Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo 2023-2024 (Có đáp án)

HoaTieu.vn xin chia sẻ Đề thi giữa kì 1 Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo Có đáp án, lời giải chi tiết cho năm học 2023-2024 theo Thông tư 27, giúp các em học sinh tự luyện giải, ôn tập, củng cố kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra giữa học kì 1 môn Toán CTST tới đây. Đặc biệt Bộ Đề thi Toán lớp 4 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo bản Word do các thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm biên soạn, sẽ là tài liệu hữu ích để giáo viên tham khảo khi soạn thảo ma trận, đề ôn tập, đề kiểm tra giữa học kì 1 theo chương trình sách mới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tải file Đề thi giữa HK 1 lớp 4 môn Toán Chân trời tại bài viết.

1. Ma trận Đề thi giữa kì 1 lớp 4 Toán Chân trời sáng tạo

Nội dung kiểm tra

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Số và phép tính: các số có nhiều chữ số; số chẵn, số lẻ; làm tròn số đến hàng trăm nghìn; số tự nhiên; biểu thức chứa chữ, so sánh; phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

Số câu

3

3

2

1

6

3

Số điểm

1,5

1,5

2

1

3

3

Đại lượng và đo các đại lượng: Yến, tạ, tấn, giây, thế kỉ, dm2; m2; mm2.

Số câu

1

1

1

1

Số điểm

0,5

1

0,5

1

Hình học: góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đo góc.

Số câu

1

1

Số điểm

0,5

0,5

Giải bài toán có ba bước tính

Số câu

1

1

Số điểm

2

2

Tổng

Số câu

4

4

4

1

8

5

Số điểm

2

2

5

1

4

6

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số câu)

TN

(số câu)

TL

TN

ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG

4

12

1. Số chẵn, số lẻ

Nhận biết

- Nhận biết được số lẻ lớn nhất trong một dãy số.

1

C1

2. Bài toán liên quan rút về đơn vị

Kết nối

- Giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

1

C7

Vận dụng

- Vận dụng giải được bài toán liên quan đến rút về đơn vị.

1

C4

3. Bài toán giải bằng ba bước tính

Vận dụng

- Áp dụng giải bài toán bằng ba bước tính.

1

C10

4. Biểu thức có chứa chữ

Nhận biết

- Tính được giá trị biểu thức chứa chữ.

2

C2,3

5. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng

Nhận biết

- Tính được giá trị của biểu thức dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.

1

C4

Kết nối

- Tính nhanh dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng.

0,5

C2a

6. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân

Nhận biết

- Tính được giá trị của biểu thức dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân.

- So sánh các thừa số dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân.

2

C5

C9

Kết nối

- Tính nhanh dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân.

0,5

C2b

7. Dãy số liệu

Nhận biết

- Đọc được biểu đồ tranh, dựa vào biểu đồ trả lời các câu hỏi.

1

C1

8. Biểu đồ cột

Nhận biết

- Nhận biết các dữ liệu, rút ra nhận xét đơn giản từ biểu đồ cột.

1

C6

9. Tìm số trung bình cộng

Kết nối

- Tìm số trung bình cộng của các số đã cho.

1

C8

Vận dụng

- Áp dụng giải bài toán về trung bình cộng.

1

C3

10. Đề-xi-mét vuông

Vận dụng

- Áp dụng tính diện tích hình chữ nhật.

1

C11

11. Mét vuông

Nhận biết

- Đổi đơn vị sang m2.

1

C12

2. Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo

Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cho hình vẽ dưới đây:

Đề thi Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo giữa kì 1

Con ốc sên đã che mất số:

34 533

34 540

34 542

34 551

Câu 2. Cho các số: 1994; 2023; 1025; 4681. Số chẵn là:

1994

2023

1025

4681

Câu 3. Cho biểu đồ dưới đây:

Đề thi giữa HK1Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo

Số bạn ăn bữa trưa lâu hơn 30 phút là:

1

2

3

4

Câu 4. Có 35 kg gạo đựng đều trong 7 bao. 5 bao gạo như thế có số ki-lô-gam gạo là:

35 kg

10 kg

25 kg

7 kg

Câu 5. “ 91 dm 2 23 cm 2 = …cm 2 ” . Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

910 023

9 123

91 023

933

Câu 6. Cho bảng kết quả sau 100 lần ném bóng dưới đây:

Họ tên cầu thủ

Số lần ném bóng vào rổ

Đỗ Minh An

69

Vũ Thái

54

Trần Khoa

75

Sự kiện bóng vào rổ của cầu thủ Trần Khoa xảy ra số lần là:

69 lần

54 lần

75 lần

100 lần

Câu 7. Số trung bình cộng của 19 và 29 là:

24

39

58

38

Câu 8. Giá trị của biểu thức (m – 6) × 11 với m = 15 là

15

99

66

35

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 9. Tính. (2 điểm)

a) 2024 + 1118 + 2026 + 1032

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

b) 4 × 9 × 25

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

c) 7 × 234 + 7 – 35 × 7

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

d) 19 104 × (48 – 16 × 3)

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Câu 10. Điền số thích hợp vào chỗ trống: (1 điểm)

a) 34 m2 5 dm2 = ………….dm2

b) 2023 dm2 = ……….m2 ……….dm2

Câu 11. Một thùng mắm có 120 lít. Lần đầu bán được 24 lít nước mắm, lần thứ hai bán được một nửa số lít nước mắm còn lại. Hỏi sau hai lần bán được tất cả bao nhiêu lít nước mắm? (1 điểm)

Câu 12. (1 điểm)

Đề thi giữa kì 1 Toán 4 có đáp án

a) Mỗi lần quay, Hà có thể quay được màu gì?

b) Có thể, chắc chắn, hay không thể ?

Hà ............................ quay được màu trắng.

Câu 13. Tìm một số, biết trung bình cộng của số đó với số bé nhất có ba chữ số khác nhau là 63. (1 điểm)

3. Đáp án Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Toán Chân trời sáng tạo

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần 1. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

B

C

B

C

A

B

Câu 1.

Đáp án đúng là: C

Cho hình vẽ dưới đây:

 Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo

Ta thấy khoảng cách giữa hai số liên tiếp là 10 đơn vị.

Con ốc sên đã che mất số: 34 532 + 10 = 34 542

Câu 2.

Đáp án đúng là: A

Cho các số: 1994; 2023; 1025; 4681. Số chẵn là: 1994

Câu 3.

Đáp án đúng là: B

Cho biểu đồ dưới đây:

Thời gian ăn của Hà, Cúc, Tú, Lê lần lượt là: 25 phút; 36 phút; 20 phút; 40 phút.

Vì 36 > 30 và 40 > 30.

Số bạn ăn bữa trưa lâu hơn 30 phút là: 2

Câu 4.

Đáp án đúng là: C

1 bao có số ki-lô-gam gạo là: 35 : 7 = 5 (kg)

5 bao gạo như thế có số ki-lô-gam gạo là: 5 × 5 = 25 (kg)

Câu 5.

Đáp án đúng là: B

91 dm2 23 cm2 = 9100 cm2 + 23 cm2 = 9 123 cm2

Câu 6.

Đáp án đúng là: C

Cho bảng kết quả sau 100 lần ném bóng dưới đây:

Họ tên cầu thủ

Số lần ném bóng vào rổ

Đỗ Minh An

69

Vũ Thái

54

Trần Khoa

75

Sự kiện bóng vào rổ của cầu thủ Trần Khoa xảy ra số lần là: 75 lần.

Câu 7.

Đáp án đúng là: A

Số trung bình cộng của 19 và 29 là:

(19 + 29) : 2 = 24

Câu 8.

Đáp án đúng là: B

Thay m = 15 ta được (15 – 6) × 11 = 9 × 11 = 99.

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 9.

a) 2024 + 1118 + 2026 + 1032

= (2024 + 2026) + (1118 + 1032)

= 2050 + 2150

= 4200

b) 4 × 9 × 25

= (4 × 25) × 9

= 100 × 9

= 900

c) 7 × 234 + 7 – 35 × 7

= 7 × (234 + 1 – 35)

= 7 × 200

= 1 400

d) 19 104 × (48 – 16 × 3)

= 19 104 × (48 – 48)

= 19 104 × 0

= 0

Câu 10.

a) 34 m2 5 dm2 = 3 405 dm2

b) 2023 dm2 = 20 m2 23 dm2

Câu 11.

Bài giải

Sau khi bán lần đầu còn lại số lít nước mắm là:

120 – 24 = 96 ( l )

Lần hai bán được số lít nước mắm là:

96 : 2 = 48 ( l )

Cả hai lần bán được tất cả số lít nước mắm là:

24 + 48 = 72 ( l )

Đáp số: 72 lít nước mắm.

Câu 12. (1 điểm)

 Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Chân trời sáng tạo

a) Mỗi lần quay, Hà có thể quay được màu gì?

Hà có thể quay được màu vàng.

Hà có thể quay được màu đỏ.

Hà có thể quay được màu xanh.

b) Có thể, chắc chắn, hay không thể ?

không thể quay được màu trắng.

Câu 13.

Bài giải

Số bé nhất có ba chữ số khác nhau là: 102.

Tổng của hai số là:

63 × 2 = 126

Số cần tìm là:

126 – 102 = 24

Đáp số: 24

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong phần Lớp 4 thuộc Chuyên mục Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
19 11.362
0 Bình luận
Sắp xếp theo