Top 6 Kể lại câu chuyện về một người có tài hay nhất
Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài là đề bài tập làm văn Kể chuyện đã nghe, đã đọc trang 16 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Tuần 20. Sau đây là những đoạn văn mẫu Kể một câu chuyện về một người có tài mà em biết lớp 4 ngắn nhất. Mời các em cùng theo dõi nhé!
Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe, hoặc được đọc về một người có tài lớp 4
- Dàn ý Kể lại câu chuyện về một người có tài
- 1. Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài số 1
- 2. Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài lớp 4 - Mạc Đĩnh Chi số 2
- 3. Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài - Yết Kiêu số 3
- 4. Kể một câu chuyện về một người có tài - Trạng Lường Lương Thế Vinh số 4
- 5. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc lớp 4 ngắn - Nguyễn Hiền số 5
- 6. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc ngắn nhất số 6
Dàn ý Kể lại câu chuyện về một người có tài
1. Mở bài
Em giới thiệu về người có tài mình định kể: Đó là ai? Vì sao em biết đến họ?
2. Thân bài
- Kể về hoàn cảnh, xuất thân của người đó?
- Họ chăm chỉ, rèn luyện như thế nào?
- Tài năng đặc biệt của họ là gì?
- Kể thành tích người đó đạt được?
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về người có tài đó?
1. Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài số 1
Việt Nam là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi lớp lớp nhân tài xuất hiện, dù là thời xa xưa cho đến thời hiện đại vẫn luôn sản sinh ra những nhân tài cống hiến, dựng xây quê hương, đất nước. Anh Nguyễn Dương Kim Hảo là một người như vậy. Em biết đến Thần đồng Nguyễn Dương Kim Hảo - người mệnh danh là "thần đồng công nghệ", "nhà phát minh nhí" qua câu chuyện được đọc trên sách báo.
17 tuổi, anh Kim Hảo đã sở hữu hơn 20 giải thưởng sáng chế Tin học từ các cuộc thi trong nước và quốc tế. Tuy là người nổi tiếng như vậy, nhưng từ nhỏ, anh lại chọn cho mình một cuộc sống như bao người học sinh bình thường khác.
Anh chia sẻ: Có ba là giáo viên dạy Vật lý, những thứ liên quan đến định luật, rồi chiếc máy tính để bàn đã sớm thu hút anh ham tìm tòi. Từ năm lớp 2, Kim Hảo đã tiếp xúc với máy vi tính. Để mắt chuyển sang tò mò, rồi chính sự tò mò đã thúc đẩy anh tìm hiểu kỹ hơn về bể kiến thức mênh mông của công nghệ thông tin.
Vừa biết đọc, anh Hảo đã tự tìm mua những cuốn sách viết về tin học, điện tử. Mỗi lần ba sửa chữa các thiết bị điện trong nhà, anh lại theo sau chăm chú quan sát và học hỏi. Mới học hết lớp 2, anh đã thi đậu bằng A Tin học loại giỏi trong một cuộc thi nhà trường tổ chức dành cho giáo viên. Một kết quả không ai nghĩ tới.
Đam mê sớm ăn sâu vào máu cậu học trò ở cái tuổi "ăn chưa nó, lo chưa tới", những sản phẩm anh làm ra đều xuất phát từ nhu cầu của người thân.
Sản phẩm đầu tiên của Kim Hảo là phần mềm giúp ba mình cộng điểm nhanh hơn. Thấy ba luôn đau đầu, mệt mỏi vì nhiều lần cộng điểm mà bị nhầm, anh Hảo âm thầm tìm cách làm ra phần mềm khiến gia đình bất ngờ.
Đến năm lớp 7, anh Kim Hảo đã tự mày mò sáng tạo chiếc máy tính cầm tay chứa gần 1.000 phương trình phổ biến về hoá vô cơ THPT và một số kiến thức về Hoá học THPT. Máy tính do Hảo làm ra giúp học sinh tiết kiệm thời gian trong khâu tìm kiếm, cân bằng phương trình, xem và nhận biết các chất hoá học.
Trong lúc những đồng trang lứa ít ai đam mê với công nghệ, anh Hảo không sợ mình trở nên khác biệt. Mỗi người đều có sở thích và đam mê riêng, nếu các bạn thích những trò chơi giải trí thì việc anh đam mê lập trình cũng không có gì là lạ.
Thậm chí, có thể nói anh Hảo gặp may khi đã sớm biết mình thích điều gì và quyết định gắn bó lâu dài với nó. Suốt quãng thời gian từ tiểu học cho tới bây giờ, ngoài lúc học trên lớp, anh chuyên tâm vào tìm tòi, khám phá công nghệ. Hàng loạt giải thưởng, thành tích mà theo lời anh là "không phải thứ gì nổi bật cho lắm" tìm đến, đưa anh trở thành "cậu bé vàng tin học".
Em rất ngưỡng mộ anh Kim Hảo. Em mong rằng bản thân cũng sẽ sớm tìm thấy niềm đam mê của mình vào một ngày không xa trong tương lai như anh.
2. Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài lớp 4 - Mạc Đĩnh Chi số 2
Em luôn tự hào vì được sinh ra và lớn lên tại Hải Dương, một vùng đất địa linh nhân kiệt - quê hương của Mạc Đĩnh Chi - “lưỡng quốc Trạng Nguyên” nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Hôm nay, chúng ta cùng ngược dòng lịch sử về thời kì vua Trần Anh Tông (1304) để tìm hiểu những giai thoại nổi tiếng về ông nhé!
Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Nhà nghèo, cha mất sớm, ông sống bằng nghề kiếm củi nuôi thân. Sống trong cảnh nghèo khổ mồ côi, tướng mạo lại xấu xí nên ông thường bị người đời khinh rẻ. Vốn là người có tư chất thông minh, linh lợi, ông sớm nhận ra rằng chỉ có con đường học tập thành tài mới thoát khỏi cảnh nghèo khó đó. Chính vì thế mà ông ra sức học tập. Đến năm Giáp Thìn 1304, ông đỗ Trạng Nguyên. Nhưng chỉ vì tướng mạo xấu xí mà vua không muốn cho ông đỗ đầu. Ông đã làm bài phú bằng chữ Hán để nói rõ nỗi niềm của người có chí khí “ Ngọc tỉnh liên phú” (Sen trong giếng ngọc). Vua mến phục người tài cho vào bệ kiến giúp vua làm rạng ranh đất nước. Ông giữ chức từ Hàn lâm học sĩ đến chức Thượng thư và sau làm Tể tướng.
Tể tướng Mạc Đĩnh Chi luôn dùng tài năng và phẩm chất cao đẹp để trị quốc và khiến người nước ngoài phải khâm phục. Kể về Mạc Đĩnh Chi, sách sử đã ghi lại rất chi tiết những giai thoại của ông trong các chuyến đi sứ nhà Nguyên như “Tại cửa ải”, “Buổi tiếp kiến đầu tiên”, “Bức tranh chim sẻ ở phủ Tể tướng”, “Bài minh cái quạt” hay như “Văn tế công chúa”. Nhưng giai thoại nổi tiếng nhất chính là nhờ “quay bài” nên Mạc Đĩnh Chi được vua Nguyên phong là “Lưỡng quốc trạng Nguyên” (Trạng nguyên hai nước).
Truyện kể lại khi vua Nguyên mời sứ thần Mạc Đĩnh Chi làm thơ vịnh đề lên quạt. Bị bất ngờ nên ông cũng “bí”. Bất giác nhìn thấy nét bút của sức thần Cao Ly, ông cũng đoán được ý viết và viết được bài vịnh cùng nội dung nhưng ý tứ hay và sâu sắc hơn nhiều. Và chính vì cảm mến tài văn của ông mà vua Nguyên đã đề lên quạt 4 chữ “Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Cũng giống như bao đại công thần khác, về già, ông lại về với quê hương vui cùng chòm xóm, ngày ngày uống nước vối trò chuyện với những người dân quê.
3. Kể lại một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài - Yết Kiêu số 3
Hôm nay, em xin kể cho thầy cô và các bạn nghe một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tài - đó là câu chuyện kể về người anh hùng Yết Kiêu nổi tiếng.
Hồi ấy, giặc Nguyên mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân oán hận vô cùng.
Ở một làng chài nọ, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài lội nước. Mỗi lần xuống nước bắt cá Yết Kiêu có thể ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Thấy bọn giặc nghênh ngang, làm nhiều điều tàn ác, Yết Kiêu rất căm thù chúng và quyết định lên kinh đô Thăng Long để yết kiến vua Trần Nhân Tông, xin nhà vua cho đi đánh giặc. Nhà vua mừng lắm bèn bảo Yết Kiêu hãy chọn một loại vũ khí, nhưng Yết Kiêu chỉ xin vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên. Thấy thế Yết Kiêu liền thưa: "Để thần dùi thủng thuyền của giặc". Nhà vua lại hỏi tiếp: "Ai dạy ngươi được như thế?". Yết Kiêu kính cẩn tâu đó là cha, ông thần. Vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu tâu: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy".
Trong lúc Yết Kiêu lên yết kiến nhà vua thì ở quê nhà cha của Yết Kiêu đang bùi ngùi nhớ con. ông nhớ lại câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường. Yết Kiêu nói với cha: "Nước mất nhà tan con không thể ngồi im nhìn cảnh quân giặc tàn sát đồng bào ta. Cha ở nhà nhớ bảo trọng, khi nào hết giặc con sẽ trữ về". Người cha nói với Yết Kiêu: "Con cứ yên tâm mà ra đi giết giặc, cha ở nhà còn có bà con lối xóm giúp đỡ, cha chờ tin thắng trận của con".
4. Kể một câu chuyện về một người có tài - Trạng Lường Lương Thế Vinh số 4
Em rất yêu thích môn Toán học. Vì vậy, từ khi còn nhỏ, em không hâm mộ các Idol, theo đuổi người nổi tiếng mà lại thần tượng Trạng Lường Lương Thế Vinh - vị Trạng Nguyên đã lưu lại cho đời nhiều quyển sách quý giá, đóng góp to lớn cho ngành Toán học Việt Nam như: Đại thành Toán pháp”, “Khải minh Toán học".
Lương Thế Vinh có tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, sinh ra trong một gia đình nông dân có học ở làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng, vốn đã thông minh lại lắm tài. Lớn lên, ông càng học giỏi trong khi vẫn thả diều, đá bóng, câu cá, bẫy chim. Còn các bạn thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ăn quên ngủ. Bởi lẽ, ông có phương pháp học và học đến đâu nhớ được ngay đến đó. Chưa đầy hai mươi tuổi, tài học của ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam. Năm 23 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên khoa Quý Mùi (1463), đời vua Lê Thánh Tông.
Kể về Lương Thế Vinh cũng thật nhiều giai thoại. Ông là người đa tài, không chỉ giỏi về toán học mà còn về Phật học, âm nhạc, văn thơ…cũng không kém phần. Nổi tiếng với tài toán học, ông đã làm cho sứ thần nhà Minh phải ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Nước Nam có lắm người tài”. Truyện kể rằng, vì có tài ngoại giao nên ông được vua Lê tin yêu, giao trọng trách soạn văn từ bang giao và đi đón tiếp các sứ thần nước ngoài. Sứ thần dù biết tiếng Trạng nguyên nhưng vẫn tìm cách làm khó thách đố quan Trạng cân một con voi và đo độ dày của một tờ giấy. Ông thản nhiên nhận lời rồi cho người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm trong nước của thuyền rồi cho đá lên thuyền cũng bằng chừng đó. Sau đó, ông chia nhỏ số đá ra mà cân rồi cộng lại thì ra được cân nặng của voi. Còn về độ dày của tờ giấy, ông mượn sứ thần quyển sách mà đo độ dày rồi chia cho số tờ là ra kết quả. Sứ thần thán phục và cũng cảm thấy hổ thẹn khi ông giải thích cách cân voi là của Tào Xung (con Tào Tháo) vì chính sứ thần cũng chưa thuộc lịch sử nước mình. Tài năng toán học của Lương Thế Vinh đã được ghi lại bằng những bằng chứng hữu ích khi ông để lại nhiều lưu sách có giá trị như: “Đại thành Toán pháp” , “Khải minh Toán học” và đã được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Chính cái tên “Trạng Lường” cũng ra đời từ đó.
Bên cạnh toán học, Lương Thế Vinh am hiểu sâu sắc về âm nhạc và hát chèo. Vì thế, sau khi ông mất, bạn ông là Tiến sĩ Quách Hữu Nghiêm (người Thái Bình) đã đề tựa và đưa tác phẩm “Cuốn Hý phường phả lục” của ông in thành sách – đây được coi là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền.
Yêu nước thương dân, ông luôn muốn cho đất nước thanh bình, ấm nó, triều đình và nhân dân cùng lo chung việc nước. Cuối đời, Trạng nguyên Lương Thế Vinh cũng về tại quê nhà dạy học trò nghèo, sống tĩnh tại ở quê hương.
Em yêu mến không chỉ tài trí hơn người của Trạng Lường mà còn cả nhân cách cao đẹp của ông. Sau khi phụ sự đất nước - làm hết phận sự của một người dân với tổ quốc, ông lại tiếp tục truyền dạy kiến thức quý báu của mình cho những người học trò nghèo trong năm tháng cuối đời tại quê nhà.
5. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc lớp 4 ngắn - Nguyễn Hiền số 5
Nguyễn Hiền là vị Trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Hôm nay, mời thầy cô và các bạn cùng em ngược dòng thời gian, phiêu lưu trên chuyến tàu kể chuyện để tìm hiểu rõ hơn về tuổi thơ, cuộc đời và sự nghiệp của Trạng nguyên Nguyễn Hiền - một con người có tài nổi danh, lưu danh sử sách ở nước ta nhé!
Nguyễn Hiền sinh năm 1234 - 1256 tại một vùng quê nghèo tại làng Dương Miện, huyện Thượng Hiền nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Ông mồ côi cha từ nhỏ, bà mẹ đã cho ông theo học sư cụ chùa Hà Dương ở làng Dương A. Tương truyền, lúc đầu vào học sư mới viết được 10 trang giấy, Hiền liền đọc ngay được như người đã từng đi học rồi, sư cụ lấy làm lạ. Một đêm, sư cụ nằm mộng thấy Phật quở rằng: "Trạng nguyên mỗi lần vào chùa thường nghịch ngợm, sao nhà ngươi không răn đe, ngăn chặn?".
Sư tỉnh dậy, đốt đuốc khắp chùa thấy sau lưng các pho tượng đều có viết chữ "phạt 30 roi", riêng hai pho hộ pháp ghi "phạt 60 roi", sư nhận ra ngay chữ của Hiền. Một hôm, sư lên lớp bèn lấy một câu trong sách: "Kính quỷ thần mà phải lánh xa" mà dặn Hiền rằng: "Phật tức quỷ thần, trò không được nhạo báng". Hiền liền nhận lỗi và tự lau sạch những chữ mình đã viết. Từ đó, Hiền càng chăm chỉ học tập, học đến đâu nhớ đến đấy, xuất khẩu thành chương.
Ông thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tại khoa thi tháng 2 năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) thời vua Trần Thái Tông.
Khi ông đỗ trạng nguyên, vì còn thiếu niên nên vua Trần Thái Tông cho ông về quê 3 năm tu dưỡng thêm rồi mới gọi ra làm quan. Hết 3 năm, vua tuyển ông vào học tiếp Tam giáo chủ khoa, tức đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng. Về sau bổ nhiệm làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Ông có đi sứ nhà Nguyên vài lần.
Sau khi vào triều, Nguyễn Hiền phò vua giúp nước, tiến nhiều kế sách dẹp giặc và giúp dân chúng mở đất khai hoang, đắp đê sông Hồng, tạo mùa màng thắng lợi, nhân dân ấm no. Năm 21 tuổi, Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng mà qua đời. Nhà vua thương tiếc một tài năng mà yểu mệnh đã truy phong ông là “Đại vương Thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi khác nhau trong đó có đình Lại Đà ở xã Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội.
Sau khi ông mất, để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên để kiêng tên húy của ông.
6. Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc ngắn nhất số 6
Hầu hết vận động viên Việt Nam khi chọn chơi thể thao đỉnh cao đều chấp nhận hy sinh việc học nhưng kỳ thủ sinh năm 2002 Nguyễn Anh Khôi thuộc số ít trường hợp đặc biệt “văn võ song toàn”.
Với cờ vua, Anh Khôi xứng danh “thần đồng” khi 2 lần vô địch giải trẻ thế giới (U.10 năm 2012, U.12 năm 2014), vô địch Đông Nam Á khi mới 13 tuổi, vô địch quốc gia khi 14 tuổi và năm 2019 trở thành kỳ thủ thứ 11 cờ vua Việt Nam từ trước đến nay được phong danh hiệu Đại kiện tướng quốc tế (danh hiệu cao nhất trong làng cờ vua thế giới).
Nhờ thành tích chơi cờ, Anh Khôi thuộc diện được miễn thi tốt nghiệp phổ thông. Xét thành tích học tập 3 năm trung học Trường chuyên Phổ thông năng khiếu Đại học Quốc gia TP.HCM, Anh Khôi đủ tuyển thẳng vào nhiều trường đại học. Cũng thời điểm cuối cấp 3, Anh Khôi nhận tin vui được Đại học VinUni trao học bổng toàn phần 210.000 USD (gần 5 tỉ đồng) học ngành y của trường.
Thế nhưng Anh Khôi vẫn đăng ký thi tốt nghiệp phổ thông, thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM nhằm trải nghiệm, thử sức mình. Chàng kỳ thủ tài năng khiến mọi người nể phục về học vấn khi điểm thi đánh giá năng lực đủ đậu vào ngành y của Đại học Quốc gia TP.HCM. Còn điểm thi tốt nghiệp đủ để Anh Khôi xét tuyển đậu vào ngành y, Đại học Y Dược TP.HCM.
Bên cạnh tài trí hơn người, Thần đồng Nguyễn Anh Khôi còn là người luôn chăm chỉ, nỗ lực hết mình. Anh là tấm gương sáng để em học tập và noi theo.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Viết 3 - 4 câu kể về những việc em thường làm trước khi đi học
- Kể về một ngày đi học của em
- Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết trong đó có sử dụng mẫu câu Ai thế nào?
- Viết đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của mỗi người trong gia đình em vào tối giao thừa
- Top 10 bài văn tả cây mai hay và ngắn gọn
- Top 12 bài văn tả cây đào hay nhất
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Kể về trải nghiệm gói bánh chưng cùng gia đình (8 mẫu)
Thử tưởng tượng em là Thủy Tinh và nêu những suy nghĩ cảm xúc của nhân vật sau khi bị thua cuộc
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa lớp 6 Tập 2
Top 4 Dàn ý tả cảnh gói bánh chưng ngày Tết lớp 6
Top 8 Đoạn văn về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất
Top 21 bài Kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần siêu hay
Chủ đề của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là gì?
- Tiếng Việt 4 Cánh Diều
- Bài 1
- Theo em, vì sao bạn nhỏ tưởng tượng mỗi vùng đất có một màu gió riêng?
- Cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa siêu hay
- Em nghĩ như thế nào về nét riêng (ngoại hình, giọng nói, cách ăn mặc,....) của mỗi người
- Viết một câu giới thiệu bản thân hoặc bạn. Chỉ ra danh từ mà em đã sử dụng
- Cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã nghe hoặc đã học
- Nêu cảm nghĩ về đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện, bài thơ đã học ở Bài 1
- Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó
- Viết đoạn văn (hoặc 4-6 dòng thơ) về Con giáp mà em thích
- Viết đoạn văn (hoặc 4-6 dòng thơ) về Con giáp là tuổi của em
- Đóng vai chim sâu, viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về nhân vật Chiếc lá
- Bài 2
- Luyện tập viết đơn trang 25 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 Cánh Diều
- Viết một đoạn văn ngắn 2-3 câu về quê hương em hoặc nơi em ở. Chỉ ra các danh từ chung và riêng
- Viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động
- Viết một đoạn văn về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp (giấu tên)
- Viết một đoạn văn hoặc chép một đoạn thơ, câu đố, câu hát về một con vật chăm chỉ
- Bài 3
- Bài 4
- Bài 5
- Bài 6
- Bài 7
- Bài 8
- Bài 9
- Viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó
- Viết đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào
- Viết đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào
- Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc về sức khỏe, rèn luyện sức khỏe
- Viết thư thăm hỏi người thân, thầy cô, bạn bè hoặc một người khác
- Bài 11
- Trình bày ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 11
- Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng nhân ái trong đời sống
- Viết đoạn văn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập (hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao)
- Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo
- Bài 12
- Bài 13
- Giới thiệu một câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc
- Đóng vai một nhân vật trong Chuyện của loài chim, viết đoạn văn kể về một công trình xây dựng
- Viết đoạn văn kể về những đổi mới ở quê hương em hoặc nơi gia đình em ở
- Đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13
- Bài 14
- Tả ngoại hình của một con vật
- Phát biểu cảm nghĩ của em về một câu chuyện đã học ở bài 14
- Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng yêu nước lớp 4
- Viết một đoạn văn ngắn 4 - 5 câu về các chiến sĩ ở Trường Sa, có trạng ngữ lớp 4
- Viết đoạn văn giới thiệu một anh hùng trong lịch sử bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta
- Viết đoạn văn (hoặc đoạn nhật kí, bài thơ) về hoạt động ở trường em kỉ niệm một sự kiện lịch sử của nước ta
- Bài 15
- Bài 16
- Viết đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh
- Đóng vai chi đội trưởng, viết báo cáo kết quả thảo luận của chi đội gửi cô giáo (thầy giáo) Tổng phụ trách đội
- Bạn Lâm dự định viết một bản hướng dẫn trồng cây
- Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) em đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước hoặc những tấm gương trong chiến đấu, học tập, rèn luyện,... của thiếu nhi Việt Nam
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn lớp 4
- Viết đoạn văn nêu những điều em thích trong câu chuyện thiếu nhi cả nước làm kế hoạch nhỏ
- Bài 17
- Viết lời hướng dẫn các bước mặc áo phao phù hợp với mỗi hình
- Viết đoạn văn ngắn 3-5 câu tả màu sắc, hương thơm của một số loài hoa trong vườn hoa
- Viết lời hướng dẫn phù hợp với mỗi hình về cách lắp pin cho một chiếc điều khiển
- Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về một nhà thám hiểm
- Viết bài văn ngắn hướng dẫn các bạn sử dụng một cái bình tưới cây
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của em trong một buổi tham quan hoặc du lịch cùng lớp em (hoặc gia đình em)
- Bài 18
- Thuật lại một tiết học (hoặc một buổi tham quan) của lớp em
- Thuật lại một cuộc thi thể thao (hoặc một buổi biểu diễn nghệ thuật) mà em được xem
- Viết một đoạn văn ngắn (4-5 câu) giới thiệu về gia đình em, trong đó có tên trường em
- Viết đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết
- Viết đoạn văn về một đội bóng (hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích
- Viết bản hướng dẫn làm một đồ chơi mà em thích
- Bài 19
- Bài 1
- Tiếng Việt 4 CTST
- Tuần 1
- Chia sẻ về một món quà em được tặng hoặc đã tặng cho bạn bè, người thân
- Em mong ước điều gì cho kì nghỉ hè sắp tới của mình? Vì sao?
- Ghi lại một kỉ niệm mùa hè mà em nhớ nhất
- Nói về 1 - 2 cuộc thi viết, vẽ,... dành cho thiếu nhi mà em biết
- Đặt 2-3 câu có các danh từ: buổi sáng, ánh nắng, con đường, học sinh
- Kể một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về tính trung thực
- Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện trang 17 lớp 4 Chân trời sáng tạo
- Tuần 2
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 7
- Tuần 9
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 13
- Tìm đọc một bản tin viết về: Một người dũng cảm, sáng tạo, tài năng
- Viết thư gửi cho một người thân ở xa để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình em
- Kể lại bài thơ Chuyện cổ tích về loài người bằng lời của em
- Viết đoạn văn từ 4-5 câu nói về tài năng của một nhân vật mà em đã học lớp 4
- Viết thư điện tử cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để thăm hỏi
- Tuần 14
- Tuần 15
- Sử dụng biện pháp nhân hóa, viết câu trả lời của những tia nắng với bạn nhỏ
- Sử dụng biện pháp nhân hóa để viết 2 - 3 câu ghi lại lời trò chuyện giữa các hiện tượng thiên nhiên
- Viết đoạn văn kể lại cuộc trò chuyện của em với bà tiên, ông bụt
- Tưởng tượng mình là người làm vườn, chia sẻ cảm xúc khi Hạt giống nảy mầm, Cây lên xanh tốt
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Đặt 1 – 2 câu có chủ ngữ chỉ người, chỉ đồ vật, chỉ cây cối, chỉ loài vật
- Viết đoạn kết bài không mở rộng cho bài văn tả một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật (gốc, thân, lá,…) của một cây bóng mát
- Nói về một tấm gương lạc quan, yêu cuộc sống mà em biết
- Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu với du khách một món ăn ở địa phương em
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Việt Nam quê hương em
- Viết một đoạn văn tả một loại quả mà em thích
- Viết đoạn văn tả hoa của một cây hoa em thích, có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa lớp 4
- Viết tiếp 2 – 3 câu để hoàn thành đoạn văn từ câu chủ đề dưới đây
- Viết bài văn tả một cây hoa em thích, trong bài văn có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa
- Tuần 25
- Tuần 26
- Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ
- Tìm đọc một bài văn viết về: Cuộc sống, sinh hoạt của con người, Vẻ đẹp quê hương đất nước
- Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách một vài nét đẹp của chợ quê
- Viết đoạn văn (từ 4 – 5 câu) nói về cảnh đẹp hoặc tình cảm của em với quê hương lớp 4
- Viết 2 – 3 bước hướng dẫn làm hoặc sử dụng một sản phẩm đơn giản
- Sáng tác 4 – 6 dòng thơ hoặc viết 2 – 3 câu văn về một cảnh đẹp mà em thích vào sổ tay
- Tuần 27
- Tuần 28
- Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về nhân vật trong truyện Cậu bé gặt gió
- Viết 1-2 câu tả đặc điểm nổi bật về hình dáng hoặc hoạt động, thói quen của một con vật em thích, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa
- Quan sát một con vật nuôi trong nhà mà em thích và ghi chép lại những điều em quan sát được
- Tuần 29
- Tuần 30
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Đọc mở rộng: Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách Chủ điểm Vòng tay thân ái
- Đặt 2-3 câu tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật em thích, trong đó có một câu sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện
- Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích
- Bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích
- Tuần 34
- Tuần 35
- Viết 2 – 3 câu nói về một hoạt động góp phần xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp, trong đó có giới thiệu tên trường
- Cùng bạn tranh luận, bày tỏ ý kiến của em về câu nói: Sức khỏe là vốn quý của con người
- Viết đoạn văn ngắn nêu lí do em thích một bài đọc ở lớp Bốn, trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép, trạng ngữ
- Viết bài văn tả một con vật hoặc loài thông minh mà em biết
- Viết bài văn tả một cây được trồng nhiều ở địa phương hoặc nơi em ở
- Tuần 1
- Tiếng Việt 4 KNTT
- Tuần 1
- Tìm các danh từ chỉ người, đồ vật trong lớp học của em
- Đặt 3 câu, mỗi câu chứa 1 - 2 danh từ tìm được ở bài tập 3
- Kể về tiết mục văn nghệ đáng nhớ nhất mà em đã được xem hoặc tham gia (16 mẫu)
- Giới thiệu về tiết mục của một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện Thi nhạc
- Đặt 1-2 câu về nhân vật yêu thích trong bài đọc Thi nhạc. Chỉ ra danh từ trong câu em đặt
- Viết đoạn văn nêu ý kiến về câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
- Giới thiệu đặc điểm nổi bật của bản thân lớp 4 (4 mẫu)
- Nói điều em mong muốn ở bạn hay, đủ cung bậc cảm xúc
- Nêu những điểm tốt của một người bạn mà em muốn học tập
- Giới thiệu với người thân về đặc điểm nổi bật của người bạn mà em yêu quý
- Trao đổi với người thân về vẻ riêng của những người trong gia đình
- Tuần 2
- Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
- Viết đoạn văn nêu lí do yêu thích một câu chuyện về các con vật mà em đã đọc hoặc đã nghe lớp 4
- Sắm vai một loài hoa giới thiệu về mình với các bạn lớp 4 (4 mẫu)
- Đọc câu chuyện về những người có năng khiếu nổi bật. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 3
- Tuần 4
- Tuần 5
- Tuần 6
- Tuần 7
- Tuần 8
- Tuần 9
- Viết đoạn văn (4-5 câu) theo chủ đề tự chọn, có chứa động từ ở bài tập 4
- Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ đối với em lớp 4
- Viết bài văn Kể chuyện về trí thông minh hoặc khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió lớp 4
- Tuần 10
- Tuần 11
- Tuần 12
- Tuần 13
- Viết 2-3 câu có sử dụng tính từ chỉ màu xanh em tìm được ở bài tập a
- Đặt 2-3 câu giới thiệu về một nhà khoa học hoặc một phát minh khoa học mà em biết
- Viết đơn xin tham gia câu lạc bộ em yêu thích lớp 4
- Viết đơn xin nghỉ một buổi học lớp 4
- Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học. Viết phiếu đọc sách theo mẫu
- Tuần 14
- Tuần 15
- Tuần 16
- Tuần 17
- Tuần 18
- Tuần 19
- Tuần 20
- Tuần 21
- Tuần 22
- Tuần 23
- Tuần 24
- Tuần 25
- Tưởng tượng em được đến thăm một vườn cây ăn quả lâu năm. Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em
- Kể cho bạn nghe một kỉ niệm với người thân mà em nhớ nhất
- Lập dàn ý thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn lớp 4
- Viết bài văn thuật lại một sự việc thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn
- Tuần 26
- Tuần 27
- Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành
- Viết 5-7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình
- Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc, đã nghe trong một chủ điểm đã học
- Nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật bác nông dân trong câu chuyện Người nông dân và con chim ưng
- Kể lại câu chuyện dân gian về một người anh hùng chống ngoại xâm
- Tuần 28
- Tuần 29
- Tuần 30
- Tuần 31
- Tuần 32
- Tuần 33
- Tuần 34
- Tuần 35
- Tuần 1
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 4
(Siêu hay) Giới thiệu một lễ hội mùa xuân mà em biết
Top 4 Viết một đoạn văn tả về một loài hoa thường có vào dịp tết trong đó có sử dụng mẫu câu ai thế nào?
(Siêu hay) Tưởng tượng em được đến thăm một vườn cây ăn quả lâu năm. Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em
Top 6 mẫu Viết đoạn văn (hoặc 4-6 dòng thơ) về Con giáp mà em thích 2024 hay nhất
(Siêu hay) Nêu cảm nhận của em về bức tranh chợ Tết được tả trong bài thơ
(Siêu hay) Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc, đã nghe lớp 4