Tìm đọc bản tin về bão, lũ, động đất; việc làm ảnh hưởng, hoạt động bảo về môi trường

Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Giữ mãi màu xanh - Gợi ý giải bài tập Đọc mở rộng trang 34 SGK Tiếng Việt 5 CTST tập 2 sẽ giúp các em HS có thêm tài liệu liệu tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện bài tập theo yêu cầu của SGK và đạt điểm cao. HoaTieu.vn mời các em cùng theo dõi chi tiết tại bài viết sau nhé!

(a) Tìm đọc bản tin:

Gợi ý:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Giữ mãi màu xanh

Về bão, lũ, động đất

Bản tin SIÊU BÃO SỐ 3 (YAGI) mạnh nhất trong 30 năm, Quảng Ninh, Hải Phòng RỦI RO THIÊN TAI cấp 4 đăng ngày 07/09/2024 trên trang Xây dựng Chính phủ.

Bão số 3 (YAGI) là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông. Quảng Ninh, Hải Phòng sẽ có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 do bão số 3.

Chiều 6/9/2024, trao đổi với báo chí về diễn biến bão số 3, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, bão số 3 YAGI là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.

Chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông mạnh lên thành cấp siêu bão
Đến thời điểm hiện tại cơn bão số 3 đang diễn biến ra sao? So sánh với các cơn bão khác, cường độ của bão số 3 như thế nào, thưa ông?

Ông Mai Văn Khiêm: Hiện tại cơn bão số 3 ở cấp siêu bão (cấp 16, giật trên cấp 17). Vị trí lúc 10h trưa nay của bão số 3 ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 570km về phía Đông Đông Nam, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.

Các siêu bão trước đây chủ yếu hình thành ở vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, hiếm khi hình thành siêu bão ngay trên Biển Đông.

Theo thống kê thì chưa có cơn bão nào đi vào Biển Đông mà mạnh lên thành cấp siêu bão (cấp 16).

Chỉ có 2 cơn đi từ Tây Bắc Thái Bình Dương vào khu vực Biển Đông đạt cấp siêu bão nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

Cụ thể: Cơn bão Rai (Cơn bão số 9) tháng 12 năm 2021 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông hướng vào miền Trung sau đi vòng lên, sau tan dần trên Bắc Biển Đông và không ảnh hưởng đến nước ta.

Cơn bão Saola (Cơn bão số 3) cuối tháng 8 đầu tháng tháng 9/2023 đạt cấp 16 trên khu vực Biển Đông đi vào Nam Trung Quốc rồi tan dần và không ảnh hưởng đến nước ta.

Bão số 3 hiện tại cũng có quá trình mạnh lên rất nhanh. Từ thời điểm vào Biển Đông (ngày 2/9) cấp 8, đến hơn 2 ngày sau bão đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão vào ngày 5/9. Điều này cũng tương đối hiếm gặp đối với bão trên Biển Đông. Thời gian duy trì cường độ cấp 16 hơn 1 ngày cũng là khá dài đối với một cơn bão trên Biển Đông.

Trong quá khứ có rất nhiều cơn bão mạnh hoạt động trên Biển Đông, có thể liệt kê như cơn cơn bão Ellen, đổ bộ Trung Quốc mạnh cấp 15; cơn bão DOT năm 1985; cơn bão Betty năm 1985, cơn bão Angela năm 1995, cơn bão Megi năm 2010; cơn bão Usagi năm 2013.

Cơn bão Haiyan là cơn bão siêu mạnh, cường độ mạnh nhất lên tới cấp 17, tuy nhiên cường độ mạnh nhất ở khu vực phía Đông của Philippine, còn khi vào Biển Đông, bão Haiyan cường độ giảm còn cấp 14, cấp 15. Gần đây vào năm 2018 cơn bão Mangkhut cấp 15, đổ bộ Trung Quốc.

Như vậy có thể thấy, bão số 3 Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông...

ĐỌC TIẾP

Về việc làm ảnh hưởng đến môi trường

Bản tin: Bảo vệ môi trường bằng những việc làm ý nghĩa, đẩy lùi thông tin xấu, độc đăng trên Báo Đồng Nai số ra ngày 17/04/2024.

Trước bối cảnh biến đổi khí hậu, nhiều người dân, doanh nghiệp đã bảo vệ môi trường thông qua việc tuân thủ các quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh; chung tay bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Trong khi đó, các thế lực thù địch lại lợi dụng việc “bảo vệ môi trường”, núp bóng “nhà hoạt động môi trường” để ngày ngày lên mạng xã hội đăng tải những thông tin xấu, độc, tuyên truyền xuyên tạc chống phá cách mạng. Những hoạt động của các thế lực thù địch mang động cơ xấu, có yếu tố phá hoại về chính trị, chứ không mang ý nghĩa về bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên nào cả.

* Thế lực thù địch lợi dụng vấn đề môi trường để tuyên truyền chống chế độ

Những ngày gần đây, thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt làm một số địa phương xảy ra tình trạng hạn mặn, các thế lực thù địch đã nhanh chóng thông tin tình hình và cài cắm những thông tin xấu, độc, xuyên tạc cho rằng “Đảng, Nhà nước thờ ơ, không hành động, không lo cho dân…”; từ đó không ngừng công kích Đảng và chế độ ta.

Đây không phải lần đầu các thế lực thù địch lợi dụng những vấn đề xảy ra liên quan đến môi trường như: lũ lụt, sạt lở, thiếu nước… để thông tin những vấn đề không chính xác, chưa được kiểm chứng, không khách quan; hoặc “bẻ lái”, thông tin phiến diện theo hướng tiêu cực để gây kích động dư luận xã hội. Thậm chí, các đối tượng thù địch còn nhân danh “nhà hoạt động bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu” để thực hiện các thủ đoạn chống phá cách mạng thông qua việc lập các hội, nhóm trái phép, muốn can thiệp vào công việc của cơ quan chức năng. Do đó, các tầng lớp nhân dân cần đề cao cảnh giác, tránh rơi vào bẫy phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.

ĐỌC TIẾP

Về hoạt động bảo về môi trường

Bản tin Phụ nữ Hải Dương đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường đăng trên Báo Kinh tế môi trường số ra Thứ Ba, ngày 31/12/2024.

Sáng 30/12, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025. Chiều cùng ngày, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh này tổ chức hội thảo chuyên đề "Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia bảo vệ môi trường".

Mỗi hội viên phụ nữ trồng một cây xanh

Dự và phát biểu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương, ông Lê Văn Hiệu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh nhấn mạnh: Năm 2025 là năm cuối trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2020-2025), có ý nghĩa quan trọng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cả giai đoạn và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Do đó, để đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, đòi hỏi sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có vai trò quan trọng của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ và mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn tỉnh.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hải Dương Lê Văn Hiệu đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp cần làm tốt vai trò, chức năng, đặt ra những nhiệm vụ cụ thể để tập trung làm tốt. Đó là tổ chức các hội thảo chuyên đề, chuyên sâu về mô hình “Xây dựng gia đình 5 có, 3 sạch”. Tìm các vấn đề hay, cốt lõi để tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của hội viên và toàn thể nhân dân. Quan tâm hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả tới các gia đình phụ nữ nghèo để tiến tới thoát nghèo bền vững.

Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về xây dựng gia đình hạnh phúc. Đẩy mạnh hoạt động tham gia xử lý rác thải theo hướng đơn giản, phù hợp, hiệu quả cao. Đặt ra chỉ tiêu mỗi hội viên phụ nữ trồng một cây xanh; tích cực tuyên truyền để mọi người cùng tham gia nhằm tạo sự thay đổi mạnh mẽ về môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Hơn 2.000 mô hình, câu lạc bộ phân loại, thu gom rác thải

Chiều 30/12, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương tổ chức hội thảo chuyên đề "Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp tham gia bảo vệ môi trường". Tham gia hội thảo có đại diện các Sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện lãnh đạo và Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện Tứ Kỳ, Nam Sách và Thanh Miện; cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh và 12 huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo xã Minh Đức (Tứ Kỳ), Hội Liên hiệp phụ nữ phường Tân Dân (Chí Linh), xã Kỳ Sơn (Tứ Kỳ).

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ nhiều ý kiến về thực trạng rác thải rắn sinh hoạt, kinh nghiệm làm tốt việc xử lý rác thải của một số địa phương. Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đỗ Tiến Dũng, rác thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam đang gia tăng với số lượng đa dạng, phức tạp về thành phần và tính chất. Ở Hải Dương, trong năm 2024, trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 1.297 tấn rác thải rắn sinh hoạt nhưng tỷ lệ thu gom mới đạt khoảng 87%...

ĐỌC TIẾP

Bản tin Những “vệ sĩ” đường phố thầm lặng đăng trên Báo Kinh tế môi trường số ra Chủ nhật, ngày 09/02/2025.

Giữa lúc người người quây quần buổi tối cùng gia đình bên mâm cơm ấm cúng, thì đâu đó, dưới ánh đèn mờ nhạt của các con đường, góc phố, những công nhân môi trường vẫn âm thầm miệt mài, cần mẫn với công việc của mình.

Màn đêm dần buông xuống, bao phủ thành phố trong một không gian tĩnh lặng. Gió thổi qua những con phố vắng, mang theo âm thanh xào xạc của những chiếc lá khô bị gió cuốn bay xen lẫn âm thanh tiếng chổi của chị lao công. Giữa lúc người người quây quần buổi tối cùng gia đình bên mâm cơm ấm cúng, thì đâu đó, dưới ánh đèn mờ nhạt của các con đường, góc phố, họ vẫn âm thầm miệt mài, cần mẫn với công việc của mình.

Họ lặng lẽ quét dọn từng con đường, góc phố, giữ cho thành phố sạch đẹp, dù cái lạnh thấm dần vào da thịt hay sự mỏi mệt kéo dài trong đêm khuya. Nhân vật mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là những người lao công được ví như những “vệ sĩ” đường phố thầm lặng làm cho môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp hơn.

Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn, lặng lẽ góp phần làm đẹp phố phường. Mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch sẽ, thoáng đãng, nhưng ít ai thấu hiểu được những nhọc nhằn và vất vả ẩn sau công việc tưởng chừng đơn giản ấy. Không chỉ đối mặt với sự mệt mỏi, họ còn phải vượt qua những mối nguy hiểm luôn rình rập. Có người đến với nghề vì cái duyên tình cờ, nhưng ở lại và gắn bó bởi tình yêu nghề – tình yêu dành cho một công việc tuy lặng thầm, nhưng lại mang ý nghĩa to lớn cho cuộc sống của bao người.

Một đêm cuối năm, tiết trời se lạnh, những hạt mưa lách tách rơi xuống mặt đường. Người người háo hức ùa ra Quảng Trường TP.Hà Tĩnh để có thể chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào đón năm mới. Khi màn pháo hoa kết thúc, ánh sáng bừng lên rồi từ từ tắt lịm, mọi người bắt đầu tản ra, bóng họ dần khuất đi sau những mái nhà nhấp nhô trên phố...

ĐỌC TIẾP

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:

Đọc mở rộng trang 34 SGK Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo tập 2

c. Cùng bạn chia sẻ:

— Bản tin đã đọc.

– Nhật kí đọc sách.

– Hình thức trình bày bản tin.

- ?

d. Thi “Phát thanh viên nhí": Đọc và bày tỏ suy nghĩ sau khi đọc bản tin.

Em đọc và bày tỏ suy nghĩ sau khi đọc bản tin

e. Ghi chép những thông tin chính về một bản tin được bạn chia sẻ.

Em ghi chép những thông tin chính về một bản tin được bạn chia sẻ.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo - Lớp 5 góc Học tập trên trang Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
110 19.026
Tìm đọc bản tin về bão, lũ, động đất; việc làm ảnh hưởng, hoạt động bảo về môi trường
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng