Top 11 Kể lại câu chuyện Yết Kiêu ngắn nhất

Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện của Yết Kiêu  gồm TOP 11 mẫu Kể lại câu chuyện Yết Kiêu ngắn nhất, siêu hay dành cho các em HS tham khảo nhằm viết cho mình một bài văn kể chuyện lớp 4, viết đoạn văn về một câu chuyện em thích lớp 4 đạt điểm cao. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng theo dõi.

Câu chuyện Ông Yết Kiêu

Kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu

I. Viết đoạn văn kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu lớp 4 (7 mẫu)

1. Kể lại câu chuyện Yết Kiêu ngắn nhất

Đoạn văn dưới đây do HoaTieu.vn thực hiện, các trang khác lấy bài xin ghi nguồn.

Yết Kiêu là một trong những danh tướng nổi tiếng nổi tiếng với biệt tài bơi lội không ai sánh bằng. Năm ấy, giặc Nguyên Mông tràn sang nước ta, chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh. Nhà vua sai sứ giả đi tìm người đánh giặc. Yết Kiêu đã xin tiên phong đi đánh giặc. Chàng chỉ xin vua nhà Trần cho mình vụ khí là một cái dùi sắt, một chiếc búa. Khi màn đêm buông xuống, Yết Kiêu vượt qua hàng lính bảo vệ thuyền giặc rồi nhẹ nhàng đục thuyền giặc. Trong một đêm mà Yết Kiêu đục được hàng chục thuyền giặc, nước tràn vào làm thuyền giặc bị chìm ngay. Hoàn thành nhiệm vụ, ông lại nhẹ nhàng bơi về địa điểm an toàn. Có lần, Yết Kiêu bị vây bắt ở bãi sông. Khi bị chúng tra khảo, Yết Kiêu cũng không hề nao núng mà thông minh đối đáp rằng nước Nam còn rất nhiều người có tài lặn giỏi khiến quân địch vô cùng sợ hãi. Bị giặc dụ dỗ, ông lừa chúng mất cảnh giác để nhảy xuống sông và trốn thoát. Nhờ tài năng bơi lội và lòng dũng cảm, mưu trí, Yết Kiêu sau này lập nhiều công lao, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thuỷ quân.

2. Đoạn văn kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu siêu hay

Trong kho tàng văn học dân gian, có lẽ câu chuyện cổ tích cho đến thời điểm hiện tại chinh phục trái tim em là câu chuyện Ông Yết Kiêu. Ông Yết Kiêu trong câu chuyện là một người sở hữu tài năng và sức khỏe phi thường, cụ thể ông có tài bơi lội với khả năng lặn sâu xuống biển và nín thở lâu hơn người khác. Ông Yết Kiêu đã sử dụng và tận dụng cái tài của mình với việc vào kinh gặp vua để xin được đóng góp cho công cuộc đánh giặc bảo vệ đất nước. Quả thực tài năng của Ông Yết Kiêu là thứ không thể xem thường, chỉ với một chiếc dìu sắt và chiếc búa ông đã lật độ và hạ gục biết bao chiếc thuyền, từ đó phân tán tâm lí đối thủ khiến chúng phải sợ hãi. Có những lần Yết Kiêu bị giặc bắt và dụ dỗ và quy thuận cho địch nhưng những lời dụ dỗ đó đã trở nên vô nghĩa đối với một người vô cùng trung thành với đất nước như Yết Kiêu. Nhưng vì tình thế không cho phép ông buộc phải quy thuận và sử dụng trí thông mình của mình để trốn thoát thành công khi có cơ hội đến. Cũng chính từ sự kiện quá đỗi lẫy lừng trên của Yết Kiêu, quân địch đã dè chừng và hoang mang, chúng đã bỏ cuộc và rút khỏi ách thống trị của nước ta. Từ đó trở đi, Yết Kiêu đã trở thành tượng đài bất hủ cho lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm của người con đất Việt thời bấy giờ.

Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện của Yết Kiêu
Dựa vào trích đoạn kịch, hãy kể lại câu chuyện của Yết Kiêu

3. Viết đoạn văn kể về một câu chuyện mà em thích Ông Yết Kiêu (5 mẫu)

Mỗi khi nhắc đến truyện dân gian thể loại này sẽ không đem đến cho con người cảm giác chán nản hay nhạt nhòa, bởi trong văn học giân dân có chứa những giá trị nhân văn sâu sắc, tiếp cận đến người đọc một cách linh hoạt nhất. Truyện Ông Yết Kiêu là một trong số đó, câu chuyện đề cập xoay quanh tài năng và tinh thần yêu nước của Yết Kiêu. Cũng chính từ hai yếu tố đó mà ông Yết Kiêu đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ và đánh đuổi giặc Nguyên. Em thấy rằng Ông Yết Kiêu đã quá đỗi thông minh, chỉ với hai dụng cụ hết sức thô sơ đó là cái dùi sắt và một chiếc búa với mục đích đục thủng những chiếc thuyền của địch trên biển. Quân địch thấy được tài năng của ông đã dụ dỗ để Yết Kiêu quy thuận, nhưng địch đâu biết rằng ông nổi tiếng với tình yêu và sự trung thành với đất nước, không những thế Yết Kiêu tài trí đã trốn thoát rồi trở về. Qua câu chuyện em thấy rằng, tinh thần yêu nước và khả năng nhanh nhạy giải quyết quân địch là vô cùng lớn. Thế nên bản thân em sẽ và thực hiện những đức tính tốt đẹp như ông Yết Kiêu.

Tham khảo thêm TOP 4 đoạn văn mẫu siêu hay:

II. Kể lại câu chuyện Yết Kiêu lớp 4 (4 mẫu)

1. Kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu lớp 4 sáng tạo số 1

Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánh chiếm Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy ồ vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm. Lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì. Sau giặc chăng lưới vây bắt được Yết Kiêu. Chúng hỏi ông:

- Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày?
Ông đáp:

- Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay họ vẫn ẩn nấp ở dưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông thả tôi ra tôi sẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt.

Bọn giặc hí hửng vì tưởng bở, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý và không nhìn thấy, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về doanh trại quân ta, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước. Quân giặc đành trơ mắt nhìn nhau căm tức.

2. Kể chuyện Yết Kiêu lớp 4 đặc sắc nhất số 2

Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.

Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước. Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: "Để thần dùi thủng thuyền của giặc". Nhà vua lại hỏi tiếp: "Ai dạy ngươi được như thế?". Yết Kiêu kính cẩn tâu đó là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy".

Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Yết Kiêu nói với cha: "Nước mất nhà tan con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trữ về". Người cha nói với Yết Kiêu: "Con cứ yên tâm mà ra đi giết giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con".

3. Kể lại câu chuyện Yết Kiêu điểm cao số 3

Năm ấy, giặc Nguyên hùng hổ kéo sang xâm lược nước Đại Việt ta. Ở làng nọ, có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá, nổi tiếng về tài bơi lặn. Chàng xin với cha cho mình tòng quân diệt giặc. Cha chàng buồn rầu bảo:

- Mẹ con mất sớm, cha bây giờ lại tàn tật, không làm gì được...

Nghe cha nói vậy, Yết Kiêu rất đau lòng. Chàng nghẹn ngào thưa: “Thưa cha, nhưng nước mất thì nhà tan. Con không thể ngồi mà nhìn quân giặc tàn phá đất nước mình. Con sẽ nhờ dân làng trông nom, chăm sóc cha”.

Cha chàng vội nói:

- Cha hiểu! Việc đánh đuổi giặc thù là quan trọng. Đi đi con! Đừng lo lắng cho cha!

Sau khi được cha đồng ý, Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần. Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm đánh giặc của Yết Kiêu và cho chàng tự chọn binh khí. Khi thấy Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt, nhà vua ngạc nhiên không hiểu chàng dùng dùi để làm gì. Yết Kiêu tâu rằng sẽ dùng dùi sắt để đục thủng chiến thuyền của giặc vì chàng có thể lặn hàng giờ dưới nước.

Nhà vua hỏi do đâu mà Yết Kiêu có tài lặn lâu như vậy, chàng từ tốn thưa: “Tâu bệ hạ! Do ông của thần dạy cho cha thần và cha thần đã truyền lại cho thần. Vì lòng căm thù giặc ngoại xâm và noi gương người xưa mà ông của thần tự luyện tập để dạy con cháu”.

Với truyền thống đánh giặc cứu nước lâu đời như vậy, hỏi kẻ xâm lược nào mà không bị quân dân ta đánh cho tan tác?

4. Truyện Yết Kiêu lớp 4 thú vị nhất số 4

Năm ấy, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta. Chúng đi đến đâu là chém giết đến đấy khiến lòng dân vô cùng căm hận.

Hồi đó, có một chàng trai làm nghề đánh cá rất giỏi bơi lặn tên là Yết Kiêu. Chứng kiến cảnh muôn dân lầm than, chàng quyết chí lên kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin được đi đánh giặc. Nhà vua rất mừng cho chàng chọn một binh khí mà mình yêu thích. Nhưng Yết Kiêu chỉ xin một chiếc dùi sắt. Nhà vua ngạc nhiên gặng hỏi. Chàng bèn tâu: “Để thần dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước”. Nhà vua khâm phục chàng có tài năng phi thường, hỏi ai là người dạy chàng. Chàng đáp: “Vì căm thù giặc và noi gương người xưa nên ông của thần tự học lấy”.

Trong khi Yết Kiêu yết kiến vua Trần Nhân Tông thì ở nơi quê nhà, người cha già đang vò võ nhớ thương con. Ông nhớ lại cái ngày hai cha con bịn rịn chia tay nhau. Yết Kiêu thương cha tàn tật lại phải sống cô đơn một mình. Nhưng nước mất thì nhà tan, ông vẫn động viên con lên đường giết giặc lập công, trở về.

Trên đây là 11 đoạn văn mẫu kể lại câu chuyện Ông Yết Kiêu ngắn gọn. Đây là bài tập sẽ giúp cho các em dạn dĩ hơn trước đám đông, rèn luyện và phát huy khả năng kể chuyện, tự tin trước nơi đông người. Các em học sinh tham khảo để nắm được cốt truyện, có thêm vốn từ, để từ đó tự xây dựng cho mình một bài kể chuyện thật hay và độc đáo nhé.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trong chuyên mục Lớp 4 thuộc góc Học tập của Hoatieu.vn nhé.

Đánh giá bài viết
56 9.770
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm