Viết về nguyện vọng của em

Viết về nguyện vọng của em là những bài văn mẫu nói về nguyện vọng của em ngắn gọn, với nội dung phong phú sẽ giúp cho các em học sinh có thêm ý tưởng khi viết văn.

Top 8 bài văn mẫu Viết về nguyện vọng của em bao gồm: Viết đoạn văn về điều em mong muốn, Những điều học sinh mong muốn ở thầy cô, Mong muốn của em khi đến trường là gì, Điều em mong muốn về gia đình của mình, Viết đoạn văn về điều em muốn nói với gia đình,... Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết sau đây.

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) nói về”Nguyện vọng của em".

Viết đoạn văn về điều em mong muốn
Viết đoạn văn về điều em mong muốn

1. Viết về nguyện vọng của em số 1

Ai cũng có ước mơ của riêng mình, có người ước mơ trở thành ca sĩ hát cho đời, phi công bay vút trên bầu trời, hay bác sĩ cứu người ... Và tôi ước mơ trở thành họa sĩ vẽ nên những bức tranh đẹp. Tôi biết hành trình trở thành một nghệ sĩ “tài năng” là một chặng đường rất gian nan, bởi không chỉ có tài năng mà mỗi họa sĩ thành công đều làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Vì vậy, sau mỗi giờ học kiến ​​thức trên lớp, tôi luôn dành thời gian ở nhà học vẽ, cuối tuần tôi đến lớp dạy vẽ để được thầy dạy vẽ của mình hướng dẫn thêm. Tôi tin rằng: "Có công mài sắt có ngày nên kim". Chúc các bạn tìm được ước mơ của mình và chăm chỉ thực hiện nó mỗi ngày.

2. Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu số 2

Tham khảo bài viết:

Em gái:

- Anh ơi, trường em mới mở lớp dạy võ Vovinam. Em muốn đi học. Anh ủng hộ em nhé!

Anh trai:

- Trời ơi, con gái mà đòi học võ à? Em gầy yếu không có thể lực làm sao học võ được. Anh thấy em nên đi học lớp dinh dưỡng thì hay hơn.

Em gái:

- Em yếu nên mới học võ để có thể tự bảo vệ mình và cũng là rèn luyện thân thể để có sức khỏe hơn mà.

Anh trai:

- Nhưng con gái mà đi học võ người ta sẽ cười chê cho là mình không ra dáng con gái nữa.

Era gái:

- Ai nói anh học võ là không ra dáng con gái? Anh đã thấy chị Thúy Hiền biểu diễn chưa nào? Đẹp mê hồn đấy chứ!

Anh trai:

- Thôi được rồi, nếu em thực sự thích môn võ ấy thì anh ủng hộ nhưng em phải hứa là không làm ảnh hưởng đến việc học và giúp mẹ đâu nhé!

Em gái (reo lên):

- Em cảm ơn anh hai, em xin hứa!

3. Những điều học sinh mong muốn ở thầy cô số 3

Mong ước của một học sinh là những điều ẩn chứa trong lòng mỗi học sinh, suy nghĩ về cách dạy và suy nghĩ về bài giảng của thầy cô. Khi được học sinh bày tỏ bày tỏ, chúng sẽ rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, giúp thầy cô hiểu được tâm tư nguyện vọng của học sinh, từ đó tìm ra phương pháp dạy phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Thông qua phần chia sẻ của học sinh, các thầy cô sẽ hiểu học sinh cần gì và tiếp nhận kiến ​​thức như thế nào để chủ động điều chỉnh ngay trên lớp nhằm giúp học sinh dễ học và tiếp thu văn bản. Không những vậy, giáo viên còn có thể cho học sinh những lời khuyên đúng đắn để các em có thể học tập và rèn luyện tốt hơn, đặc biệt là đối với những em học sinh cuối cấp luôn phải chịu nhiều áp lực học hành, áp lực gia đình. Nhiều học sinh có suy nghĩ tiêu cực vì quá căng thẳng chuyện học hành. Các em chưa thể tìm ra những gì các em cần và muốn.

Áp lực học hành, căng thẳng bài vở, lượng kiến ​​thức quá nhiều và áp lực thi cử đè nặng lên vai học sinh. Nhiều em không tìm ra cách suy nghĩ sáng suốt và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Tình huống này cần sự trợ giúp của giáo viên. Bên cạnh đó, những bài giảng nhàm chán cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận kiến ​​thức của học sinh và đây cũng là điều quan trọng mà giáo viên cần thay đổi.

4. Viết đoạn văn nói lên mong ước của em số 4

Khi còn nhỏ, mơ ước của em là trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cũng có khi lại muốn trở thành một giáo viên dạy thật giỏi. Tuy nhiên mơ ước đó không thành vì tại các cuộc thi em đều trượt (thi tiếng hát truyền hình và đại học sư phạm). Không nản chí với mơ ước của mình, em vào lính và rất hăng hái trong các phong trào đoàn thể. Em cũng không quên thường xuyên ôn bài để tiếp tục thi đại học. Giờ đây đã đứng trên bục giảng một trường Đại học danh giá, em không thể nào quên "thuở hàn vi" gian nan và cực khổ. Em thấm thía lời dạy của Bác Hồ: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền... để truyền lửa cho thế hệ mai sau.

Viết về nguyện vọng của em
Viết về nguyện vọng của em

5. Viết đoạn văn về điều em muốn nói với mẹ số 5

Không có gì là cao cả hơn tình yêu thương của mẹ, tình yêu thương ấy luồn chào đón chúng ta. Mẹ luôn muốn thiên thần của mẹ khỏe mạnh. Đúng vậy! chả người mẹ nào muốn mình phải xa con. Tình cảm ấy luôn bện cạnh chăm sóc chúng ta lớn khôn từng ngày một. Đến khi ta lớn lên trưởng thành, bên ta vẫn là cha mẹ yêu dấu ngày đêm không quảnh chông gai. Mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con, luôn muốn con học giỏi để sau này không phải khổ. Mong muốn của bất kì bậc phụ huynh nào đều rất đơn sơ và giản dị. Chính vì vậy hãy nhìn vào sự yêu thương của bố mẹ mà học tập, đừng để mong ước của mẹ không trở thành hiện thực.

6. Điều em mong muốn về gia đình của mình số 6

Như một câu châm ngôn nổi tiếng: “Thất bại là mẹ thành công”, không ai có thể đạt được thành công mà không phải vượt qua vũng bùn mang tên “thất bại”. Bản thân em đã gặp nhiều thất bại thành quen, sau mỗi lần vấp ngã lúc nào cũng là những nuối tiếc để từ đó em rút ra được bài học kinh nghiệm cho chính mình. Thế nhưng, mỗi khi em thất bại, không chỉ bản thân em mà những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ, hẳn bố mẹ em thất vọng và buồn lắm. Em muốn xin lỗi bố mẹ, vì đã chẳng đạt được những điều mà bố mẹ mong mỏi nhưng lại chẳng có đủ can đảm để nói ra, chỉ có thể gửi gắm vào từng con chữ, lời văn thay cho những điều muốn nói với bố mẹ mà thôi.

Thất bại đầu tiên có lẽ là khi em đang học lớp Hai, ngày ấy trường tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp, em cũng hăng hái tham gia. Cả cô chủ nhiệm và mẹ, ai cũng hết sức tin tưởng vào em, nhưng trớ trêu thay, sau bao ngày chăm chỉ tập luyện, em bị loại. Khi tan học, khoảng thời gian em đợi mẹ về có lẽ không câu từ nào có thể diễn tả nổi, bao lo lắng, dằn vặt, thậm chí xen lẫn cả một chút sợ hãi khi em tự tưởng tượng ra viễn cảnh mình thông báo kết quả với mẹ, với tất cả kì vọng đó, liệu mẹ sẽ nghĩ gì? Nhưng không, mẹ không trách mắng em mà ngược lại, mẹ an ủi, động viên em tiếp tục cố gắng, dù mẹ không nói nhưng em cũng biết mẹ buồn nhiều. Và có lẽ đó chính là động lực để khi em học lớp Bốn, cũng tham gia vào cuộc thi viết chữ đẹp ngày nào nhưng lần này, em không bị loại, em đạt giải Nhì cấp quận. Khoảnh khắc nhà trường công bố giải, em cảm tưởng như mình đã đền đáp được phần nào sự mong đợi và tin tưởng của mẹ, ít ra, lần này mẹ đã có thể tự hào vì con gái mẹ.

Thất bại tiếp theo là khi em đang học lớp Năm. Sau bao ngày ôn thi miệt mài với biết bao đề cương, sách vở, em dự thi vào trường THCS Marie Curie – ngôi trường có đồng phục và trang thiết bị hiện đại nhất nhì Hà Nội thời bấy giờ, nhưng lại một lần nữa, em trượt. Em vẫn nhớ, nhớ chứ, vào hôm có kết quả thi, bố mẹ em cả ngày đi làm mệt mỏi nhưng dù đã mười một giờ kém khuya, bên ngoài thì mưa to, bầu trời đen kịt, trường lại cách nhà em rất xa, bố mẹ em vẫn lặn lội ra tận trường chỉ để xem điểm cho em. Phải biết bố mẹ hi vọng em đỗ vào trường đến mức nào. Mất một lúc lâu bố mẹ mới về nhà, mẹ nói với em: “Thiếu có 0.5 điểm thôi con ạ, không sao, thua keo này ta bày keo khác”. Quả thật lúc đấy em thất vọng về bản thân ghê gớm, chẳng biết đến bố mẹ thì còn như thế nào, thế là bao công sức dùi mài kinh sử, bao công sức mẹ không quản nắng mưa đưa em đi học, đi thi, bao mong mỏi, chờ đợi của mọi người, lại một lần nữa đổ hết xuống sông, xuống biển.

Thất bại thứ ba của em là vào năm lớp Sáu, em được mẹ định hướng cho học tiếng Anh và rồi em quyết định đi thi học sinh Giỏi môn tiếng Anh luôn. Cả nhà em ai cũng quan tâm, chăm sóc để em có tâm thế tốt nhất trước kì thi. Sáng ngày em đi thi, mẹ còn chu đáo thắp hương cầu các cụ phù hộ cho em, bố thì mua xôi đậu cho em ăn vì bố hiểu tâm lí học sinh, đứa nào mà chẳng tin vào mấy cái đấy. Mọi người mong đợi ở em nhiều thế cơ mà, nhưng cả đoàn học sinh đi thi, ai cũng có giải cầm về, riêng em trắng tay. Thế nhưng cũng chẳng ai trách mắng gì em, chỉ động viên em đừng nản chỉ mà cố gắng tiếp tục phấn đấu. Nhờ thế, năm lớp Tám em đạt giải Ba cấp quận môn tiếng Anh, năm lớp Chín đạt giải Nhì, em thấy mình coi như cũng có cố gắng, nhưng những cố gắng đó làm sao sánh được với bao tin tưởng, bao yêu thương của bố mẹ mà em đã phụ lại.

Và rồi trên con đường đời của em lại xuất hiện thêm một thất bại to lớn nữa, mới đây thôi, em thi trượt vào trường THPT chuyên Nguyễn Huệ – ngôi trường mà em đã từng khao khát, đã từng ước mơ, đã từng ấp ủ được vào học. Bố mẹ chu cấp cho em đi học thêm chuyên suốt một năm trời, kết quả nhận về vẫn là con số không tròn trĩnh. Đến em cũng chẳng thể tin nổi là mình trượt, em thiếu những 1.25 điểm, giá như em chăm chỉ hơn, giá như em hoàn thành bài thi bằng tất cả năng lực và cố gắng thì đâu đến nỗi, suy cho cùng, vẫn chỉ là hai chữ “giá như” vô nghĩa.

Em làm sao hiểu được, mãi mãi không thể hiểu được bố mẹ, thầy cô cảm thấy thế nào khi hết lần này đến lần khác, em dập tắt những kì vọng của mọi người, vậy mà mọi người vẫn luôn đặt niềm tin nơi em dù nhiều lần không được đáp lại. Thà rằng mọi người cứ trách mắng em, cứ răn đe em, em còn thấy thoải mái hơn khi mình mắc sai lầm mà luôn được bao dung như thế này.

Đúng như một câu nói mà em tâm đắc: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải biết chịu đựng cơn mưa”, thất bại chưa phải là bước đường cùng, điều đáng sợ là chúng ta không chịu nổi thất bại mà dẫn đến bỏ cuộc. Thomas Edison đã thất bại 10.000 lần mới phát minh ra bóng đèn điện hay Henry Ford đã từng bị phá sản trước khi ông đạt đến đỉnh cao của thành công trong ngành công nghiệp ô tô. Chẳng biết tương lai sắp tới sẽ ra sao nhưng em tự thấy mình phải có trách nhiệm học thật giỏi, rèn luyện đạo đức, nhân cách con người thật tốt và quan trọng nhất là tuyệt đối không được lùi bước trước bao nhiêu thất bại đi chăng nữa. Chỉ có như vậy, em mới có thể hoàn thành ước mơ của mẹ là trở thành một giáo viên, đem những tri thức, đạo lý truyền lại cho các thế hệ sau – điều mà mẹ ấp ủ suốt bao lâu nay nhưng chưa thực hiện được. Chỉ có tự hoàn thiện mình, tự đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, em mới có thể khiến bố mẹ, thầy cô – những người đã cho em cả cuộc đời này, không phải thất vọng nhiều hơn nữa.

7. Viết đoạn văn về điều em muốn nói với thầy cô số 7

Trên cuộc đời này, có biết bao tình cảm vô cùng thiêng liêng và sâu sắc.Tình mẫu tử ,tình phụ tử ,tình anh em và cả tình thầy trò .Mọi tình cảm đều có ý nghĩa khác nhau .Thầy cô đã cho chúng em hiểu thế nào là tình thầy trò ,một tình thầy trò thực thụ.Chúng em sẽ mãi biết ơn thầy cô.Chúng em sẽ cố gắng dành tặng cho thầy cô những đóa hoa điểm mười chứa đựng sự biết ơn sâu sắc nhất của chúng em vào những ngày 20-11.Chúng em biết rằng tình cảm đó sẽ không bằng những gì thầy cô dành cho chúng em.Nhưng chúng em sẽ cố gắng làm cho thầy cô cảm thấy tự hào về chúng em,để thầy cô có thể mỉm cười mãn nguyện .Thầy cô ơi ,thầy cô sẽ mãi là người dìu dắt chúng em trên đường đời, là con thuyền trở chúng em tới bến bờ hạnh phúc. Chúng em sẽ luôn chăm chỉ học hành để không phụ lòng thầy cô đã dạy dỗ.Xin hãy tin vào chúng em ! Những thế hệ tương lai của đất nước này.

8. Viết một đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em số 8

Mỗi người trên thế giới ai cũng có một hoặc nhiều nguyện vọng riêng cho mình, bản thân em cũng vậy. Nguyện vọng là mơ ước, là mong muốn mà em luôn muốn đạt được. Nguyện vọng của mỗi người dựa vào từng hoàn cảnh khác nhau. Nguyện vọng giúp con người có định hướng rõ ràng cho tương lai. Em có rất nhiều nguyện vọng nhưng nguyện vọng lớn nhất của em là đậu vào trường THPT mơ ước. Nếu nguyện vọng của em thành hiện thực, em sẽ được học trong môi trường tốt, phù hợp với sở thích và khả năng bản thân. Đồng thời đó cũng là nền tảng cho em bay cao, bay xa hơn sau này. Tuy nhiên, nguyện vọng không phải là tự nhiên mà đạt được. Để đạt chân vào đích đến mơ ước, ta cần hi sinh rất nhiều thứ. Vậy nên, vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, bắt đầu từ bây giờ, em cần phải liên tục trau dồi, luyện tập không ngừng nghỉ để đến được đích cuối của nguyện vọng.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 12.063
0 Bình luận
Sắp xếp theo