Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4
Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc là đề bài Kể chuyện đã nghe đã đọc lớp 4 tuần 26. Sau đây là Dàn ý kể một câu chuyện về lòng dũng cảm cùng những đoạn văn mẫu Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4 ngắn gọn, hay nhất do HoaTieu.vn sưu tầm và chọn lọc. Mời các em học sinh cùng theo dõi.
Những câu chuyện ngắn về lòng dũng cảm
- Dàn ý kể một câu chuyện về lòng dũng cảm
- 1. Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4 ngắn gọn số 1
- 2. Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4 số 2
- 3. Kể lại 1 câu chuyện về lòng dũng cảm số 3
- 4. Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm số 4
- 5. Kể câu chuyện về lòng dũng cảm điểm cao
- 6. Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm lớp 4 xúc động
- 7. Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc
- 8. Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia (2 mẫu)
- 9. Viết bài văn kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người (4 mẫu)
Dàn ý kể một câu chuyện về lòng dũng cảm
Dàn ý kể một câu chuyện về lòng dũng cảm dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
I. Mở bài
- Giới thiệu chung về lòng dũng cảm: Lòng dũng cảm là gì? Vì sao lòng dũng cảm lại quan trọng? để dẫn dắt vào câu chuyện.
-Giới thiệu nhân vật chính và bối cảnh câu chuyện.
II. Thân bài
- Giới thiệu nhân vật chính.
- Tên, độ tuổi, hoàn cảnh sống (nếu biết).
- Tính cách và những điều đặc biệt về nhân vật (có thể là một người nổi tiếng, người bình thường nhưng có hành động dũng cảm).
- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện:
- Miêu tả về hoàn cảnh diễn ra câu chuyện (ví dụ: một vụ cháy, tai nạn, thiên tai).
- Em chứng kiến hoặc tham gia khi nào? Cảm xúc của em lúc đó ra sao?
- Hành động dũng cảm của nhân vật chính:
- Trong việc làm dũng cảm em định kể có sự tham gia của những người nào?
- Kể diễn biến của câu chuyện, nhấn mạnh hành động anh hùng, dũng cảm của nhân vật.
- Kết quả của hành động dũng cảm
- Thành công trong việc cứu người, nhưng cũng có thể là sự hy sinh.
- Phản ứng của những người xung quanh (sự cảm kích, ngưỡng mộ).
- Nêu lên suy nghĩ của em về hành động, việc làm dũng cảm của nhân vật trong câu chuyện em chứng kiến hoặc tham gia. Bài học về ý nghĩa của lòng dũng cảm trong cuộc sống em cần học tập.
III. Kết bài
- Khái quát lại cảm nhận của em về câu chuyện và bài học rút ra.
1. Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4 ngắn gọn số 1
Gợi ý Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4 dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng chưa bao giờ thiếu những con người tài hoa, mưu trí và dũng cảm. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đã có nhiều những nhân vật tài hoa và dũng cảm nổi bật. Trong đó, em rất ấn tượng với Giang Văn Minh - một vị quan nổi tiếng thời nhà Lê. Đồng thời ông cũng là con người trí dũng song toàn, kiên cường, bất khuất, mang trong mình một trái tim nhiệt thành yêu nước.
Trong lần đi sứ sang nhà Minh, đứng giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt. Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, Giang Văn Minh đã đáp trả lại thái độ ngạo mạn của vua tôi nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên trên sông Bạch Đằng của nước Việt ta.
- "Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Đồng trụ đến giờ rêu mọc rậm)
- "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Bạch Đằng thuở trước máu còn loang)
Cũng bởi vế đối đáp thẳng thắn trên trước triều đình Trung Quốc, Giang Văn Minh đã bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638. Dù đã ra đi nhưng sự dũng cảm, tấm lòng kiên trinh, sắt son với dân tộc, đất nước của ông luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.
2. Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4 số 2
Gợi ý Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm lớp 4 dưới đây được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.
"Mùa hoa lê ki ma nở ở quê ta miền đất đỏ.
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng."
Đó là những câu hát về Võ Thị Sáu - nữ du kích dũng cảm, đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Dù chị Sáu đã ra đi, nhưng hình ảnh về người con gái can trường, dũng cảm, không bao giờ đầu hàng quân địch vẫn còn sống mãi trong trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam.
Mọi người gọi chị Võ Thị Sáu với cái tên thân thương "Chị Sáu" để thể hiện niềm tiếc thương, yêu quý, trân trọng người Anh hùng tuổi nhỏ của lực lượng vũ trang nhân dân. Chị đã tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi - lứa tuổi so với thế hệ học trò chúng em bây giờ vẫn đang là tuổi hồn nhiên, được vui chơi, học hành. Vậy mà chị đã mưu trí và năng nổ nhiệt thành tham gia vào hoạt động cách mạnh cứu nước đầy gian lao, hiểm nguy. Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị đã bị quân Pháp bắt được, bị đày ra Côn Đảo và xử tử hình.
Trên pháp trường, chị Sáu không hề run sợ trước cái chết, vẫn cười vui và cất lên tiếng hát. Cũng bởi vậy, câu chuyện về người thiếu nữ dũng cảm ấy mãi là hình ảnh bất tử, tiêu biểu cho người anh hùng dân tộc Việt Nam.
3. Kể lại 1 câu chuyện về lòng dũng cảm số 3
Đó là một buổi tối như bao ngày, gia đình em sum vầy ăn cơm tối. Sau khi ăn cơm xong, bố mẹ cùng bà nội kể nhau nghe câu chuyện về hành động dũng cảm của anh hàng xóm cạnh nhà em. Anh đã xông pha giúp đỡ gia đình gặp tai nạn giao thông trong vụ tai nạn hồi chiều hôm đó.
Theo lời bố mẹ kể thì vào khoảng 12h trưa trên đường gần chợ. Bất ngờ một xe tải đi qua va phải chiếc xe máy được điều khiển bởi một người phụ nữ tầm trung niên và hai đứa con nhỏ. Cuộc va chạm đã làm hai đứa trẻ văng ra đường ngay tại chỗ. Người mẹ thì bị thương nặng. Trong lúc hỗn loạn, không ai dám đứng ra đỡ người mẹ đi cấp cứu. Một số người tốt đã kịp đỡ hai đứa bé. Thì tình cờ lúc đó, anh hàng xóm đi chợ về, và khi chứng kiến tình huống đó. Anh đã nhanh tay đỡ nhẹ người mẹ và đưa bà kịp thời lên trạm y tế xã.
Nghe câu chuyện xong, em không những cảm thấy ngưỡng mộ hành động cao cả của anh mà còn có thêm niềm tin vào lòng tốt, việc nghĩa. Bà em có nói, khi ở trong hoàn cảnh đó, ít ai đủ can đảm để xông pha vào vũng máu chở bệnh nhân đi. Anh chính là tấm gương về lòng dũng cảm đáng trân quý cho các thế hệ.
4. Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm số 4
Cù Chính Lan là một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quê hương anh bị giặc Pháp tàn phá, bắn giết gây nhiều thiệt hại về của về người. Anh rất căm thù chúng và quyết tiêu diệt chúng để góp phần đánh đuổi chúng ra khỏi đất nước mình.
Một lần anh được phân công đi đánh xe tăng địch ở đường số 6. Đoàn xe của chúng đã bị diệt gần hết, chỉ còn một chiếc cuối cùng đang tìm đường tẩu thoát. Anh nói với đồng đội:
- Phải đánh bằng được chiếc xe này!
Nói xong, anh băng lên chạy theo xe bất chấp đạn của địch đang bắn lại như mưa. Anh luồn lách tới gần rồi nhanh nhẹn trèo lên xe địch, bị trượt ngã xuống anh lại leo lên và ném vào thùng xe hai trái lựu đạn, nhưng hai trái lựu đạn này lại bị địch hất trả ra ngoài.
Hết lựu đạn của mình, anh lấy lựu đạn của đồng đội rồi chạy tắt qua rừng, đón đầu chiếc xe tăng đang rút chạy. Lần này là lần thứ năm anh lại nhảy lên xe. Tay trái anh cố mở nắp xe. Tay phải anh cầm lựu đạn và lấy răng cắn chốt. Chờ cho quả lựu đạn đã bắt đầu xì khói, anh mới ném vào thùng xe rồi nhảy vội xuống.
Một tiếng nổ vang lên. Các tên giặc trong xe chết ngay. Chiếc xe sững lại và bốc cháy. Sau trận đó, anh được thưởng huân chương và được phong là Anh hùng quân đội. Anh Cù Chính Lan đúng là một chiến sĩ quân đội dũng cảm, kiên cường.
5. Kể câu chuyện về lòng dũng cảm điểm cao
Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.
Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...
Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hòa, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.
Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!
Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buồn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.
Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.
Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".
Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.
6. Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm lớp 4 xúc động
Hôm đó chúng tôi được học tiết đạo đức: Lòng dũng cảm. Sau khi đọc xong câu chuyện trong sách đạo đức, cô hỏi: Có bạn nào kể cho cả lớp nghe tấm gương dũng cảm mà các em được biết đến không? Trong lớp có rất nhiều cánh tay đang giơ lên cùng tiếng: Em! Em. Cô đã gọi Trúc, một bạn nữ ngồi dãy giữa, giơ tay nhưng vẻ mặt rất buồn.
Trúc đứng lên trong sự chờ đợi của các bạn. Chúng tôi đều không hiểu sao bạn không kể luôn trong sự hồi hộp của mọi người. Bạn đứng im một lúc cùng những tiếng thở dài như cố lấy tinh thần, sự bình tĩnh rồi nói: Em thưa cô! Em kể về mẹ của em, mẹ là người rất dũng cảm ạ!
Cả lớp im phăng phắc vì chúng em biết mẹ bạn đã bị mất hồi đầu năm. Bạn bắt đầu kể: Mẹ em 28 tuổi, mẹ là người chăm chỉ, luôn yêu thương bố và chúng em. Mẹ lúc nào cũng cười, chẳng bao giờ bố con em thấy mẹ buồn cả. Đến một ngày, mẹ nói bố đưa mẹ đi khám bệnh vì mẹ thấy đi lại khó khăn, bác sĩ nói phải chuyển mẹ xuống bệnh viện thành phố vì họ không xét được bệnh. Hôm sau, trước khi đi khám, mẹ chuẩn bị đồ ăn cả ngày cho chúng em và niềm nở:Hôm nay bố và mẹ đi chơi xa, chiều xẽ có mặt ở nhà, các con đi học về, ăn cơm rồi trông nhà cho bố mẹ nhé! Buổi hôm ấy, mẹ về trong mệt mỏi, yên lặng, mặt bố rầu rĩ nhưng mẹ lại không hề buồn phiền. Mẹ không quên mua quà cho 2 chị em. Chúng em không hề biết bệnh của mẹ cho đến khi bà nội hỏi bố. Bố nói mẹ bị ung thư máu giai đoạn cuối, hiện tại tuỷ và các dây thần kinh đã hoàn toàn bị phá huỷ. Bố cũng nói mẹ đã phải chịu đựng trong thời gian quá dài nhưng không nói sợ bố, con lo lắng. Cho tới khi mẹ đã quá mệt mỏi và kiệt sức mới nói ra. Em đã muốn òa khóc khi nghe bố nói vậy. Mẹ sẽ thế nào? Bố con em sẽ ra sao. Nhưng em chỉ ngồi trong bàn học mà viết ra giấy những suy nghĩ, không dám làm mẹ buồn.
Những ngày cuối cùng, khuôn mặt mẹ tái nhợt, nhưng mẹ không cau có bực bội chút nào mặc dù bố nói: Nếu bị cắn đau quá, em cứ khóc lên. Nhưng chính những lúc ấy khuôn mặt của mẹ lại trở nên rạng rỡ. Mẹ thường nói: Em có đau đâu, em vẫn ổn lắm, anh lo cho các con chu đáo thế em rất yên tâm.
Ngày mẹ biết mẹ sẽ ra đi, mẹ gọi 2 chị em đến và nói: Mẹ xa các con một thời gian dài, các con nhớ yêu thương nhau và đừng làm bố giận, mẹ lúc nào cũng dõi theo các con. Mẹ hạnh phúc khi có các con lắm! Rồi đôi mắt mẹ dần nhắm lại nhưng mẹ không hề khóc.
Kể đến đó Trúc nghẹn ngào, cả lớp cũng xúc động vô cùng. Không còn một tiếng động nào nữa, có bạn đã cúi gục xuống từ rất lâu.
Với Trúc và với chúng em, mẹ bạn là một người dũng cảm, mặc dù biết không thể vượt qua bệnh tật nhưng không khi nào người mẹ ấy làm bố con Trúc lo lắng. Đó là nỗi đau với bạn nhưng em tin rằng bạn cũng sẽ tự hào và cố gắng vì bạn có người mẹ dũng cảm, chiến thắng nỗi đau đớn của bản thân.
7. Kể lại một câu chuyện nói về lòng dũng cảm mà em đã được nghe hoặc được đọc
Hôm qua, trong chương trình "Người đương thời" của Đài Truyền hình Việt Nam có chiếu hình ảnh của chị Kiều Hải, một thương binh hạng nặng đã đi xe đạp suốt từ Nam ra Bắc để viếng thăm lăng Bác.
Chị Kiều Hải là một nữ biệt động Sài Gòn, chị bị giặc bắt năm chị mới mười sáu tuổi. Thấy chị là một cán bộ nguy hiểm, bọn giặc đã tuyên án và dày chị ra Côn Đảo. Tại đây, chị bị tra tấn rất dã man, nhiều khi chết đi sống lại. Tuổi trẻ của chị bị chôn vùi bởi đòn roi, bởi cái ngục tù khủng khiếp này.
Đất nước giải phóng, chị được trở về trong vòng tay của những người thân yêu. Nhưng thân xác chị đã không còn nguyên vẹn, bệnh tật hành hạ chị và rồi căn bệnh ung thư đang đe doạ tính mạng của chị. Với nghị lực và sức sống tiềm tàng vốn có, chị muốn trước khi nhắm mắt, trước khi từ giã cuộc sống tươi đẹp này chị muôn được ra thăm Bác Hồ, được thăm thủ dô yêu dấu, được di trên những con đường của Tổ quốc thân yêu. Thế là cuộc hành trình của chị bắt đầu. Trước hết chị phải tập đi xe đạp bằng một tay vì một cánh tay của chị đã bị liệt. Sau khi dã đi thạo rồi, chị chuẩn bị đồ dùng cá nhân, đồ ăn thức uống. Chặng đường đi của chị kéo dài hàng mấy tháng ròng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, một mình trên một chiếc xe chị gò lưng đạp. Những ngôi nhà hoang ở bên đường, những trạm gác là nơi nghĩ của chị. Có những hôm, chị đi suốt từ sáng đến chiều không gặp một ngôi nhà nào cả, thế là tảng đá bên đường, những dòng suối cũng trở thành chỗ nghỉ của chị. Nhiều lúc chị cũng gặp được những người dân tốt bụng, những đơn vị làm đường, họ đều tiếp đón chị ân cần, họ đều kinh ngạc trước ý chí và nghị lực của chị, họ luôn cầu chúc cho chuyến đi của chị mọi điều tốt dẹp và mong có ngày gặp lại chị.
Đoạn đường mà chị trải qua thật khó khăn gian khổ. Những đoạn đường có dốc cao, những đoạn đường bị sụt lở, chị phải đẩy xe bằng tất cả sức lực của mình. Sức người yếu ớt lại bệnh tật, người ta tưởng rằng chị sẽ phải gục ngã. Nhưng không, chị vẫn vượt qua. Con đường Trường Sơn đã hiện ra trước mắt chị, nó như tiếp thêm nghị lực cho chị, nó như mách bảo, thôi thúc chị phải cố gắng nhiều nữa. Và rồi vào một ngày đẹp trời chị dã đến thủ đô Hà Nội, chị được vào thăm lăng Bác, được nói với Bác ý nguyện của mình. Chị được gặp lại những người bạn chiến đấu ở trong tù, ở Côn Đảo trong đó có chị Võ Thị Thắng.
Chị được những người dân Hà Nội tiếp đón nồng hậu, họ cảm động về tấm lòng, ý chí và nghị lực của chị. Có bác sĩ đã ngoài tám mươi tuổi đã nhận chăm sóc sức khỏe của chị trong những ngày chị ở Hà Nội.
Tạm biệt Bác, tạm biệt Hà Nội chị quay trở về Thành phô' Hồ Chí Minh bằng xe đạp của mình. Đi đến đâu chị cũng được mọi người tiếp dón ân cần. Cuộc hành trình trở về này cũng đầy khó khăn gian khổ chẳng kém gì cuộc hành trình ban đầu.
Được chứng kiến cảnh chị Kiều Hải đạp xe, với vết thương ở ngực rĩ máu, tôi không sao cầm nổi nước mắt, tôi kính trọng tinh thần dũng cảm của chị, một người phụ nữ giàu nghị lực chứa đựng một sức sông tiềm tàng.
Tấm gương của chị mãi mãi là bài ca bất tận để cho thế hệ trẻ chúng tôi noi theo.
8. Kể lại một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em được chứng kiến hoặc tham gia (2 mẫu)
9. Viết bài văn kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm hoặc trí thông minh của con người (4 mẫu)
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 4: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Toán năm học 2023-2024
Kể câu chuyện Em đã làm góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp
12 Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024
Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết 4 đoạn văn
Viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
Viết một đoạn văn mở bài giới thiệu chung về cây mà em định tả
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Tuần 20
- Top 4 Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa
- Top 3 Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết trong đó có sử dụng mẫu câu ai thế nào?
- Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài
- Lập dàn ý tả một ca sĩ đang biểu diễn lớp 5
- Viết bài văn tả một đồ vật mà em đã quan sát hay nhất
- Bài văn tả cây bút chì lớp 4
- Mở bài Tả chiếc bàn học của em
- Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu nói về xóm làng hoặc phố phường của em
- Tuần 21
- Tuần 22
- Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện giữa bố hoặc mẹ với em về tình hình học tập
- Viết một đoạn văn tả lá thân hay gốc của một cây mà em yêu thích
- Ghi lại kết quả quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường (hoặc nơi em ở)
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về một loại trái cây mà em thích, trong đoạn văn có dùng một số câu kể Ai thế nào?
- Tuần 23
- Kể một câu chuyện đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác
- Viết một đoạn văn tả một loài hoa hoặc một thứ quả mà em yêu thích
- Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loại cây mà em biết
- Tìm các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp
- Tuần 24
- Dùng câu kể Ai là gì? giới thiệu về các bạn trong lớp em hoặc từng người trong ảnh chụp gia đình em
- Em (hoặc người xung quanh) đã làm gì để góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp. Hãy kể câu chuyện đó
- Dựa vào dàn ý trên, bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh bốn đoạn văn này
- Viết phần tóm tắt in đậm cho bài báo Vịnh Hạ Long được tái công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
- Tuần 25
- Tuần 26
- Tuần 27
- Tuần 28
- Tuần 29
- Tuần 30
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Tuần 34
- Tuần 35
Bài viết hay Lớp 4
Danh từ là gì? Cụm danh từ là gì? Ví dụ các loại danh từ
TOP 8 Lập dàn ý Tả một con vật nuôi trong nhà lớp 4 (Có sơ đồ tư duy)
(Siêu hay) Đặt 2 - 3 câu về một con vật em thích, trong đó có một câu sử dụng trạng ngữ lớp 4
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức (Tuần 1-34)
(Siêu hay) Viết đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào
(Siêu hay) Sắm vai một loài hoa giới thiệu về mình với các bạn lớp 4