Thực hành tiếng Việt 8 KNTT tập 2 trang 40

Thực hành tiếng Việt Biện pháp tu từ và nghĩa của từ là nội dung bài học trang 40 sách Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các khái niệm về nhân hóa, điệp ngữ, hoán dụ, nghĩa của một số từ để sử dụng thành thạo hơn về các biện pháp tu từ trên trong khi nói và viết. Sau đây là gợi ý soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 KNTT tập 2 trang 40, mời các em cùng tham khảo.

Trả lời câu hỏi trang 40 SGK Văn 8 KNTT tập 2

Trả lời câu hỏi trang 40 SGK Văn 8 KNTT tập 2

Câu 1 trang 40 Văn 8 tập 2 KNTT

a. Điêp ngữ (súng, đầu); hoán dụ (đầu súng)

=> Khắc họa hình ảnh người lính kề vai sát cánh trong chiến đấu, cũng là biểu tượng tình đồng chí của người lính.

b. Nhân hóa (Nhớ)

=> Tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho người đi xa.

Dòng thơ làm nổi bật tâm trạng của người lính: Các anh ra đi với một ý chí quyết tâm mạnh mẽ, dứt khoát nhưng trong lòng không thôi xót xa bởi người thân vẫn còn sống trong hoàn cảnh nghèo khó; day dứt bởi biết họ thương nhớ mình khôn nguôi. Tâm tư thầm kín đó chỉ có những người đồng chí cùng cảnh ngộ mới có thể thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ.

Câu 2 trang 40 Văn 8 tập 2 KNTT

- Từ đồng nghĩa với từ đôi trong dòng thơ “Anh với tôi đôi người xa lạ” là từ hai. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh cụ thể này, từ hai không thể thay cho từ đôi. Vì ngoài nghĩa chỉ số lượng giống từ hai, từ đôi còn có nghĩa chỉ hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về vai trò, chức năng, không thể tách rời. Trong ngữ cảnh câu thơ, từ đôi được dùng để chỉ hai người có sự tương đồng (tương đồng về hoàn cảnh; chung chí hướng, lí tưởng), có chung một nhiệm vụ (chiến đấu giành độc lập cho đất nước).

Câu 3 trang 40 Văn 8 tập 2 KNTT

a. Nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm trong hai dòng thơ là cùng chỉ những miền quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống con người vất vả, khó khăn.

b. Nét chung về nghĩa của các cụm từ in đậm đã nói lên sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân giữa những người lính. Đó là một yếu tố giúp những người xa lạ gắn bó thành bạn tâm giao tri kỉ bởi sự tương đồng về hoàn cảnh giúp họ thấu hiểu, cảm thông cho nhau. Qua hai cụm từ đó, người đọc cũng cảm nhận được niềm xúc động sâu xa của nhà thơ trước hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc của những người lính vốn là nông dân chân lấm tay bùn.

c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ chó ăn đá, gà ăn sỏi: chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu.

Câu 4 trang 40 Văn 8 tập 2 KNTT

-Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, chỉ có từ lung lay là từ láy. Hai từ xa lạ, tri kỉ có hiện tượng lặp vẫn nhưng không phải là từ láy vì cả hai tiếng tạo thành từ đều có nghĩa.

- Lung lay có nghĩa là lỏng lẻo, rung lắc, nghiêng bên này bên kia, không giữ nguyên thế đứng thẳng. Trong bài thơ Đồng chí, từ lung lay được dùng để miêu tả tình trạng đã cũ, không vững chãi, rung lắc mỗi khi có gió thổi mạnh của gian nhà trống trải, lâu ngày không được tu sửa nơi quê nhà của người lính. Từ đó, nói lên nỗi niềm xót xa thầm kín của người lính khi đi xa, để lại người thân chật vật lo toan cuộc sống vất vả, thiếu thốn nơi quê nhà.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 260
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm