12 Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024

Tải về

12 Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt năm học 2023-2024 kèm đáp án mà Hoatieu.vn giới thiệu sau đây giúp các em học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt sắp tới.

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 2024 bao gồm Đề cương ôn lý thuyết và 12 Đề thi giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án được HoaTieu.vn sưu tầm và tổng hợp từ nguồn mới nhất. Đây sẽ là tài liệu hữu ích gúp các em học sinh ôn tập, hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt lớp 4 để vận dụng giải các dạng bài tập thật nhuần nhuyễn.

Lưu ý: 12 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 4 có nội dung rất dài, không thể trình bày hết trong bài viết, bạn đọc vui lòng tải file về máy để xem đầy đủ đề thi.

1. Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 sách Kết nối tri thức

1) Tập đọc:

Đọc, trả lời câu hỏi và nêu nội dung các bài tập đọc sau:

  • Hải Thượng Lãn Ông.
  • Quả ngọt cuối mùa.
  • Tiếng ru.
  • Con muốn làm một cái cây.
  • Vườn của ông tôi.

2) Luyện từ và câu:

  • Ôn danh từ, động từ, tính từ;
  • Hai thành phần chính của câu.
  • Trạng ngữ.

3) Viết:

Đề bài 1: Em hãy viết đoạn văn (10 -15 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân mà em yêu quý (bố, mẹ, …..)

Đề bài 2: Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã dọc, đã nghe.

2. Đề ôn thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 4 sách mới

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Môn : Tiếng Việt 4

Thời gian : 40 phút

Năm học : 2023 – 2024

1. Đọc thầm bài sau trong thời gian 10 phút.

TẤM LÒNG THẦM LẶNG

Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi:

- Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ?

- Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ.

Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy.

- Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường.

- Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói.

Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.

Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu.

Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài".

(Bích Thuỷ)

Câu 1: (0,5 điểm) Cậu bé trong câu chuyện gặp điều không may gì?

A. Bị tật ở chân B. Bị ốm nặng C. Bị khiếm thị D. Bị khiếm thính

Câu 2: (0,5 điểm) Ông chủ đã giúp đỡ cậu bé như thế nào?

A. Nhận cậu bé về làm con nuôi rồi chữa bệnh và cho cậu ăn học đàng hoàng

B. Đến nhà và đích thân chữa bệnh cho cậu bé.

C. Cho người lái xe riêng đến thuyết phục cha mẹ cậu để ông được chả tiền chữa bệnh cho cậu bé.

D. Cho một số tiền lớn để cậu bé có vốn làm ăn buôn bán

Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao ông chủ lại bảo người lái xe của mình làm việc đó?

A. Vì ông đang ở nước ngoài, chưa thể về nước được.

B. Vì ông không muốn gia đình người được giúp đỡ biết mình là ai.

C. Vì ông không có thời gian tới gặp họ

D. Vì ông muốn nhận cháu bé làm con nuôi nhưng sợ bố mẹ cậu bé từ chối

Câu 4. (0,5 điểm) Cậu bé được ông chủ giúp đỡ đã trở thành một người như thế nào?

A. Trở thành một bác sĩ phẫu thuật vô cùng tài năng.

B. Trở thành một nhà hảo tâm chuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn trong cuộc sống.

C. Trở thành con nuôi của ông chủ và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

D. Trở thành một doanh nhân thành đạt và biết giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn như mình.

Câu 5: (0,5 điểm) Ông chủ đã nói với người lái xe câu nói nào khiến nhân vật tôi phải ghi nhớ?

A. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài.

B. Cho đi nghĩa là còn lại mãi.

C. Làm ơn không mong báo đáp.

D. Cho đi một đóa hoa trên tay vẫn còn thoảng hương thơm.

Câu 6: (1 điểm) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: (0,5 điểm) Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau:

Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại.

Câu 8. (1 điểm) Gạch dưới những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm từ sau:

A. Tốt, xấu, khen, ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn.

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết, tím biếc

Câu 9. (1 điểm) Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A

Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

Câu 10. (1 điểm) Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn

“Đàn kiến tha mồi về tổ.”

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

II. ĐỀ KIỂM TRA VIẾT:

Tập làm văn: (Thời gian 30 - 35 phút)

Đề bài: Em hãy viết đoạn văn tưởng tượng em là một nhân vật trong câu chuyện em đã được đọc, được nghe.

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 4

NĂM HỌC 2023- 2024

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn văn từ 90-100 tiếng, trả lời một câu hỏi do giáo viên đưa ra.

- Cách đánh giá các mức độ như sau:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu (80 - 85 tiếng/phút): 1điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, đúng từ; giọng đọc có biểu cảm (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm

- Nghe hiểu và trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

(Tuỳ theo từng trường hợp học sinh đọc sai mà ghi điểm cho phù hợp)

II. Đọc hiểu (7 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Ý đúng

A

C

B

D

A

Điểm

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

1

0,5

1

1

1

6. Hãy giúp đỡ người khác một cách chân thành mà không cần đòi hỏi sự báo đáp. Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài (1 điểm)

7. Gạch dưới chủ ngữ trong câu sau:

Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. (0,5 điểm)

8. (1 điểm) Những từ không phải là tính từ trong mỗi nhóm đó là:

A. Tốt, xấu, khen , ngoan, hiền, thông minh, thẳng thắn. (0.5 điểm)

B. Đỏ tươi, xanh thẳm, vàng óng, trắng muốt, tính nết , tím biếc. (0.5 điểm)

9. Nối lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ở cột A (1 điểm)

Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt

Câu 10. Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết lại câu dưới đây cho sinh động hơn. (1 điểm) “Đàn kiến tha mồi về tổ.”

- Đàn kiến gọi nhau tha mồi về tổ.

B. PHẦN VIẾT: Tập làm văn: (10 điểm)

Học sinh viết được đoạn văn ngắn (từ 8-10 câu) đúng thể loại, bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp; tả cây mà em yêu thích; câu văn viết đủ ý, bố cục đầy đủ, rõ ràng

a, Mở đoạn: Giới thiệu về sự việc nhân vật câu chuyện tưởng tượng (2 điểm)

b. Thân đoạn: Nêu sự việc hoặc hành động của nhân vật trong tưởng tượng. (6 điểm)

c, Kết đoạn: Nêu nhận xét về sự việc , hành động của nhân vật trong câu chuyện tưởng tượng (2 điểm)

*Lưu ý: - Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. mà giáo viên cho điểm 10,9 8,7,6,5,4,3; 2,5; 2; 1,5; 1 điểm cho phù hợp.

Xem trọn bộ Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 tại file tải về.

3. Đề cương ôn tập học kì II môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình cũ

ĐỀ SỐ 1

Họ và tên:.....................................................Lớp:...........

Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 1, 2, 4, 8, 10 và hoàn thành các câu còn lại

Câu 1: Câu chuyện có mấy nhân vật? (M1-0,5đ)

A. 2 nhân vật. Đó là:........................................................................................................

B. 3 nhân vật. Đó là:..........................................................................................................

C. 4 nhân vật. Đó là:........................................................................................................

D. 5 nhân vật. Đó là:..........................................................................................................

Câu 2: Ốc Sên thắc mắc với mẹ điều gì? (M1-0,5đ)

A. Vì sao họ nhà Sên chạy chậm?

B. Vì sao họ nhà Sên lại có cái bình trên lưng

C. Vì sao cơ thể của Sên không có xương?

D. Vì sao họ nhà Sên không bay được như loài bướm?

Câu 3: Ban đầu, mẹ Ốc Sên đã giải thích thế nào để Ốc Sên hiểu? (M2-0,5đ)

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 4: Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai? (M2-0,5đ)

A. Với mẹ Ốc Sên

B. Với Giun Đất và Sâu Róm

C. Với Sâu Róm và Bướm

D. Với Giun Đất và Bướm

Câu 5: Ốc Sên đã khóc vì điều gì? Đúng ghi Đ, sai ghi S (M2-0,5đ)

Vì cơ thể không có xương và đi lại chậm chạp.

Vì cả bầu trời và mặt đất đều không che chở cho Ốc Sên

Câu 6 : Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ? ( M3-1đ)

Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 7 : Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? (M4-1đ)

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 8: Dấu gạch ngang trong câu: "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. có tác dụng gì? (M1-0,5 đ)

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong hội thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

Câu 9: Chuyển câu sau thành câu kể Ai-là gì? (M4-0,5đ)

Ốc Sên không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò.

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 10: Câu “Ốc sên mẹ an ủi con.” thuộc kiểu câu (M1-0,5đ)

A. Ai- là gì?

B. Ai- thế nào?

C. Ai-làm gì?

D. Các đáp án đều sai

Câu 11: Động từ trong câu "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh” :.......................................................................................(M3-0,5đ)

Câu 12: Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau: (M2-0,5đ)

Em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được.

Họ và tên:..........................................................................................Lớp:...........

ĐỀ SỐ 2

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM

Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: “Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...”

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân... Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

Hạt mầm thứ hai bảo:

- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã.

Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Trong cuộc sống sẽ luôn có những cơ hội cho những ai dám chấp nhận mạo hiểm, trải nghiệm những thử thách, mạnh dạn vượt qua những khuôn khổ lối mòn để bước lên những con đường mới.

(Theo Hạt giống tâm hồn , Fisrt New và NXB Tổng hợp TP HCM)

Khoanh vào đáp án đặt trước ý trả lời đúng nhất của các câu 2, 7, 9, 10 và hoàn thành các câu còn lại

Câu 1: (M1-0,5đ) Câu chuyện kể về ...............................................................................

Câu 2:( M1-0,5đ) Hạt mầm thứ nhất mong muốn điều gì?

A. Muốn lớn lên thật nhanh

B. Muốn nở hoa

C. Muốn chào đón mùa xuân

D. Muốn đón những tia nắng ấm áp

Câu 3: (M2-0,5đ) Trong bài, hai hạt mầm thứ nhất đã làm gì để thực hiện mong muốn của mình? Đúng ghi Đ, sai ghi S

Nhờ con người tưới nước thật nhiều.

Thường xuyên tắm mình dưới nắng

Cắm rễ thật sâu xuống lòng đất.

Nằm im một chỗ để đảm bảo an toàn cho mình.

Câu 4: (M1-0,5đ) Chuyện gì đã xảy ra với hạt mầm thứ hai? Vì sao?

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 5 : Hãy nêu sự khác nhau về quan điểm sống được thể hiện trong lời nói của hai hạt mầm:( M4-1đ)

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 6: (M3-1đ) Viết 1-2 câu nói về lên suy nghĩ của em về con đường để đạt được ước mơ.

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 7: (M1-0,5đ) Dấu hai chấm trong câu: Hạt mầm thứ nhất nói: "Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên...”có tác dụng gì?

A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong hội thoại.

B. Đánh dấu phần chú thích

C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

Câu 8: (M3-0,5đ) Chuyển câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi.

Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?

-----------------------------------------------------------------------

-----------------------------------------------------------------------

Câu 9: (M1-0,5đ) Trong câu: “Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.” có mấy từ láy?

A. 1 từ láy. Đó là:........................................................................................................

B. 2 từ láy. Đó là:..........................................................................................................

C. 3 từ láy. Đó là:........................................................................................................

D. 4 từ láy. Đó là:..........................................................................................................

Câu 10: (M1-0,5đ) Từ dịu dàng trong câu: “Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân...” là:

A. Danh từ

C. Động từ

B. Tính từ

D. Các đáp án đều sai

Câu 11: (M1-0,5đ) Gạch một gạch dưới chủ ngữ, hai gạch dưới vị ngữ trong câu sau:

Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.

Câu 12: (M4-0,5đ) Đặt một câu kể Ai-là gì? có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về một trong hai hạt mầm trong câu chuyện trên.

-------------

Tải file Bộ đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt để xem đầy đủ 12 Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 4 năm học 2023-2024. 

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
26 7.358
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm