Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em (5 mẫu)

Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em là Top 5 mẫu tập làm văn lớp 4 luyện tập giới thiệu địa phương: Giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. Mời các em tham khảo để có thêm ý tưởng khi thực hành viết cho mình một đoạn văn giới thiệu nhé.

Top 5 mẫu Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em gồm: văn tả lễ hội đua thuyền lớp 4, kể về lễ hội Cồng chiêng, trò thơi chi thả chim, đấu vật... ngắn ngọn, được HoaTieu.vn sưu tầm, chọn lọc và thực hiện để gửi đến các em.

Tập làm văn lớp 4 luyện tập giới thiệu địa phương: Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em.

Tập làm văn lớp 4 luyện tập giới thiệu địa phương
Tập làm văn lớp 4 luyện tập giới thiệu địa phương

1. Dàn ý giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội

Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em chú ý trong phần mở bài cần giới thiệu quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.

- Lễ hội đã lâu đời hay chưa?

- Lễ hội được diễn ra từ lúc nào?

- Những người tham dự ra sao?

- Các vòng thi của lễ hội

- Ý nghĩa của lễ hội ở quê hương em

- Bày tỏ tình cảm của em đối với lễ hội

2. Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em - Giới thiệu về lễ hội đua thuyền

Nội dung mẫu Giới thiệu về lễ hội đua thuyền được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Quê em nổi tiếng với lễ hội đua thuyền đuôi én Mường Lay. Lễ hội đua thuyền đuôi én ở vùng ngã ba sông Mường Lay có từ lâu đời, bắt nguồn ở Mường Lay với phần lớn là đồng bào dân tộc Thái trắng sinh sống. Người Thái trắng có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường có câu “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Từ cuộc sống mưu sinh, chế ngự sự khắc nghiệt của dòng Đà giang hung dữ đến nay đã trở thành một hoạt động thể thao, vui chơi tập thể. Hội đua thuyền giữa các bản làng đầu xuân cũng bắt nguồn từ tập quán sinh sống đó và bên cạnh đó¸không khí hội hè vui vẻ cũng khiến tất cả mọi người thêm lạc quan, yêu đời hơn.

Lễ hội đua thuyền quê em đã được khôi phục và duy trì từ năm 2015, đến nay, lễ hội đã có điều kiện mở rộng về quy mô, số lượng, chất lượng, trở thành nét đẹp văn hóa ăn sâu vào tiềm thức của người dân, em rất tự hào về lễ hội truyền thống nổi tiếng quê mình.

Giới thiệu về lễ hội đua thuyền
Giới thiệu về lễ hội đua thuyền

3. Hãy giới thiệu một lễ hội ở quê em - lễ hội Cồng chiêng

Nội dung mẫu Giới thiệu về lễ hội Cồng chiêng được thực hiện bởi HoaTieu.vn. Các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Quê em ở Đắk Lắk là một điểm quan trọng và hay được chọn nhất để tổ chức lễ hội Cồng chiêng do nằm ở vị trí trung tâm văn hoá, chính trị, xã hội của khu vực Tây nguyên.

Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình. Mỗi địa phương sẽ có đội đánh Cồng chiêng riêng, họ đánh những bài ca truyền thống được lưu truyền từ lâu đời. Ai cũng mặc trang phục truyền thống và nở nụ cười trên khuôn mặt rạng ngời. Hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

Em rất tự hào về lễ hội Cồng chiêng nổi tiếng của quê hương.

Giới thiệu lễ hội Cồng chiêng quê em
Giới thiệu lễ hội Cồng chiêng quê em

4. Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em - Trò chơi thi thả chim

Quê em ở Thuận Thành - Bắc Ninh. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những câu hát dân ca quan họ mà vào dịp đầu xuân năm mới, các du khách từ mọi miền đất nước đều kéo về tham gia nhiều lễ hội, trong đó, em thích nhất là trò thi thả chim. Trò chơi được tổ chức ở bãi cỏ rộng đầu làng. Các gia đình dự thi mang theo lồng chim bồ câu đã được huấn luyện kĩ càng. Lần lượt, từng đàn được thả ra. Đàn nào bay cao, bay xa và lượn đẹp nhất sẽ được Ban giám khảo trao giải. Hàng trăm cặp mắt háo hức ngước nhìn theo những cánh chim vun vút chao liệng giữa bầu trời mùa xuân trong sáng. Lễ hội không chỉ mang đến không khí vui tươi, rộn ràng cho lòng người mà còn là một nét văn hóa truyền thống thể hiện sự nhân hâu, vị tha, yêu thương muôn loài, gắn bó với thiên nhiên của con người từ ngàn xưa.

5. Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em - Giới thiệu về trò chơi đấu vật

Ở Hải Phòng quê em, cứ mỗi độ đầu xuân năm mới, thi đấu vật sẽ được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác cùng phần thưởng hấp dẫn. Đây cũng là nét đẹp trong văn hoa truyền thống được lưu truyền từ lâu đời ở quê hương em.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu. Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công. Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng. Em cũng phấn khích và vui vẻ hòa chung không khí rộn ràng, náo nhiệt của lễ hội.

Giới thiệu về trò chơi đấu vật quê em
Giới thiệu về trò chơi đấu vật quê em

6. Văn tả lễ hội đua thuyền lớp 4

Ở quê em, vào ngày rằm tháng giêng hàng năm, lễ hội đua thuyền trên sông Hương lại được tổ chức trong sự mong chờ, nô nức tham gia của người dân địa phương và các du khách thập phương. Trên sông, hàng loạt chiếc thuyền đang thi nhau lao đi vun vút. Mọi người trên thuyền đang nỗ lực tay chèo tay chống đưa thuyền về đích. Xa xa, hai chiếc thuyền nhỏ đang vượt lên dẫn đầu. Tiếng trống, tiếng reo hò vang lên của các cổ động viên bên bờ sông thật là nhộn nhịp. Chùm bong bóng đầy đủ sắc màu rực rỡ vang lên như tiếng reo vui, mừng chiến thắng…. Từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ em bỏ lỡ bất cứ một lần tổ chức lễ hội đua thuyền này. Không chỉ vì em thích tham gia nơi náo nhiệt mà em còn tự hào và muốn góp một phần công sức bé nhỏ vào việc lưu giữ và truyền bá nét văn hóa truyền thống quê hương.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 1.036
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm