Top 5 bài Tả cây cổ thụ ngắn, hay (lớp 5)
Tả cây cổ thụ ngắn, hay gồm những Bài văn tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn gọn, hay chọn lọc được HoaTieu.vn sưu tầm để gửi tới các em. Top 5 Bài văn tả cây cổ thụ lớp 5 dưới đây có nội dung đa dạng: tả cây phượng, cả cây bàng, tả cây xà cừ, tả cây lộc vừng, tả cây hoa gạo... Mời các em cùng tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài tập làm văn miêu tả cây cối của mình.
Bài văn tả cây cổ thụ lớp 5 siêu hay
1. Lập dàn ý Tả cây cổ thụ
Dàn ý Tả cây cổ thụ
1. Mở bài:
- Giới thiệu cây bàng cổ thụ trên sân trường em:
- Cây bàng do ai trồng? (Do lớp các anh chị khóa trước trồng kỉ niệm trước lúc xa mái trường thân yêu này).
- Trồng ở đâu? Được bao lâu rồi? (Cây bàng nằm ngay ở giữa sân trường. Tính đến nay, cây đã qua tám mùa hoa nở).
2. Thân bài:
- Tả bao quát:
- Dáng cây to, cao.
- Tán cây rộng.
- Cây bàng như một cụ già lom khom.
- Tả chi tiết:
- Cây bàng cao bao nhiêu mét, hoa bàng nở vào mùa nào?
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
- Tả vẻ đẹp của cây bàng qua từng mùa:
+ Mùa xuân:
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn.
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn.
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt phủ kín cây bàng.
+ Mùa hạ:
- Cây bàng xanh um lá.
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi.
- Những chú chim đua nhau làm tổ.
+ Mùa thu:
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắt, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu, có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.
+ Mùa đông:
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi, những cái u trên thân trơ ra với gió đông lạnh lẽo.
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sót lại.
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng.
Dàn ý Tả cây cổ thụ
1. Mở bài:
- Giới thiệu một cây cổ thụ:
"Bác" phượng già trường tôi cứ mỗi độ hè về là lại nở hoa đỏ rực cả một góc trời. Những chùm hoa phượng như những đốm lửa nhỏ, lung linh dưới ánh nắng vàng ươm gọi hè sang, gọi tiếng ve ngân vang.
2. Thân bài:
a. Tả khái quát về cây
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể, vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu.
b. Tả chi tiết về cây:
- Hình dáng, kích thước
- Các bộ phận của cây:
- Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non.
- Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình.
- Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm.
- Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng.
- Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
c. Công dụng của cây phượng
- Che mưa, che nắng, là chỗ vui chơi cho học sinh, tạo cảnh quan đẹp…
3. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với cây cổ thụ đó
2. Tả cây cổ thụ lớp 5 ngắn nhất: Tả cây phượng
"Bác" phượng già trường tôi cứ mỗi độ hè về là lại nở hoa đỏ rực cả một góc trời. Những chùm hoa phượng như những đốm lửa nhỏ, lung linh dưới ánh nắng vàng ươm gọi hè sang, gọi tiếng ve ngân vang. Tất cả điều ấy gắn liền với kí ức tuổi học trò của tôi.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể, vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp được nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu.
3. Bài văn tả cây cổ thụ lớp 5: Tả cây xà cừ
Cây xà cừ cổ thụ ở sân trường em chẳng biết đã có tự bao giờ. Em chỉ nhớ là ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường thì bốn "bác" xà cừ đã to lớn, sừng sững trong sân, ngắm nhìn học sinh chúng em nô đùa, học tập. "Bác" luôn dang những cánh tay to khổng lồ là những cành cây xum xuê che bóng mát cho chúng em vui chơi.
Bốn cây xà cừ cổ thụ sừng sững được trồng ở bốn góc sân trường em, cho đến nay sân trường đã gần như rợp bóng râm nhờ có bốn cây xà cừ to lớn này. Các rễ cây xà cừ rất to, mọc chồi lên trên mặt đất, đâm nứt vỡ cả những thành bê tông được xây làm bồn cây. Thân cây xà cừ to phải ba bạn nhỏ chúng em vòng tay nhau mới ôm hết được, tuy nhiên ôm xong cũng thấy đau vì thân cây có vỏ cứng, rất xù xì. Bên trong lớp vỏ ấy còn có thể là nhà của các bạn kiến, nhà của bạn nhện nào đó hoặc là một chú sâu nhỏ, mỗi khi bị cạy ra là chúng đều chạy tán loạn khắp thân cây.
Cây xà cừ có nhiều cành to, vươn khỏe nên tán rất rộng. Những tán lá xếp dày chồng chất lên nhau chẳng để ánh nắng xuyên qua. Xà cừ không có hoa rực rỡ nhưng vẫn cho quả rất sai, mỗi lần nhìn thấy quả xà cừ chúng em lại rất bất ngờ vì không biết chúng đã có từ bao giờ. Chỉ có thể đợi quả rụng xuống rồi nhặt lên cùng chơi vì cây quá cao để chúng em có thể tự hái quả. Vào những ngày mùa hè, khi phải học thể dục ngoài trời, thầy giáo luôn cho chúng em đứng học dưới tán cây xà cừ, vừa tránh nắng lại rất mát mẻ.
Đối với chúng em, dù chỉ cần cắt tỉa một cành của cây xà cừ cũng cảm thấy rất xót xa và thiếu đi sự che chở. Em hy vọng mọi người luôn chú ý cẩn thận và bảo vệ cây thật tốt để không phải chặt hay di dời cây vì sự an toàn của chúng em.
4. Tả cây cổ thụ ngắn, hay: Tả cây lộc vừng
Mùa hè năm ngoái em đã cùng bố mẹ đến thăm Hồ Gươm. Trong chuyến du lịch ấy, bên cạnh tháp Rùa cổ kính, cầu Thê Húc đỏ rực tựa ánh mặt trời, điều em em ấn tượng nhất chính là cây lộc vừng cổ thụ cạnh hồ.
Cây lộc vừng có lẽ đã được trồng ở đây rất lâu rồi bởi trên lớp vỏ xù xì em thấy được cả những đám rêu xanh xám lốm đốm. Thân cây to lớn mà một vòng tay của em ôm không xuể, để chống đỡ cho cây luôn vững vàng trước mọi điều kiện thời tiết là bộ rễ chắc khỏe bám sâu vào lòng đất. Những chiếc rễ ngoằn nghèo trên đất tựa như những chú rắn khổng lồ.
Cây lộc vừng ở Hồ Gươm to lớn với những tán cây to, chắc khỏe, trên đó là những chiếc lá nhỏ mọc san sát vào nhau. Lá cây lộc vừng cũng thật đặc biệt, bên cạnh những chiếc lá màu xanh còn có những chiếc lá màu vàng cam, đặc biệt là vào mùa thu, lá dần ngả sang màu vàng cam, nhìn từ xa cây lộc vừng như một chiếc ô khổng lồ rực rỡ sắc màu. Hoa lộc vừng có màu đỏ rực rủ xuống mặt hồ, những bông hoa nhỏ xíu mọc thành chùm dài rủ xuống tựa như bức rèm hoa.
Dưới bóng mát của cây lộc vừng bao hoạt động bổ ích được diễn ra, đó là nơi các ông, các bà tập thể dục, là nơi vẽ tranh chân dung của những họa sĩ nghiệp dư. Nếu có cơ hội đến thăm Hồ Gươm lần nữa, em sẽ dừng chân lâu hơn dưới gốc cây lộc vừng để cảm nhận hết vẻ đẹp của cây.
5. Tả một cây cổ thụ: Tả cây bàng
Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như: bằng lăng, phượng, sấu,... Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là những chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Nó không chỉ là loại cây che bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.
6. Tả cây cổ thụ lớp 5: Tả cây hoa gạo
Quê hương! Hai tiếng gọi đó mới thân quen làm sao! Quê hương đối với mỗi người có thể là hình ảnh cây đa, bến nước, con đò,...Nhưng đối với em, quê hương là hình ảnh cây gạo ở đầu làng.
Mỗi mùa xuân về, cây gạo lại trút bỏ chiếc áo màu nâu xám của mình để thay vào đó là chiếc áo màu xanh non mơn mởn tràn trề sức sống. Mới ngày nào, trên thân cây chỉ trơ trụi toàn những cành mà giờ đây đã được phủ một màu xanh đẹp mắt. Cây gạo mùa xuân thu hút họ hàng nhà chim về đây mở hội. Biết bao nhiêu là chim từ chim sáo, chim cu gáy,..đến rộn vang cả một góc trời. Nhưng có lẽ cây gạo đẹp nhất vào thời điểm tháng 2, tháng ba là lúc hoa gạo nở. Những bông hoa gạo như những đốm lửa nhỏ bập bùng trên các tán lá màu xanh ngọc mới đẹp làm sao! Từ xa nhìn lại cây gạo cứ như một ngọn đuốc khổng lồ đang rực cháy, mỗi khi cơn gió nhẹ thổi qua, một vài bông hoa gạo lìa cành, chao đảo như khiêu vũ trên không trung rồi đáp xuống mặt đất.
Hè về, tán lá gạo lại càng tỏa bóng mát che kín cả một khoảng trời, lũ trẻ con trong xóm em thích nhất là được ngồi dưới gốc cây này mà trò chuyện, mà hóng mát. Làn gió mát thổi qua làm những tán cây rung rinh trông mới vui mắt làm sao. Trong tiếng ve của mùa hè, em cảm thấy nằm dưới gốc cây sao mà mát mẻ và yên bình đến thế.
Hè qua đi, thu đến. Ánh nắng ngọt ngào của mùa thu in bóng trên cây cổ thụ, làm cho em có cảm giác thật yên bình. Vào những buổi sáng khi mà mặt trời còn chưa ló dạng, một màn sương mỏng bao xung quanh cây gạo tạo nên vẻ đẹp mờ ảo cho cây gạo. Những buổi chiều mùa thu, em rất thích ngồi dưới gốc cây để ngắm nhìn bầu trời cao rộng và nghĩ đến những ước mơ của mình hoặc chỉ đơn giản là lơ đãng ngước lên đếm những bông hoa gạo như những chú bướm lửa trên thân cây.
Rồi mùa đông lạnh giá cũng tràn về sau khi mùa thu qua đi. Cây gạo bây giờ chỉ còn trơ trụi những cành khẳng khiu chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông giá rét. Cây vẫn đứng đó như muốn thách thức với trời đất, ẩn sâu trong những cành trơ trụi kia là những dòng nhựa sống đang cuồn cuộn chảy, chỉ chờ mùa xuân ấm áp về là lại bật ra những chồi non tràn trề sức sống.
Em rất yêu cây gạo này. Nó không chỉ là người bạn thân thiết của em mà còn là hình ảnh tượng trưng của quê hương yêu dấu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 5: Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể một câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam (5 mẫu)
Top 11 bài Tả một loại trái cây mà em thích lớp 5 siêu hay
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2023-2024
Top 7 mẫu Viết đoạn văn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu siêu hay
Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay
(Siêu hay) Kể chuyện về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Tuần 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Tìm những từ đồng nghĩa với mỗi từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập
- Nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh lớp 5
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Nội dung bài Những con sếu bằng giấy lớp 5
- Kể chuyện Tiếng Vĩ cầm ở Mỹ Lai
- Mở bài tả cơn mưa lớp 5 (Mở bài trực tiếp, gián tiếp, ngắn gọn)
- Kết bài tả cơn mưa (Kết bài trực tiếp, gián tiếp mở rộng, ngắn gọn)
- Tả ngôi nhà của em
- Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường
- Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: hoà bình, yêu thương, đoàn kết
- Tuần 5
- Viết đoạn văn 5 - 7 câu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết
- Tìm từ đồng nghĩa từ trái nghĩa với từ hòa bình. Đặt câu với một từ vừa tìm được
- Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh
- Cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa Lớp 5
- Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước
- Tuần 6
- Giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới
- Đặt câu với thành ngữ Chung lưng đấu sức
- Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện
- Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh
- Top 15 Lập dàn ý tả dòng sông lớp 5 hay nhất, chân thực
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 19
- Tuần 20
- Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc lớp 5 (6 mẫu)
- Tập làm văn lớp 5: Bài văn tả Doraemon lớp 5 hay nhất
- Top 11 bài kể về sự đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em siêu hay
- Lập dàn ý tả một ca sĩ đang biểu diễn lớp 5 hay nhất
- Tả một ca sĩ đang biểu diễn Mono
- Tả ca sĩ đang biểu diễn Blackpink
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em
- Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia
- Lập dàn ý tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5 tập 2
- Lập dàn ý tả chiếc đồng hồ báo thức siêu hay
- Lập dàn ý tả đồ vật trong nhà mà em thích
- Lập dàn ý miêu tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em
- Lập dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống
- Tuần 25
- Tuần 26
- Tuần 27
- Tả một loại trái cây mà em thích
- Kể một câu chuyện về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam
- Tả cây cổ thụ
- Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô
- Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối trang 97 Tiếng Việt 5 tập 2
- Viết một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây (lá, hoa, quả, rễ, thân)
- Tuần 28
- Tuần 29
- Tuần 30
- Có người cho rằng: những phẩm chất quan trọng nhất của nam giới là dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh, còn ở phụ nữ, quan trọng nhất là dịu dàng, khoan dung, cần mẫn và biết quan tâm đến mọi người
- Em hiểu mỗi thành ngữ, tục ngữ dưới đây thế nào?
- Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
- Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
- Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
- Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?
- Viết một đoạn văn tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em thích
- Tả một con vật mà em yêu thích
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Tuần 33
- Tuần 34
Bài viết hay Văn mẫu lớp 5
Tập làm văn: Luyện tập thuyết trình, tranh luận trang 93
Viết tiếp một số lời đối thoại để chuyển một trong hai phần nói trên thành màn kịch theo gợi ý sau
Viết một bức thư cho người thân kể về việc học tập của em trong học kì 1 (5 mẫu)
Văn tả bạn thân lớp 5 con trai, hay nhất (14 mẫu)
Đặt câu có hình ảnh so sánh về mặt trăng
TOP 6 Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường ngắn siêu hay