện từ và câu: 6,0 điểm

Câu 1. Cây sồi là loại cây như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cao lớn sừng sững

Câu 2. Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? (0.5 điểm)

A. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão

Câu 3. Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? (0,5 điểm)

B. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt.

Câu 4. Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? (0.5 điểm)

C. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ.

Câu 5. Em muốn nói gì với cây sồi? (1 điểm)

Cây sồi to lớn không nên coi thường đám cây sậy nhỏ bé, yếu ớt. Không nên coi thường người khác

Câu 6. Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy”, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

Đoàn kết là sức mạnh giúp chiến thắng những thử thách to lớn.

Không nên coi thường những người bé nhỏ, yếu đuối hơn chúng ta.

Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các động từ? (0,5 điểm)

A. thổi, đứng, cuốn trôi.

Câu 8. Từ nào sau đây không phải là danh từ? ? (0,5 điểm)

C. thổi

Câu 9. HS tìm được câu trong bài cho 1 điểm

VD: Tuy anh cao lớn nhưng đứng một mình.

B. KIỂM TRA VIẾT: 10,0 điểm

Đảm bảo các yêu cầu sau:

- Viết được bài văn tả con vật đúng nội dung.

- Bố cục bài viết rõ ràng, đủ 3 phần

- Dùng từ và sắp xếp ý hợp lý; câu văn đúng ngữ pháp; diễn đạt chặt chẽ.

- Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả; trình bày bài viết sạch sẽ.

Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 10.0 - 9,5- 6,0 - 5,5 - ... 1,5 - 1,0 - 0,5.

(Lưu ý: Học sinh trả lời ý khác nếu đúng vẫn cho điểm).

Tham khảo thêm:

3. Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều cuối học kì 1 số 2

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2023- 2024

MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 4 (CD)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU

Đọc bài văn sau, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc thực hiện các yêu cầu sau:

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. Có lần, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: "Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?".

Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.

Có người bạn hỏi:

- Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?

Xi-ôn-cốp-xki cười:

- Có gì đâu, mình chỉ tiết kiệm thôi.

Đúng là quanh năm ông chỉ ăn bánh mì suông. Qua nhiều lần thí nghiệm, ông đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại. Sa hoàng chưa tin nên không ủng hộ. Không nản chí, ông tiếp tục đi sâu vào lí thuyết bay trong không gian. Được gợi ý từ chiếc pháo thăng thiên, sau này, ông đã đề xuất mô hình tên lửa nhiều tầng trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.

Hơn bốn mươi năm khổ công nghiên cứu, tìm tòi, Xi-ôn-cốp-xki đã thực hiện được điều ông hằng tâm niệm: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục.".

(Theo Lê Nguyên Long – Phạm Ngọc Toàn)

Câu 1. (0,5đ) Nhân vật chính của câu chuyện "Người tìm đường lên các vì sao" là ai?

A. M.Gorki

B. Xi-ôn-cốp-xki

C. Anh-xtanh

D. Niu-tơn

Câu 2. (0,5đ) Ngay từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ điều gì?

A. Ước mơ được đọc thật nhiều sách.

B. Ước mơ được trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.

C. Ước mơ có được đôi cánh để bay lên cao.

D. Ước mơ được bay lên bầu trời.

Câu 3. (0,5đ) Điều mà Xi-ôn-cốp-xki hằng tâm niệm là gì?

A. Theo đuổi đam mê thành công

B. Chỉ cần cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nhấc bổng cả thế giới

C. Dù sao thì trái đất vẫn quay

D. Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục

Câu 4. (1đ) Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì?

A. Vì gia đình ông có điều kiện để theo đuổi đam mê của mình.

B. Vì ông được rất nhiều người ủng hộ và cổ vũ.

C. Vì ông có ước mơ, có mục tiêu của riêng mình và có quyết tâm, nghị lực, ý chí để thực hiện ước mơ đó.

D. Vì ông gặp may mắn.

Câu 5. (1đ) Theo em, nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói điều gì?

Câu 6. (1 đ) Tên cơ quan tổ chức nào viết đúng:

A. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong.

B. Đài truyền hình Hà nội.

C. Bộ giáo dục và đào tạo.

D. Công ty thuốc lá Thăng long.

Câu 7. (1đ) Gạch chân dưới các tính từ trong câu văn sau:

Những hạt sương trắng nhỏ li ti đọng trên những cánh hoa tinh khôi, trong trẻo, thương mến vô cùng.

Câu 8: (0,5đ) Danh từ trong câu văn: "Các vì sao không phải để tôn thờ mà là để chinh phục." là:

A. Vì sao B. tôn thờ C. Các D. Chinh phục

Câu 9. (1đ) Đặt 1 câu có hình ảnh nhân hóa về hiện tượng tự nhiên.

B/ KIỂM TRA VIẾT:

Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)

Em hãy miêu tả một loài cây mà em yêu thích.

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh Diều Học kì 1

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4

NĂM HỌC: 2024-2025

I. KIỂM TRA ĐỌC – HIỂU: 5 điểm

Câu

1

2

3

4

6

8

Đáp án

B

D

D

C

A

A

Điểm

0,5

0,5

1

1

0,5

0,5

Câu 5: (1điểm)

Nhan đề “Người tìm đường lên các vì sao” muốn nói với chúng ta rằng chúng ta hãy luôn cố gắng tìm tòi, khám phá những điều mới lạ.

Câu 7. (1 đ)

trắng, nhỏ, li ti, tinh khôi, trong trẻo.

- Tìm đúng mỗi tính từ được 0,1 điểm

Câu 9: (1đ)

- Đặt câu đúng yêu cầu, đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm được 1 điểm.

- Đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm (- 0,5 điểm)

4. Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều số 3

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4

(Thời gian làm bài : 40 phút)

A. KIỂM TRA ĐỌC

Đọc thầm và làm bài tập:

MÙA THU

Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu.

Mùa thu, tiết trời trong thanh dịu nhẹ, con đường làng bỗng như quen, như lạ. Mỗi sớm đến trường, bước chân chợt ngập ngừng khi đánh thức những bụi cây non vẫn còn đang ngái ngủ. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc, bay vút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.

Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc đến nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ.

Theo: Huỳnh Thị Thu Hương

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6):

Câu 1. Bài văn tả mùa nào trong năm?

A. Mùa Xuân.

B. Mùa Đông.

C. Mùa Thu.

Câu 2. Hình ảnh nào không miêu tả mùa thu?

A. Những khu vườn đầy lá vàng xao động.

B. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.

C. Tiết trời lạnh, sương giá phủ khắp vùng.

Câu 3. Từ ngữ tả vẻ đẹp của vầng trăng là:

A. Nhẹ tênh; mỏng manh; trôi bồng bềnh; tròn vành vạnh.

B. Nhẹ tênh; mỏng manh; khuyết.

C. Trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ.

Câu 4. Vì sao con đường làng vào mùa thu bỗng “như quen, như lạ”?

A. Vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.

B. Vì tiết trời mùa thu trong xanh dịu nhẹ và cảnh vật mùa thu trở nên sống động và khác biệt hơn.

C. Con đường bị lá cây phủ kín sắc vàng không nhìn ra được.

Câu 5. Nội dung của bài văn nói về điều gì?

A. Cảm nhận sự vui tươi háo hức của bạn nhỏ khi tới ngày khai trường.

B. Tả hoa, lá mùa thu.

C. Bạn nhỏ say đắm trước những sự thay đổi mà mùa thu đem tới cho cuộc sống.

Câu 6. Câu nào có sử dụng biện pháp nhân hóa?

A. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông.

B. Tia nắng ban mai nghịch ngợm xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm cho chú chim non bừng tỉnh giấc.

C. Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.

Câu 7. Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu “Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu lên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ”.

Câu 8. Chủ ngữ trong câu “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường.” là:

Câu 9. Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu tên tác phẩm.

Câu 10. Em thích điều gì về mùa thu được tả trong bài? Vì sao?

B. TẬP LÀM VĂN

Đề Bài viết: Viết bài văn tả một cây hoa (hoặc cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh...) mà em yêu thích.

Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Tiếng Việt 4 Cánh diều

A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm

I . Đọc thành tiếng : 2 điểm

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (80 - 85 tiếng/phút): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ; giọng đọc có biểu cảm (không đọc sai quá 5 tiếng): 0,5 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 0,5 điểm

(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)

* Lưu ý: Điểm đọc thành tiếng: Có thể cho điểm thập phân đến 0,25

Nội dung bài KT đọc: Các bài đọc SGK TV4 tập 1, câu hỏi sau bài đọc

II. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (8 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ý đúng

C

C

A

B

C

B

Điểm

0,5

1

0,5

0,5

0,5

1

1

1

1

1

Câu 7.

Giọt nắng là DT; đậu là ĐT

mới là TT; ước mơ là DT

Câu 8: Chủ ngữ là: “Vạt hoa cúc dại”

Câu 10. HS nêu câu văn: 0,5 điểm

Giải thích được lí do: 0,5 điểm

VD: Về mùa thu được tả trong bài, em thích vầng trăng nhất. Vầng trăng tròn là dịp mừng đêm Trung thu. Nhìn trăng to và rõ, em thấy trăng đẹp hơn bao giờ hết….

B. KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm):

I- Chữ (2 điểm):

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, chữ viết đẹp, đúng cỡ: 1 điểm

- Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, … trừ 1 điểm toàn bài.

II- Nội dung bài viết (8 điểm):

+ Mở bài (1 điểm): Giới thiệu cây định tả.

+ Thân bài (6 điểm): Tả được chi tiết về hình dáng, đặc điểm của cây được tả.

+ Kết bài (1 điểm): Nêu cảm nghĩ của mình về cây được tả theo cách kết bài đã học.

Đảm bảo các yêu cầu sau thì được 8 điểm:

- Bố cục đầy đủ 3 phần.

- Nội dung đầy đủ: tả bao quát cây, cụ thể từng phần của cây, có lợi ích cây......

- Biết dùng từ, đặt câu đúng. Biết dùng từ gợi tả, gợi cảm.

- Thân bài chia thành các đoạn nhỏ (0,5 điểm)

- Đoạn văn có câu chủ đề (0,5 điểm)

- Biết kết hợp một số hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa (1 điểm)......

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

* Tùy theo mức độ sai sót về dùng từ, về câu, … có thể cho các mức điểm: 8; 7,5; 7; 6,5; ....

5. Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều (2 đề)

>>>Tải file về máy để xem đầy đủ bộ Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều có đáp án.

Cấu trúc Đề thi cuối kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh Diều có đáp án và lời giải chi tiết bao gồm đề thi tự luận và trắc nghiệm, yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong 60 phút. Với Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1 sách mới Cánh diều này sẽ giúp các bạn HS ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 4. Đây cũng là tài liệu để thầy cô bổ sung vào nguồn đề thi của mình cho phong phú, đạng hơn.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 4 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
36 9.566
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm