(25 đề) Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 có đáp án năm 2024
Ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án
Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 có đáp án mà HoaTieu.vn chia sẻ sau đây gồm Bộ 25 đề ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án và tài liệu tổng hợp lý thuyết, giúp các em HS ôn tập, củng cố chắc kiến thức lớp 3, làm nền tảng tốt khi học lên lớp 4. Mời thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tải file ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 có đáp án về máy để xem đầy đủ 25 Bộ đề ôn tập hè.
Nội dung bộ Bài tập ôn hè lớp 3 môn Tiếng Việt gồm các đề kiểm tra, ôn tập: bài tập điền khuyết, đặt câu so sánh, từ đồng nghĩa, trái nghĩa... có lời giải chi tiết, dùng chung cho cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh Diều. Mời các em học sinh cùng theo dõi để ôn tập hiệu quả trong kỳ nghỉ hè tới đây.
1. Đề cương ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt
Đề cương ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4 các em học sinh đã học trong năm học vừa qua, mang đến các bài tập tự luyện, bài tập chính tả, luyện từ và câu, bài tập làm văn để giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức cũ, chuẩn bị cho năm học mới lớp 4 đạt kết quả cao.
............................
Tải file Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 về máy để xem tiếp nội dung
2. Bộ đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt có đáp án (20 đề)
2.1. Đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc thầm và trả lời theo hướng dẫn dưới đây:
Trái đất
Trái đất giống một con tàu vũ trụ bay trong không gian. Nó quay quanh mặt trời với vận tốc khoảng 107.000 km/giờ.
Trái đất có khoảng 4,6 tỉ năm tuổi. Buổi ban đầu trái đất lạnh lẽo. Dần dần nó nóng lên đến nỗi kim loại và đá chảy ra. Kim loại chìm trong lòng trái đất còn đá thì nổi lên trên. Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống (nước chiếm 3/4 bề mặt trái đất). Núi lửa, động đất, thời tiết và con người đều làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau.
1. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
a. Buổi ban đầu trái đất như thế nào ?
A. Ấm áp | B. Mát mẻ | C. Giá lạnh | D. Nóng bỏng |
b. Ngày nay kim loại có chủ yếu ở đâu trên trái đất ?
A. Trên bề mặt trái đất. | B. Trong lòng trái đất. |
C. Trong lòng núi lửa. | D. Trong lòng đại dương. |
c. Trái đất khác với các hành tinh khác ở điểm nào ?
A. Trái đất là hành tinh lạnh lẽo. | B. Trái đất là hành tinh nóng bỏng. |
C. Trái đất là hành tinh có nước và sự sống. | D. Trái đất là hành tinh cao tuổi nhất. |
2. Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống (…) để được câu trả lời đúng
………………………… làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau.
(Núi lửa, cây cối, động đất, thời tiết, con người, động vật)
3. Đại dương được hình thành như thế nào?
4. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ trái đất?
5. Tìm một câu trong đoạn văn trả lời cho câu hỏi Khi nào?
6. Đọc và nối
bay | Từ chỉ hoạt động | ngưng tụ | ||
nguội | đổ xuống | |||
quay | lạnh lẽo |
7. Em hãy chọn dấu chấm, dấu phẩy hay dấu hỏi chấm để điền vào mỗi chỗ trống?
Bố ơi... con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời... Có đúng thế không, bố...
II. Tập làm văn: (khoảng 35 phút)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
............................
Tải file Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 về máy để xem tiếp nội dung
2.2. Đáp án Đề ôn tập hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu
Câu | Nội dung |
1 | a. C |
b. B | |
c. C | |
2 | Núi lửa, động đất, thời tiết và con người làm thay đổi trái đất bằng nhiều cách khác nhau. |
3 | Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. |
4 | - Không phá rừng, khái thác tài nguyên bừa bãi, khí thải, ô nhiễm,.... - Trồng nhiều cây xanh,... |
5 | Khi trái đất nguội đi, hơi nước ngưng tụ thành mưa và đổ xuống tạo thành các đại dương. |
6 | |
7 | Bố ơi! Con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố? |
II. Tập làm văn
Yêu cầu
- Viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài
- Viết đúng kích cỡ, kiểu chữ, đúng chính tả
- Biết đặt câu, dùng từ
- Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa
............................
Tải file Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4 về máy để xem tiếp nội dung
3. Đề ôn hè lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức (5 đề)
3.1. Đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức
A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Mưa rơi Tí tách đều đều Mưa cho hoa lá theo Trương Thị Minh Huệ |
Câu hỏi:
a) Em hãy tìm các từ chỉ sự vật có trong khổ thơ 1.
b) Trong bài thơ, mưa đã làm được những việc có ích nào?
2. Đọc hiểu:
Con Cò
Một hôm, có con Cò với đôi chân dài, mỏ dài, cổ dài đi dọc theo bờ sông.
Nước sông trong vắt như bầu trời những ngày đẹp nhất. Dưới nước, con cá chép bơi tung tăng với con cá mè. Chúng bơi sát bờ. Nếu con Cò muốn bắt, có thể bắt dễ dàng. Nhưng nó nghĩ nên chờ một lúc nữa để cảm thấy đói hơn. Vì nó là chú Cò ăn uống điều độ, đúng giờ giấc. Một lúc sau thấy đói, Cò tiến đến gần bờ, thấy những con cá rô ngoi lên mặt nước. Cò không thích những con cá này, nên bỏ qua và chờ những con cá ngon hơn. Nó nói một cách khinh rẻ:
- Cò tôi mà lại thèm đi ăn những con cá rô tầm thường ấy sao? Người ta còn coi tôi ra gì nữa!
Chê bai cá rô, nó gặp một con cá lòng tong:
- Cá lòng tong! Đó là bữa ăn của một con Cò sao! Tôi thèm há mỏ vì những con cá ấy sao!
Cứ như thế, rốt cuộc Cò không tìm được con cá nào cả, phải chịu đói bụng suốt ngày hôm đó.
(Sưu Tầm)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu:
a) Dòng nào sau đây gồm các đặc điểm ngoại hình của nhân vật Cò trong câu chuyện?
☐ chân dài, cánh dài, cổ đài
☐ chân dài, mỏ dài, cổ dài
☐ chân dài, cánh dài, đuôi dài
☐ chân dài, mỏ dài, đuôi dài
b) Trong câu chuyện đã nhắc đến tên của những loài cá nào?
☐ cá chép, cá mè, cá rô, cá lòng tong
☐ cá chép, cá trê, cá chuối, cá lòng tong
☐ cá chuối, cá rô, cá tra, cá lòng tong
☐ cá chép, cá quả, cá chim, cá mè
c) Vì sao nhân vật Cò lại không ăn những con cá chép và cá mè đang bơi sát bờ?
☐ Vì Cò không thích ăn những chú cá bơi sát bờ
☐ Vì Cò khinh rẻ, cho rằng cá chép và cá mè là loại cá tầm thường
☐ Vì Cò muốn chờ một lúc nữa, để đói hơn một chút
☐ Vì Cò không biết cách bắt cá, phải chờ mẹ bắt giúp
d) Theo em, vì sao nhân vật Cò phải chịu đói bụng suốt ngày hôm đó?
e) Chuyện gì đã xảy ra sau khi nhân vật Cò đi dọc bờ sông để kiếm ăn? (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời)
Khi ra đến bờ sông, Cò gặp […] đang bơi sát bờ. Nhưng nó không bắt chúng ngay, vì nghĩ rằng nên chờ thêm một chút nữa, vì nó là một chú Cò […].
g) Gạch chân dưới 4 từ chỉ sự vật có trong câu văn sau:
“Một lúc sau thấy đói, Cò tiến đến gần bờ, thấy những con cá rô ngoi lên mặt nước.”
h) Tìm từ có nghĩa trái ngược với từ in đậm trong câu văn “Chê bai cá rô, nó gặp một con cá lòng tong.”
i) Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống thích hợp:
Ngày hôm đó, chú Cò ra bờ sông để kiếm ăn ☐ Chú ta đã gặp những con cá đang bơi lội ở gần bờ như cá mè ☐ cá chép ☐ cá rô ☐ cá lòng tong ☐ Tuy nhiên, chú ta đã tỏ thái độ chê bai ☐ khinh rẻ các loại cá ấy ☐ Cuối cùng, mãi đến cuối ngày, khi đã đói lả thì Cò cũng không bắt được một chú cá nào để ăn.
k) Viết 1-2 câu nêu bài học mà em rút ra được sau khi đọc câu chuyện Con Cò.
B. VIẾT
1. Nhìn - viết:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi! ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước tron
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Ca dao
2. Viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
Gợi ý:
- Việc mà em đã làm để bảo vệ môi trường là gì?
- Em đã làm việc đó ở đâu? Khi nào? Cùng với ai?
- Em đã thực hiện việc đó như thế nào? (kể lại diễn biến sự việc)
- Kết quả của việc mà em đã làm?
- Cảm xúc của em sau khi làm được một việc tốt góp phần bảo vệ môi trường?
Nhận xét ❀❀❀❀❀ |
3.2. Đáp án đề ôn tập hè lớp 3 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức
A. ĐỌC
1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
a) Các từ chỉ sự vật trong khổ thơ 1 là: giọt mưa, cây lúa, cánh đồng, mưa
b) Trong bài thơ, mưa đã làm được những việc có ích như sau:
- Mưa giúp làm xanh cây lúa
- Mưa giúp làm mát cánh đồng
- Mưa giúp hoa lá nảy lộc đâm chồi
2. Đọc hiểu
a) Dòng nào sau đây gồm các đặc điểm ngoại hình của nhân vật Cò trong câu chuyện?
chân dài, cánh dài, cổ đài
chân dài, mỏ dài, cổ dài
chân dài, cánh dài, đuôi dài
chân dài, mỏ dài, đuôi dài
b) Trong câu chuyện đã nhắc đến tên của những loài cá nào?
cá chép, cá mè, cá rô, cá lòng tong
cá chép, cá trê, cá chuối, cá lòng tong
cá chuối, cá rô, cá tra, cá lòng tong
cá chép, cá quả, cá chim, cá mè
c) Vì sao nhân vật Cò lại không ăn những con cá chép và cá mè đang bơi sát bờ?
Vì Cò không thích ăn những chú cá bơi sát bờ
Vì Cò khinh rẻ, cho rằng cá chép và cá mè là loại cá tầm thường
Vì Cò muốn chờ một lúc nữa, để đói hơn một chút
Vì Cò không biết cách bắt cá, phải chờ mẹ bắt giúp
d) Vì nhân vật Cò kén ăn, chê bai và khinh rẻ những chú cá mà mình nhìn thấy, cho rằng các chú cá đó không xứng đáng để mình ăn. Nên cuối ngày Cò vẫn phải chịu đói.
e) Điền vào chỗ trống như sau:
Khi ra đến bờ sông, Cò gặp [con cá chép và con cá mè] đang bơi sát bờ. Nhưng nó không bắt chúng ngay, vì nghĩ rằng nên chờ thêm một chút nữa, vì nó là một chú Cò [ăn uống điều độ, đúng giờ giấc].
g) Gạch chân dưới 4 từ chỉ sự vật có trong câu văn sau:
“Một lúc sau thấy đói, Cò tiến đến gần bờ, thấy những con cá rô ngoi lên mặt nước.”
h) Từ có nghĩa trái ngược với từ chê bai là khen ngợi
i) Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm vào ô trống thích hợp:
Ngày hôm đó, chú Cò ra bờ sông để kiếm ăn. Chú ta đã gặp những con cá đang bơi lội ở gần bờ như cá mè, cá chép, cá rô, cá lòng tong. Tuy nhiên, chú ta đã tỏ thái độ chê bai, khinh rẻ các loại cá ấy. Cuối cùng, mãi đến cuối ngày, khi đã đói lả thì Cò cũng không bắt được một chú cá nào để ăn.
k) Mẫu: Từ câu chuyện Con Cò, em rút ra bài học rằng không nên chê bai, khinh thường những món ăn mà mình nhận được, vì đó là hành động xấu. Phải biết quý trọng đồ ăn và không được biếng ăn, bỏ bữa vì như vậy sẽ phải chịu đói giống nhân vật Cò.
B. VIẾT
Nhìn - viết
Chú ý:
- Viết đúng chính tả
- Lùi vào đầu dòng đúng quy tắc khi viết thơ lục bát (câu 6 chữ lùi vào hai ô, câu 8 chữ lùi vào một ô)
Viết đoạn văn:
Mẫu:
(1) Cuối tuần vừa rồi, em đã cùng các bạn của mình dọn dẹp vệ sinh vườn hoa của trường. (2) Đầu tiên, chúng em đeo bao tay và nhặt lá khô, vỏ bánh kẹo… nằm giữa luống hoa. (3) Sau đó quét sạch và thu gom tất cả rác lại cho vào thùng rác. (4) Tiếp đó, chúng em cẩn thận dùng kéo cắt tỉa đi những cành hoa đã gãy khô, để tạo không gian cho cây tiếp tục phát triển. (5) Cuối cùng, chúng em tưới nước cho cả vườn hoa. (6) Nhìn khu vườn nhỏ xanh tốt trước mắt, em và các bạn đều rất vui sướng vì đã góp phần làm được một việc tốt bảo vệ môi trường ở trường học của mình.
Xem đầy đủ 5 Bộ đề ôn hè từ lớp 3 lên lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức tại file tải về.
4. Tài liệu ôn tập hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
Câu 1. Trong câu văn sau: “Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng”. Các từ chỉ hoạt động là:
………………………………………………………………………………………………
Câu 2. Trong câu: “Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.” có những từ chỉ đặc điểm nào ?
………………………………………………………………………………………………
Câu 3. Đặt dấu phẩy vào 2 vị trí thích hợp trong câu văn dưới đây:
Những ngày đầu mới đến trường Bình suốt ngày chúi mũi vào sách vở chẳng chơi với ai.
Câu 4: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác?
- bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học
- đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh
- điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu
Câu 5 : Đặt câu có sử dụng hình ảnh so sánh về cây cối.
………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Bộ phận gạch chân trong câu “Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? ………………………………………………………………
Câu 7 : Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ trống trong câu “Mẹ nói “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!”
Câu 8. Điền dấu phẩy vào những vị trí thích hợp trong các câu văn sau:
a) Chiều nào cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng tì ngực trên nền cát trắng đón đường bay của địch.
b) Dân làng luôn nhớ đến cô tự hào về cô họ nâng niu những bông hoa tím.
Câu 9 . Bộ phận in đậm trong câu: “Các bạn hối hận vì sự trêu đùa vô ý hôm trước.” trả lời cho câu hỏi: ………………………………………………………………
Câu 10. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau :
- Quần áo sách vở được để gọn gàng.
- Giày dép mũ nón được để ngay ngắn.
- Trăng trên sông trên đồng trên làng quê tôi đã thấy nhiều.
- Chúng em luôn vâng lời ông bà cha mẹ.
Câu 11. Thêm vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn có hình ảnh so sánh:
a) Những cánh diều liệng trên trời như ……………………………………………………….
b) Mắt chú mèo nhà em tròn xoe như …………………………………………………………
c) Những đám mây trắng nõn như …………………………………………………………….
Câu 12: Tìm cặp từ trái nghĩa trong các câu sau:
- Sớm nắng chiều mưa. ………………………………………………………
- Yếu trâu còn hơn khỏe bò. ………………………………………………………
- Chết vinh còn hơn sống nhục. ………………………………………………………
- Bảy nổi ba chìm với nước non. ………………………………………………………
Câu 13. Xếp các từ được gạch chân vào nhóm từ ngữ thích hợp:
Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.
a, Từ ngữ chỉ sự vật:………………………………………………………………………..
b, Từ ngữ chỉ hoạt động:………………………………………………………………………
c, Từ ngữ chỉ đặc điểm: ……………………………………………………………………
Câu 14 : Điền vào chỗ chấm:
Tác dụng của dấu hai chấm
a.Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là ………………………. của một nhân vật
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là ……………………. cho bộ phận đứng trước.
c. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là ………………………………………………..
Câu 15: Hãy nêu công dụng của các dấu hai chấm trong các trường hợp sau:
a) Từ ban công phòng mình, Hòa nhìn thấy được cả một thế giới hoa ở dưới sân nhà mình. Đó là: cúc, thược dược, hồng nhung, cát cánh…
…………………………………………………………………………………….
b) Chíp và Min kể cho nhau nghe những chuyện thú vị đã gặp lúc nghỉ hè. Kể đến chuyện con gà con, Chíp đứng dậy bắt chước dáng đi của con gà. Vừa đi em vừa kêu: “Chiếp, chiếp, chiếp” cứ như thật, khiến Min cười nắc nẻ.
…………………………………………………………………………………….
c) Bà thương không muốn bán / Bèn thả vào trong chum / Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ :
Sân nhà sao sạch quá …
…………………………………………………………………………………….
d) Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông...
…………………………………………………………………………………….
Câu 16: Tìm từ còn thiếu để hoàn chỉnh câu sau:
"Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với ………………… hay …………………………….…"
Câu 17: Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh
tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó:
a) Quạt nan như lá | b) Cánh diều no gió |
c) Quả sim giống hệt một con trâu mộng tí hon, béo tròn múp míp.
d) Ngước mắt trông lên, ta sẽ thấy những dải hoa xoan đã phủ kín cành cao cành thấp, tựa như những áng mây phớt tím đang lững lờ bay qua ngõ trúc.
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Câu 18: Gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau:
a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
b) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện
Câu 19: Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.
Câu 20: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong các câu dưới đây :
a) Tiếng gió hú gọi nhau trên nóc những mái nhà cổ kính như tiếng gọi thiết tha của một chú chim lạc mẹ.
b) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
c) Tiếng hát của anh Núp thanh thoát, khỏe mạnh như tiếng vỗ cánh của con chim phí bay trong nắng buổi sớm.
Câu 21: Tìm từ có nghĩa giống nhau và đặt câu với từ tìm được
Từ | Từ có nghĩa giống | Đặt câu |
Đất nước | ||
Đoàn kết | ||
Lãng phí | ||
ăn |
Câu 22: Đặt câu hỏi cho cụm từ được gạch chân
a) Sang thu, cây bàng khoác lên mình chiếc áo màu đỏ ối
……………………………………………………………………………………..
b) Vào buổi trưa, mặt trời lên cao chiếu rọi xuống mặt biển xanh ngắt
……………………………………………………………………………………..
c) Gần Tết, những cành đào, cành quất được bày bán rất nhộn nhịp ở hai ven đường.
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
d) Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng.
……………………………………………………………………………………..
e) Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.
……………………………………………………………………………………..
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 3: Học tập của HoaTieu.vn.
Nhận bài tập hè chất lượng, được biên soạn phù hợp chương trình mới. Liên hệ Zalo: 0936.120.169
Tham khảo thêm
5 Đề thi học kì 2 Công nghệ 3 Kết nối tri thức 2024 (Có ma trận, đáp án)
Viết đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất hay nhất (5 mẫu)
Viết đoạn văn về bác sĩ Y-éc-xanh để trả lời vị khách đó (2 mẫu)
Top 6 Viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về việc tiết kiệm nước sạch hay nhất
Trả lời câu hỏi bài Ngọn lửa Olympic
(Có đáp án, file nghe) 3 Đề thi học kì 2 Tiếng Anh lớp 3 Global Success
(Có đáp án, ma trận) 14 Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 3 Sách mới 2024
Viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka-dích để trả lời vị khách đó (2 mẫu)
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Xem thử Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
24/05/2024 8:51:34 SA
Gợi ý cho bạn
-
(Siêu hay) Kể lại một cuộc trò chuyện giữa em với bạn (hoặc với bố, mẹ, anh chị em)
-
Những bài thơ về trường học lớp 3
-
Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện đã được nghe kể (27 mẫu)
-
(Siêu hay) Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) tả cuốn sách của em, trong đó có hình ảnh so sánh
-
Top 3 Viết 2 - 3 câu về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em thích hay nhất
-
Kể về ngày hội đọc sách ở trường em lớp 3 siêu hay
-
08 Đề thi Toán lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024 Có đáp án
-
Đọc một bài thơ về thiên nhiên. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ
-
Top 9 mẫu Viết đoạn văn kể về việc em chuẩn bị đi khai giảng lớp 3
-
Top 10 Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu kể về một vị anh hùng lớp 3
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 3
Top 3 Viết 2 - 3 câu về bìa truyện tranh hoặc tờ quảng cáo phim hoạt hình em thích hay nhất
Bản đặc tả đề thi cuối kỳ 1 Toán 3
Top 10 bài Kể về một buổi tập luyện của em hay nhất lớp 3
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện, bộ phim (18 mẫu)
Trả lời câu hỏi bài Ngọn lửa Olympic
05 Đề thi Học kì 2 Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 Có đáp án