Câu chuyện, bài thơ, bài báo về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu
Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện và 1 bài thơ; 1 câu chuyện và 1 bài báo) về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu; 1 bài văn tả phong cảnh là đề bài câu 1 trang 22 SGK Tiếng Việt 5 Cánh diều tập 2 phần Đọc sách báo. HoaTieu.vn xin chia sẻ gợi ý giải bài tập chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Đọc sách báo về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
- 1. Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện và 1 bài thơ; 1 câu chuyện và 1 bài báo) về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu
- Câu chuyện về Hai Bà Trưng
- Câu chuyện về Võ Thị Sáu, nữ anh hùng miền Đất Đỏ
- Câu chuyện về Trần Quốc Toản
- Bài thơ về lòng yêu nước thời trung đại: Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt
- Bài thơ về lòng yêu nước: Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải
- Thơ về lòng yêu nước của Tố Hữu: Dậy lên thanh niên
- Bài thơ Đất nước – Nguyễn Đình Thi
- Bài thơ Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên
- Bài báo Xứng đáng là công dân “5 gương mẫu”
- Bài báo Những công dân gương mẫu ở Sơn Hà
- 2. Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn tả phong cảnh

1. Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện và 1 bài thơ; 1 câu chuyện và 1 bài báo) về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu

Câu chuyện về Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng là tên gọi tắt, suy tôn hai nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đó là hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa lớn vào loại sớm nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam cũng như trong lịch sử nhân loại chống xâm lược, nô dịch. Họ trở thành những nữ hoàng đầu tiên, cai quản quốc gia, dân tộc sau khi đất nước được giải phóng, hồi đầu thế kỷ thứ nhất sau công nguyên.
Sử cũ chép rằng Hai Bà là dòng dõi lạc tướng (người đứng đầu bộ lạc) Mê Linh (miền đất rộng, giữa Ba Vì và Tam Đảo) thời Hùng Vương. Truyền thuyết nói Hai Bà là con gái bà Man Thiện, cũng là một phụ nữ đảm lược, quê hương ở vùng Ba Vì. Ngọc phả ở các làng Hạ Lôi và Hát Môn - những nơi có đền thờ chính của Hai Bà - đều chép Hai Bà là chị em sinh đôi và sinh vào ngày mồng một tháng tám năm Giáp Tuất (năm 14 sau công nguyên). Các sử cũ cũng chép ràng Trưng Trắc có chồng là Thi Sách, dòng dõi lạc tướng Chu Diên (miền đất dọc sông Đáy).
Mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 sau Công Nguyên) một cuộc khởi nghĩa đồng loạt, rộng lớn, mãnh liệt đã nổ ra nhân việc Thái thú (quan cai trị nhà Hán) ở Giao Chỉ (miền đồng bằng Bắc Bộ) là Tô Định giết hại Thi Sách. Nhưng nguyên nhân cơ bản của cuộc khởi nghĩa là vì tinh thần yêu nước, giải phóng và khôi phục nền độc lập cho đất nước, chống áp bức, thống trị và nô dịch, đồng hóa của nhà Hán (Trung Quốc). Một sáng mùa xuân năm ấy tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh:
Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kêu oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẻn vẹn sở công lệnh này.
"Trưng Trắc là người can đảm, hùng dũng" (lời thừa nhận của bộ chính sử chép về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào loại cổ nhất của Trung Quốc) đã cùng em gái đứng đầu cuộc khởi nghĩa liên kết được sức mạnh toàn dân (trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa...) và toàn quốc (không chỉ gồm Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là miền đất Việt Nam ngày nay, từ nam Trung Bộ trở ra, mà cả đất Hợp Phố bây giờ là nam Quảng Đông - Trung Quốc).
Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước độc lập trong thời gian ba năm (từ năm 40 đến năm 43).
Năm Tân sửu (41), nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc, tổ chức kháng chiến đánh những trận lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cấm Khê và cuối cùng đã hy sinh anh dũng tại dòng Hát giang vào ngày mồng sáu tháng hai năm Quý Mão (năm 43 sau công nguyên), để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu. Cũng có truyền thuyết nói rằng Hai Bà đã lên núi Thường Sơn và hóa thân ở đó. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà.
Câu chuyện về Võ Thị Sáu, nữ anh hùng miền Đất Đỏ
Chị tên thật là Nguyễn Thị Sáu, quê ở làng Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng Tàu. Mới 12 tuổi, chị đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 14 tuổi (1949) chi đã dùng lựu đạn giết một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính ngay tại vùng Đất Đỏ. Từ chiến khu trở về Bà Rịa, chị làm nhiệm vụ điều tra tình hình địch và tiếp tế cho chiến khu.
Năm 1950, chị mang lựu đạn phục kích giết tên cai tổng Tòng – một tên Việt gian bán nước, ác ôn ngay tại xã nhà. Lần đó, chị bị địch bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Trong ngục giam những người bị án tử hình, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của Tổ quốc.
Giặc Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị Sáu. Chúng sợ các chiến sĩ cách mạng ở trong tù sẽ nổi dậy phản đối. Chúng lén lút đem chị đi thủ tiêu. Lúc một tên giết người bảo chị quỳ xuống, chị đã quát vỗ vào mặt lũ đao phủ: “Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!”.
“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố. Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.
Câu chuyện về Trần Quốc Toản
Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng nổi tiếng. Nhưng em cảm thấy ngưỡng mộ và khâm phục nhất là Trần Quốc Toản.
Vốn là dòng dõi con nhà võ, từ thuở nhỏ Trần Quốc Toản đã làu thông sử sách và rất giỏi võ công mưu lược. Năm Trần Quốc Toản 15 tuổi, vua Trần triệu tập “Hội nghị Bình Than” - (Nay thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), gồm toàn thể các quan đại thần và các tướng lĩnh để bàn kế đánh giặc Nguyên Mông. Vì tuổi còn nhỏ nên Trần Quốc Toản đến nhưng vua không cho vào dự họp bàn lại còn an ủi ban thưởng cho một quả cam... Trần Quốc Toản lấy làm xấu hổ, nghĩ vua vẫn coi mình như là con nít. Rồi với lòng buồn tủi và căm thù giặc uất nghẹn trào lên, cậu bé Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay mình lúc nào mà không hay biết!
Trở về, Trần Quốc Toản “bí mật” huy động gia nô tùy tùng, bạn bè thân hữu (đa phần là tuổi thiếu niên) khoảng hơn nghìn người, tổ chức đúc rèn binh khí, đóng chiến thuyền và dựng một lá cờ to thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo Hoàng ân” để chờ ngày xuất binh.
Đầu năm 1285, giặc Nguyên Mông ồ ạt kéo sang xâm lược nước Nam. Trần Quốc Toản chỉ huy “đội quân thiếu niên” của mình, sát cánh với đội quân của thượng tướng Trần Quang Khải “đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy đều phải tránh lại, không kẻ nào dám đối địch”... Đến tháng 6 năm đó, giặc Nguyên Mông bị quân dân ta căng ra đánh ở khắp nơi khiến cho chúng hao tổn lực lượng và thất bại liên tiếp. Thừa thắng, Hoài văn hầu Trần Quốc Toản cùng với tướng quân Nguyễn Khoái đem binh đi chặn đón đánh giặc ở Tây Kết. Trận này giặc thua to, tan rã ra từng mảng, tìm đường tháo chạy về nước. Khi giặc Nguyên Mông rút chạy đến sông Như Nguyệt (đoạn ở Thị Cầu bây giờ) vua Trần Thánh Tông đã sai Hoài văn hầu Trần Quốc Toản đến chặn đánh. Trận đánh ấy diễn ra rất căng thẳng gay go. Bọn giặc tuy bị thua chạy nhưng chúng chống trả rất quyết liệt! Và... Hoài văn hầu Trần Quốc Toản đã anh dũng hy sinh trong trận đánh này lúc vừa tròn 18 tuổi. Đó là vào trung tuần tháng 6 năm Ất Dậu (1285). Được tin, vua Trần Thánh Tông vô cùng thương xót, tự mình làm văn tế lễ và truy phong tước vương để ghi nhận công lao đánh giặc.
Hoài đức vương Trần Bà Liệt (bố đẻ của Trần Quốc Toản) khi qua đời, thi hài được mang về an táng tại quê mẹ ở làng Sặt nay là khu phố Trang Liệt (tức trang trại của Trần Bà Liệt). Nơi đây còn khu ruộng diện tích gồm 41 mẫu Bắc bộ trước kia có ghi ở trong “địa bạ” mà người dân địa phương vẫn thường gọi là “Trần triều sơn lăng”. Khu đồng này trong hương ước làng đã quy định: Chỉ dành riêng để trồng cây Lim lấy gỗ phục vụ cho việc tu sửa và kiến thiết xây dựng đình, đền, chùa. Nên từ xa xưa mới có tên gọi là “Rừng Sặt”, “Làng Sặt”... Đình làng Trang Liệt phụng thờ thượng tướng quân Trần Quang Khải với bài thơ nổi tiếng của ông được làm sơn mài rất trang trọng tôn nghiêm:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ cựu giang san”
Dịch nghĩa:
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước mãi ngàn thu!
Bài thơ về lòng yêu nước thời trung đại: Sông núi nước Nam - Lý Thường Kiệt
Nguyên văn Hán –Việt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Bài thơ về lòng yêu nước: Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải
Đoạt sáo Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử giang san.
Dịch thơ: Trần Trọng Kim
Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu
Thơ về lòng yêu nước của Tố Hữu: Dậy lên thanh niên
Hỡi những con khôn của giống nòi
Những chàng trai quý, gái yêu ơi!
Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước
Chọn một dòng hay để nước trôi?
Hỡi những con khôn của giống nòi
Đã từng đau tự thuở trong nôi
Đã từng thấy Mẹ lăn trong máu
Lệ đã chua cay ngấm nụ cười.
Mẹ đã vì con khổ vạn đời
Hận thù đế quốc quyết khôn nguôi
Còn chi đâu nữa nuôi con lớn
Vú Mẹ giờ đây cạn sữa rồi!
Há để ai bênh vực lợi quyền
Dậy lên, tất cả những thanh niên!
Dậy lên, hỡi những linh hồn thép
Dân tộc lưu đây vạn tập truyền!
Phất ngọn cờ lên, tung bước lên
Với kho hùng khí của thanh niên
Vang lừng mặt trận rung trăm trống
Cách mạng quân ta cướp chính quyền!
Cờ tự do bay rợp chiến đài
Bốn phương trời đỏ rực tương lai
Dậy lên, hỡi những linh hồn trẻ
Máu của con yêu nhuộm thắm đời!
Bài thơ Đất nước – Nguyễn Đình Thi
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da...
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Bài thơ Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên
Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!
Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.
Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây!
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.
Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...
Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.
Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?
Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.
Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
Ấn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.
Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?
Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?...
Ơi, độc lập!
Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.
Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,
Bác thấy:
Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt
Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.
Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những kẻ quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.
Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.
Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcova sáng ấy lạnh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
Bài báo Xứng đáng là công dân “5 gương mẫu”
công dân gương mẫu Bùi Thị Mỹ Phương, Trưởng khu phố 11, phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một. Chị còn là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Hoa Nhân Ái. Với nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao, chị tham gia công tác hội phụ nữ ở địa phương và luôn sẵn lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. Với tấm lòng của mình trong công tác từ thiện, chị đã góp phần thắp lên “ngọn lửa” phong trào để nhân lên sức mạnh của lòng nhân ái.
Xem tiếp TẠI ĐÂY.
Bài báo Những công dân gương mẫu ở Sơn Hà
Bài báo Những công dân gương mẫu ở Sơn Hà đăng trên báo Biên Phòng số ra Thứ sáu, 24/01/2020, nội dung cụ thể như sau:
Trở về với đời thường sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, những người lính ở xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã tiếp tục cống hiến trí tuệ, sức lực cho việc xây dựng quê hương. Họ luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và vận động người dân cùng làm theo.
Ông Nguyễn Khải Tuấn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng cho biết: Hội CCB xã Sơn Hà hiện có 227 đồng chí tham gia sinh hoạt ở 11 chi hội. Những năm qua, Hội CCB xã luôn không ngừng phát huy phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động phong trào ở địa phương, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Ngay từ đầu năm 2019, Hội CCB xã đã tổ chức phát động các phong trào thi đua, các đợt thi đua với chủ đề "Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, CCB nói và làm điều hay, việc tốt”, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ, hội viên CCB toàn xã.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Hội đã tích cực tuyên truyền cho cán bộ, hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên một diện tích canh tác để phát triển kinh tế có hiệu quả, bằng nhiều hình thức như: Chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang đào ao thả cá, diện tích cấy ngô, trồng sắn chuyển đổi sang trồng chuối. Những diện tích vườn cây ăn quả kém hiệu quả được hội viên thường xuyên cải tạo giống mới, có thu nhập và năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường; tạo điều kiện để hội viên tiếp cận vay vốn của Ngân hàng. Đến nay, tổng dư nợ ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện do Hội CCB xã quản lý với tổng số 1,3 tỷ đồng/31 hộ vay với 7 chương trình và 53 món vay....
Xem tiếp TẠI ĐÂY
2. Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn tả phong cảnh
Hồ Tam Bạc được biết đến như một nét đẹp nổi bật của Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Mỗi người mỗi cảm nhận, người bảo hồ đẹp nhất khi trăng lên, người bảo lúc hoàng hôn xuống Nhưng tôi thì thấy hồ Tam Bạc đẹp nhất vào mỗi buổi sớm mai.
Sớm Tinh mơ, từ trên cao nhìn xuống, hồ Tam Bạc như một chiếc gương khổng lồ, sáng long lanh giữa không gian rộng lớn. Màn sương đêm mờ ảo như 1 tấm chăn voan mỏng hồ khoác lên, ngủ im lìm. Một vài dàn đèn lê-ông còn thức, thắp sáng 1 góc nhỏ. Bầu trời lúc này chưa trong xanh, cao vợi mà trắng bạc, nhiều mây lấp lánh vài vì sao thức thâu đêm. Mặt trăng Muộn vẫn còn lang thang dạo chơi với những đám mây trắng xốp trên trời cao. Không gian thật huyền ảo, thơ mộng! Làn gió buổi sớm chớm hè se se, man mát cố lay mọi vật tỉnh giấc. Hàng phượng dọc 2 bờ hồ rủ bóng, nhắm nghiền mắt, ngủ say. Tất cả bọn trẻ đều ngủ ngon lành thì bác si già đã thức dậy từ bao giờ, khẽ vuốt chòm râu dài, vẻ trầm ngâm. Hai dãy nhà bên hồ còn ngủ yên, lác đác vài nhà mở cửa. Trên con đường rộng thênh thang, thi thoảng, Vài chiếc xe chạy vội qua, nhanh như chớp.
Bỗng, tiếng chuông nhà thờ lớn ngân vang, đánh thức cả thành phố. Ông mặt trời khẽ vén màn mây, thức dậy. Bầu trời sáng dần lên, trong trẻo hơn, một mày xanh phớt, nhè nhẹ. Mặt trời ửng hồng ở đằng Đông, nhô lên từ từ sau cây gạo cổ thụ phía tượng Đài Nữ Tướng Lê Chân. Nắng nhẹ, dìu dịu như những sợi tơ vàng ai vừa dệt lên. Hàng phượng vĩ bên hồ rủ bóng lá xanh. Những Chiếc lá phượng nhỏ bé thi thoảng bị chị gió cuốn xuống hồ, trôi nhẹ 1 cuộc phiêu lưu dài. Đã vào hè, hàng phượng bắt đầu nở hoa. Những chùm hoa phượng đỏ lửa hòa vào với nắng mai tạo nên 1 bức tranh phong cảnh tuyệt mỹ. Gió khẽ vờn đùa với làn nước trong, sóng gợn lăn tăn. Chim chóc hót líu lo bài ca bình minh. Dàn đèn bên hồ giờ đã ngủ để lấy sức làm việc khi đêm về. Hai bên hồ là con đường lát đá hoa cương rộng , phủ bóng cây xanh dành cho người đi bộ. Buổi sớm, người dân quanh hồ, mở cửa đón gió và đi tập thể dục. Từng tốp các cụ già đi bộ, các cặp nam nữ thanh niên cùng chạy dọc bờ hồ. Đường phố bắt đầu trở lại sự ồn ã , tấp nập với xe cộ. Tiếng còi xe inh ỏi. Dòng người qua lại đông đúc dần. Hai dãy nhà bên đường thức giấc,hàng quán bắt đầu mở cửa buôn bán.
Bầu trời cao xanh da trời, không 1 gợn mây. Mặt trời đã lên cao. Ánh nắng bắt đầu gắt hơn, màu nắng vàng hoe nhuộm xuống mặt hồ. Hồ Tam Bạc lung linh, rực rỡ như được dát vàng, dát bạc. Bên ghế đá, dưới gốc si già, 2 cụ già ngồi đánh cờ tướng, râu tóc bạc phơ, vẻ trầm ngâm, điềm tĩnh như Hai vị tiên chốn bồng lai lac xuống trần. Mọi người đã vào trường học, xí nghiệp,… bắt đầu một ngày mới chỉ còn lại những vị khách du lịch đứng chụp ảnh lưu niệm, tản bộ quanh hồ để thưởng thức vẻ đẹp như mơ của Hồ Tam Bạc.
Hồ Tam Bạc vào buổi sáng thật thuần khiết, huyền ảo mà không quá tĩnh lặng. Tôi rất tự hào vì thành phố hải phòng có hồ Tam Bạc. Tôi mong mọi người sẽ cùng chung tay bảo vệ, xây dựng cho hồ Tam Bạc ngày càng đẹp hơn.
Tham khảo thêm:
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Cánh Diều - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.
- Chia sẻ:
Sunset
- Ngày:
Tham khảo thêm
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

- Tiếng Việt 5 KNTT
- Tuần 1
- Tưởng tượng em cũng tham gia vào trò chơi bịt tai nghe gió, nói với các bạn điều em nghe thấy
- Kể cho người thân nghe câu chuyện Một chuyến phiêu lưu với chi tiết em sáng tạo thêm
- Tìm đọc một câu chuyện về thế giới tuổi thơ
- Kể tóm tắt nội dung câu chuyện Cánh đồng hoa theo gợi ý
- Đọc câu chuyện về thế giới tuổi thơ. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 2
- Đóng vai hạt thóc trong câu chuyện Hạt thóc, viết câu đáp lại lời của ngô, trong câu có sử dụng một đại từ
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Viết bài văn kể sáng tạo câu chuyện Thanh âm của gió hoặc Cánh đồng hoa ngắn, hay nhất
- Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tưởng tượng em là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu hang Sơn Đoòng với du khách
- Viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một cảnh đẹp thiên nhiên, có sử dụng 2 – 3 từ đồng nghĩa.
- Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài Bốn mùa trong ánh nước
- Quan sát một cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo và ghi lại kết quả quan sát
- Tuần 7
- Lập dàn ý Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống
- Tìm đọc sách báo viết về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của cảnh ao hồ, sông suối hoặc biển đảo
- Đọc sách báo về núi, hang động, đại dương, các hành tinh trong hệ Mặt Trời
- Tuần 8
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Viết 2 - 3 câu về một danh nhân, có dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
- Đọc câu chuyện kể về tấm gương học tập hoặc những đóng góp của một nhà khoa học
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện em đã đọc, đã nghe
- Tìm nghĩa cho các từ dưới đây: vô biên, vô số, vô giá, vô hình
- Tuần 13
- Tuần 14
- Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cô gái Nga chơi đàn ba-la-lai-ca trên công trường thuỷ điện sông Đà
- Đọc cho người thân một bài thơ viết cho thiếu nhi và chia sẻ cảm nghĩ của em
- Tìm đọc câu chuyện kể về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật (nhà văn, nhà thơ, diễn viên, đạo diễn,...)
- Đọc câu chuyện về một người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật và viết vào phiếu đọc sách
- Tuần 15
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ thuộc chủ điểm Thế giới tuổi thơ
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên
- Viết 2-3 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc về một đoạn thơ, đoạn văn ở bài tập 1 hoặc 2 có điệp từ, điệp ngữ
- Nêu cảm nhận của em khi ngắm những bức tranh làng Hồ
- Giới thiệu một chương trình nghệ thuật mà em đã được xem trực tiếp hoặc trên ti vi
- Tuần 16
- Tuần 17
- Hoàn thiện câu a hoặc b dưới đây với mỗi kết từ cho sẵn
- Sưu tầm tranh ảnh về một công trình kiến trúc độc đáo của đất nước ta. Giới thiệu với bạn về công trình kiến trúc đó
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong bộ phim hoạt hình em đã được xem
- Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích
- Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Soạn bài Hạt gạo làng ta
- Cách nối các vế câu ghép lớp 5
- Viết đoạn văn 3-5 câu về bài thơ Hạt gạo làng ta, có câu ghép
- Quan sát để viết bài văn tả người
- Lập dàn ý viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
- Thảo luận về những ứng xử đẹp trong trường học
- Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em
- Viết bài văn tả một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp
- Tuần 21
- Đặt câu ghép sử dụng cặp kết từ: vì ... nên ..., bởi … nên ..., nhờ ... nên (mà)
- Đặt câu ghép sử dụng cặp kết từ: nếu .. thì ..., hễ ... thì ..., giá ... thì ...
- Đặt câu ghép sử dụng cặp từ hô ứng: vừa... đã..., càng... càng
- Viết đoạn văn tả một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp
- Tìm đọc bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm ở bài tập 1
- Viết 1 - 2 câu ghép về bạn nhỏ trong bài thơ Thư của bố, trong đó có sử dụng kết từ để nối các vế câu
- Đọc bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 22
- Viết bài văn tả một người em chỉ gặp một vài lần nhưng nhớ mãi
- Viết bài văn tả một người là nhân vật chính trong bộ phim hoặc vở kịch mà em đã xem
- Viết đoạn văn 3 – 5 câu về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, trong đó có câu ghép chứa kết từ để nối các vế câu
- Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Mát trong câu chuyện trên
- Thảo luận về một sự việc có nhiều ý kiến khác biệt
- Kể lại câu chuyện Khu rừng của Mát và chia sẻ cảm nghĩ
- Tuần 23
- Viết 2 – 3 câu về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ
- Nói với người thân về một việc em đã làm được trong ngày lớp 5
- Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện khi Thào A Sùng đã trưởng thành
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương lớp 5
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường
- Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết
- Viết phiếu đọc sách về một miền đất trang lớp 5
- Tuần 24
- Tuần 25
- Tìm đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo của một địa phương
- Viết chương trình cho hoạt động: Một hoạt động mà trường em sắp tổ chức
- Viết chương trình cho hoạt động: Lễ kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Viết chương trình hoạt động phát động phong trào xây dựng tủ sách của lớp
- Tuần 26
- Viết đoạn văn giới thiệu về một phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước lớp 5
- Dựa vào bài đọc, em hãy giới thiệu Đất Mũi Cà Mau với bạn bè
- Viết chương trình hoạt động Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt
- Viết chương trình hoạt động Tham gia hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20-11
- Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương
- Tuần 27
- Tuần 28
- Chia sẻ những điều em biết về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội
- Đoạn văn (3 – 5 câu) giới thiệu về một vị anh hùng dân tộc, trong đó có sử dụng đại từ và kết từ
- Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng
- Đặt một câu ghép nói về tình cảm của em đối với thầy cô giáo
- Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng lớp 5
- Đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam
- Tuần 29
- Tuần 30
- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành hoạt động ủng hộ, giúp đỡ các bạn học sinh vùng thiên tai
- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành phong trào trồng và bảo vệ cây xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng lớp 5 KNTT
- Luyện viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc lớp 5
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một hoạt động vì cộng đồng của các chú bộ đội
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về Ngày hội thể thao được tổ chức ở trường em
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một hoạt động mà em đã tham gia cùng người thân hoặc bạn bè vào dịp hè
- Tưởng tượng, kể tiếp cuộc trò chuyện của ba mẹ con
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: trẻ thơ, gắn bó, yêu mến
- Chọn hai từ đồng nghĩa tìm được ở bài tập 3. Đặt câu với mỗi từ đã chọn
- Ghi lại 1-2 hình ảnh em thích trong bài Chiều dưới chân núi và lí do em thích mỗi hình ảnh đó
- Nói về ý nghĩa của một bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi mà em thích
- Chia sẻ với bạn về một kỉ niệm đáng nhớ của em với người thân hoặc bạn bè, thầy cô,...
- Quan sát, tìm ý cho bài văn tả phong cảnh
- Nhớ lại một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở và ghi lại những điều em đã quan sát được
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tìm 1 – 2 nghĩa chuyển của từ quả. Đặt câu với từ quả theo nghĩa chuyển
- Viết 3 – 4 câu là một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đó có sử dụng từ “mặt” hoặc từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển
- Viết đoạn văn tả sự thay đổi của cảnh vật ở một danh lam thắng cảnh có hình ảnh so sánh, nhân hóa
- Viết và trang trí một tấm thiệp chúc mừng bạn nhân dịp bạn tròn mười tuổi
- Viết đoạn văn 4-5 câu nói về một bạn học sinh có nhiều cố gắng trong học tập có từ đồng nghĩa
- Bài văn tả danh lam thắng cảnh lớp 5
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tìm đọc bài văn về vẻ đẹp, việc làm có ý nghĩa, ước mơ đẹp của thiếu nhi
- Viết 3-4 câu giới thiệu một câu chuyện về lòng trung thực mà em đã nghe, đã đọc Lớp 5
- Tìm 2-3 từ có tiếng "dân" đứng trước và đứng sau
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về một việc làm thể hiện ý thức, trách nhiệm của công dân nhỏ tuổi
- Viết báo cáo về một công việc mà nhóm, tổ hoặc lớp em đã thực hiện và kết quả của công việc đó
- Giới thiệu về một gương thiếu nhi mà em đã học trong chủ điểm Chủ nhân tương lai
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Chung sống yêu thương
- Viết lời nói và lời đáp cho một trong các tình huống sau
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
- Đặt ba câu để hỏi những điều em muốn biết thêm về một bạn trong lớp có sử dụng đại từ
- Viết 2-3 câu giới thiệu về một nhân vật em thích trong một bài đọc đã học có đại từ dùng để thay thế
- Viết đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 12
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn hội thoại dưới đây có sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Viết bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là với những chi tiết sáng tạo
- Tưởng tượng kể về giấc mơ của một bạn nhỏ trong truyện Trước ngày Giáng sinh
- Ý kiến về nhận định Cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn khi mỗi người biết chia sẻ
- Lập dàn ý cho bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tuần 13
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích đã nghe, đã đọc mà em yêu thích với những chi tiết sáng tạo
- Tìm đọc một bản tin về một hoạt động thiện nguyện, trường học xanh-sạch-đẹp, trải nghiệm thú vị
- Đặt câu giới thiệu về một bài hát mà em thích, trong đó có sử dụng kết từ. Chỉ rõ kết từ và tác dụng của nó
- Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ hạnh phúc
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) chia sẻ niềm vui của em khi làm được một việc tốt
- Đọc các từ trong khung và thực hiện yêu cầu: phúc hậu, phúc khảo, phúc lợi, phúc đức, phúc lộc, phúc tra, phúc đáp
- Tuần 14
- Tuần 15
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Cộng đồng gắn bó
- Viết 2 – 3 câu giới thiệu về một lễ hội mà em biết, trong đó có câu sử dụng cặp kết từ
- Đặt câu với mỗi cặp kết từ sau
- Viết 2-3 câu về ngày xuân ở xã Phố Cáo, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp kết từ
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe mà em thích bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện đó
- Tuần 16
- Viết 4-5 câu giới thiệu truyện Những lá thư
- Viết 3 – 4 câu giới thiệu một nhân vật trong bài đọc “Những lá thư”, trong đó có sử dụng kết từ
- Tìm kết từ trong đoạn văn sau. Cho biết mỗi kết từ đó được dùng để nối những từ ngữ nào trong câu
- Chia sẻ với bạn về nhân vật em thích trong một bộ phim hoạt hình đã xem
- Giới thiệu về một hoạt động cộng đồng mà em biết
- Tuần 17
- Tìm đọc bài văn về một lễ hội, về mối quan hệ cộng đồng
- Tìm 2-3 từ đồng nghĩa với đoàn kết, thân thiết
- Viết 3 – 4 câu nói về sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ hoặc lớp em, trong đó có sử dụng từ tìm được ở bài tập 3
- Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu nói về một việc em hoặc bạn bè đã làm để giúp đỡ người khác
- Tuần 18
- Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) tả một vườn rau hoặc vườn hoa, trong đó có dùng 2 – 3 từ đồng nghĩa chỉ màu sắc hoặc hương thơm
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện có nhân vật là cây cối hoặc loài vật với những chi tiết sáng tạo
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã học trong chủ điểm “Cộng đồng gắn bó" bằng lời của một nhân vật trong truyện
- Bài văn tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi em ở vào một buổi trong ngày
- Viết bài văn kể lại câu chuyện "Câu chuyện của chim sẻ" bằng lời của một nhân vật trong câu chuyện
- Tuần 19
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em khi nghe hoặc đọc đoạn lời bài hát Trồng cây
- Kể lại cuộc trò chuyện của Uyên với bạn nhỏ mới quen
- Đặt 1-2 câu ghép nói về nội dung của mỗi tranh sau. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu vừa đặt
- Viết 1-2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính tình hoặc hoạt động của một người thân
- Bày tỏ suy nghĩ của em về một trong các thông điệp của Giờ Trái Đất
- Kể 2 – 3 việc mà em và bạn bè có thể làm để hưởng ứng Giờ Trái Đất
- Quan sát một người thân trong gia đình em, ghi lại những điều em quan sát được
- Viết thông điệp hoặc sáng tác 4 – 6 dòng thơ, vè,... kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường
- Tuần 20
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Giữ mãi màu xanh
- Viết 3-4 câu nói về hoạt động của các bạn nhỏ trong bài đọc Mùa xuân em đi trồng cây, có câu ghép
- Đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn nhỏ tham gia trồng cây
- Nêu cảm nghĩ của em về rừng xuân được tả trong bài
- Viết 3-4 câu về một loài vật em thích, có câu ghép
- Tuần 21
- Trao đổi với anh, chị về nguyện vọng trồng cây hoặc nuôi một con vật trong nhà
- Nói 2-3 câu về vẻ đẹp của khu vườn khi bầy chim mùa xuân trở về
- Tưởng tượng, viết 3-4 câu kể về hoạt động của bầy chim Mùa Xuân khi trở về khu vườn
- Viết đoạn văn giới thiệu về một loài chim mà em thích, có câu ghép, kết từ
- Đoạn văn tả đặc điểm ngoại hình hoặc tính tình, hoạt động của một người thân trong gia đình em
- Kết bài mở rộng và không mở rộng Tả người thân trong gia đình em
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Tuần 26
- Tuần 27
- Tuần 28
- Tưởng tượng, viết lại cuộc trò chuyện giữa Tiên Cá Trắng và Tiên Cá Đen
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Chia sẻ với bạn một câu chuyện đã nghe, đã đọc về quê hương, đất nước mà em thích
- Tưởng tượng, viết 2 - 3 câu tả vẻ đẹp của đại dương trong đoạn kịch “Vì đại dương trong xanh"
- Tóm tắt nội dung bài đọc Thành phố vì hòa bình
- Nói về cảnh thanh bình ở quê hương em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện đã nghe đã đọc về quê hương đất nước
- Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Tuần 29
- Viết 3 – 4 câu giới thiệu một cây bóng mát mà em thích có sử dụng cách lặp từ ngữ
- Viết 3 – 4 câu nói về việc trồng cây, trong đó có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết các câu
- Viết: Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ
- Chia sẻ với bạn tình cảm, cảm xúc của em về một bài thơ mà em thích
- Đóng vai người dân Khe Sanh, nói hoặc viết lời cảm ơn gửi tới những người lính
- Tuần 30
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Tuần 34
- Tuần 1
- Tiếng Việt 5 Cánh Diều
- Bài 1
- Những ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) nói về trẻ em
- Viết vào phiếu đọc sách tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học
- Đặt một câu với động từ cho, một câu với động từ biếu. Rút ta nhận xét về cách dùng mỗi từ đó
- Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau: học trò, siêng năng, giỏi
- Tìm trong đoạn văn sau những từ có nghĩa giống từ mang
- Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em
- Bài 2
- Bài 3
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về học hành
- Nêu ý kiến của em về một câu tục ngữ dưới đây
- Nêu cảm nghĩ của em về bạn nhỏ trong bài thơ Trái cam
- Đóng vai Lý hoặc Diệp viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện cắt chữ U
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một bạn học sinh chăm chỉ thực hành
- Viết đoạn văn kể về một lần em thực hành vận dụng bài học vào thực tế
- Viết đoạn văn kể về một buổi học thú vị của em lớp 5
- Viết đoạn văn giới thiệu một bài đọc em đã học trong Bài 3
- Bài 4
- Tìm đọc thêm ở nhà 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến
- Viết đoạn văn giới thiệu một tác phẩm mà em đã đọc (hoặc nghe, xem) về người có ý chí, nghị lực
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một câu tục ngữ mà em đã học ở Bài 4
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về ý chí, nghị lực của Kơ Sung
- Bài 6
- Mỗi học sinh chuẩn bị một câu đố: Người này (những người này) làm nghề gì?
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về nghề nghiệp
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một câu chuyện hoặc bài thơ đã học ở Bài 6
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em về một việc làm đáng quý của bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) trường em
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em trước một sự việc hoặc một câu chuyện, bài thơ
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) về nghề nghiệp mà em đã đọc
- Viết một đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi đọc bài văn Cô giáo em
- Bài 7
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
- Nêu ý kiến của em về vấn đề Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường
- Cảm nghĩ về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc, được nghe kể
- Cảm nghĩ về một câu chuyện có thật thể hiện tình đoàn kết
- Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì
- Giới thiệu trước lớp một tác phẩm mà em đã đọc nói về tình đoàn kết
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn chưa tích cực tham gia các hoạt động chung của lớp
- Ý kiến về hiện tượng Một số bạn còn bắt nạt các em học sinh lớp dưới
- Hãy viết đoạn văn cho biết em thích nhất những câu thơ hoặc hình ảnh nào và vì sao em thích
- Bài 8
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về việc hòa giải, phân xử
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, cầu văn, câu thơ trong bài đọc)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết mở đoạn, kết đoạn)
- Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn)
- Trình bày ý kiến về tài phân xử của Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện
- Trình bày ý kiến về một số vấn đề có tranh luận trong cuộc sống
- Viết 3 câu kể về những người bạn của em sử dụng đại từ hoặc danh từ dùng để xưng hô
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường
- Đoạn văn nêu ý kiến về việc một số học sinh tiểu học rủ nhau bơi lội ở sông, suối, ao hồ
- Giới thiệu một tác phẩm về việc phân xử, giải quyết các tình huống bất đồng trong cuộc sống
- Đoạn văn nêu nhận xét về cách ứng xử của bạn Thảo Vy trong câu chuyện Tấm bìa các tông
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ về cách ứng xử của Cô-rét-ti và En-ri-cô
- Bài 9
- Tìm đọc thêm ở nhà câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
- Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc trật tự an ninh
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học
- Viết một đoạn văn ngắn về các chiến sĩ công an trong một bài đọc đã học có cặp kết từ
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc một số học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tham gia các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn
- Giới thiệu một tác phẩm (câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo) mà em đã đọc về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
- Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về hiện tượng một số bạn chơi bóng đá trên đường giao thông
- Viết đoạn văn kể lại một việc đã làm để góp phần bảo vệ cuộc sống yên bình nơi em ở
- Viết đoạn văn kể lại hành động của một cô (chú) công an giúp đỡ người dân hoặc bảo vệ an ninh trật tự
- Em hãy tưởng tượng và viết một đoạn văn ngắn tả ngoại hình của cô công an trong câu chuyện Sang đường
- Bài 10
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật mà em thích trong những câu chuyện em đã học ở kì 1
- Viết một đoạn của bài văn tả hoạt động của một cô (chú) công an mà em quý mến
- Đặt câu nói về thời tiết hôm nay ở địa phương em, có kết từ
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về ông Nguyễn Khoa Đăng
- Viết bài văn tả bác bảo vệ (hoặc cô chú lao công, cô thủ thư,..) của trường em
- Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh cần kính trọng, biết ơn người lao động
- Bài 11
- Bài đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Câu chuyện, bài thơ, bài văn về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống quanh em
- Cấu tạo của bài văn tả cảnh
- Trong bốn mùa, em thấy mùa nào đẹp nhất? Hãy trình bày ý kiến của em về vẻ đẹp của mùa đó
- Phát biểu cảm nghĩ của em về một bài ca dao (hoặc bài thơ) đã học (hoặc đã đọc) nói về cảnh đẹp quê hương, đất nước
- Bài đọc Sắc màu em yêu
- Em yêu màu nào? Hãy viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) hoặc 2-4 dòng thơ về màu sắc em yêu
- Bài đọc Mưa Sài Gòn
- Giới thiệu một tác phẩm về vẻ đẹp của thiên nhiên hoặc của con người, cuộc sống quanh em
- Bài đọc Hội xuân vùng cao
- Hãy viết một câu ghép để thể hiện nội dung bức tranh ở bên
- Viết đoạn văn tả vẻ đẹp của một mùa mà em yêu thích
- Tưởng tượng em vừa cùng gia đình đi du lịch đến một vùng quê (hoặc đô thị), hãy viết đoạn văn giới thiệu về vùng đó
- Từ “mầm non” trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
- Viết một đoạn văn ngắn thể hiện cảm nhận của em về vẻ đẹp, sức sống của mầm non, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép
- Bài 12
- Tìm đọc câu chuyện, bài thơ, bài báo về lòng yêu nước và về những công dân gương mẫu
- Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- Kể một câu chuyện hoặc đọc một bài thơ, hát một bài hát về Bác Hồ
- Viết đoạn mở bài cho bài văn tả phong cảnh
- Kết bài mở rộng, không mở rộng tả phong cảnh
- Giới thiệu một tác phẩm về lòng yêu nước và những công dân gương mẫu
- Viết đoạn văn ngắn tả phong cảnh, có ít nhất một câu ghép
- Viết bản quảng cáo về một hoạt động thể thao hoặc văn nghệ, triển lãm của trường hoặc lớp em
- Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tên bài đọc Những chấm nhỏ mà không nhỏ
- Bài 1
- Không tìm thấy
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu hợp đồng ngoại thương bằng Tiếng Anh
Mẫu hợp đồng góp vốn
Bài phát biểu của lãnh đạo tại Đại hội nông dân xã nhiệm kỳ 2023-2028

Bài viết hay Tiếng Việt 5 Cánh Diều
Ý kiến về việc học sinh chạy qua đường khi đèn giao thông chưa bật tín hiệu màu xanh
Giới thiệu một tác phẩm về việc bảo vệ trật tự, an ninh, an toàn trong cuộc sống
Cảm nghĩ về một bài ca dao hoặc bài thơ về cảnh đẹp quê hương, đất nước
Câu chuyện, bài thơ, bài văn, bài báo về tình đoàn kết
Từ “mầm non” trong bài thơ được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Hãy viết một câu ghép để thể hiện nội dung bức tranh ở bên