Soạn bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim hành tinh của chúng ta

Soạn Văn 8 KNTT tập 2 trang 94

Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” là nội dung bài học trang 94 sách giáo khoa Văn 8 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Ý thức bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất và thể hiện được khát vọng khám phá những điểu bí ẩn, kì diệu của sự sống. Sau đây là gợi ý soạn Văn 8 bài Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”. Mời các em cùng tham khảo.

1. Trước khi đọc trang 94 Văn 8 tập 2 KNTT

Câu 1. Em đã từng xem những bộ phim nào nói về sự sống trên Trái Đất? Hãy chia sẻ điều em tâm đắc về một trong những bộ phim ấy.

“Ngày kinh hoàng” là bộ phim bàn về hiện tượng biến đổi khí hậu khi trái đất nóng lên, băng tan ở hai cực khiến cho lượng nước biển ở Scotland giảm đi nhanh chóng. Điều khiến em tâm đắc với bộ phim là nhân vật Jack, người anh hùng đã đứng lên để giải cứu thế giới bằng tất cả sự quyết tâm và kiên cường của mình. Cùng với đó, đứa con trai tên Sam cũng dần cảm nhận sâu sắc tình thương của cha và càng thêm trân trọng những hy sinh của người cha vĩ đại.

Câu 2. Trong những năm gần đây, khi bàn về môi trường tự nhiên trên Trái Đất, có một số cụm từ hay hình ảnh được các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều lần. Theo tìm hiểu của em, đó là những cụm từ hay hình ảnh nào?

Các cụm từ đó bao gồm: Nóng lên toàn cầu, băng tan ở hai cực, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường...

2. Đọc văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta”

1. Tác giả cho biết điều gì về bố cục và quy mô phản ánh của bộ phim?

Tác giả cho biết bộ phim có 8 tập với 8 môi trường sống trên khắp thế giới, từ vùng cực băng giá tới những cánh rừng mưa nhiệt đới, sa mạc và đồng cỏ, đại dương sâu thẳm, sông ngòi và những khu rừng rậm đa dạng ở Nam Mỹ…

2. Vẻ đẹp ở các cảnh phim hiện lên như thế nào qua lời miêu tả của tác giả văn bản?

Vẻ đẹp ở các cảnh phim hiện lên đẹp đẽ, choáng ngợp và đầy chân thật. Những con vật được đưa lên phim như thể bước ra từ bộ phim hoạt hình của hãng Pixar.

3. Nội dung nào của bộ phim được nhắc đến trong đoạn này?

Trong đoạn này, nội dung phim được nhắc đến là những con số, những lời cảnh báo đau lòng của các nhà làm phim và các nhà khoa học về hành tinh của chúng ta.

4. Em nghĩ như thế nào về khả năng tác động của bộ phim qua những gì được tác giả văn bản nhắc đến ở đoạn này?

Qua những gì được văn bản nhắc đến ở đoạn này, bộ phim phản ánh thực tế ô nhiễm và suy thoái của môi trường đang đe dọa đến môi trường sống của con người. Từ đó cảnh tỉnh loài người hãy ý thức về những hành động và quyết định của bản thân, nhận ra tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

5. Sự so sánh ở đây có ý nghĩa gì đối với việc đánh giá về bộ phim?

Sự so sánh khiến cho bộ phim trở nên nổi bật và khác biệt so với những phim khác cùng đề tài.

6. Việc trích dẫn ở đây có ý nghĩa gì?

Việc trích dẫn khiến thông tin đưa ra trở nên xác thực và thể hiện rõ ràng quan điểm của cá nhân, cũng là người làm ra bộ phim tư liệu.

7. Cách kết thúc văn bản có gì đặc biệt?

Cách kết thúc của văn bản khiến cho người đọc thêm một lần nữa ấn tượng về quy mô và sự công phu mà những người làm phim đã bỏ ra để xây dựng lên một tác phẩm lịch sử. Qua đó, tăng tính xác thực cho những tư liệu và thông điệp mà bộ phim hướng tới, kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường trước khi quá muộn.

3. Trả lời câu hỏi trang 98 SGK văn 8 tập 2 KNTT

Câu 1. Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” thuộc kiểu văn bản gì? Nêu căn cứ cho phép em xác định như vậy.

Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta” thuộc kiểu văn bản giới thiệu một bộ phim.

Căn cứ: văn bản có giới thiệu vể nhà sản xuất, năm phát hành, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim, nghĩa là mang đầy đủ những đặc điểm của kiểu văn bản giới thiệu một bộ phim.

Câu 2. Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp. Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin nào?

+ Bộ phim gồm 8 tập, quay về 8 môi trường sống khác nhau trên Trái Đất.

+ Tái hiện vẻ đẹp kì diệu, phong phú của thế giới tự nhiên trên Trái Đất (choáng ngợp).

+ Cảnh báo về sự suy thoái của môi trường sống (Đau đớn).

+ Lạc quan vì những tín hiệu tích cực về khả năng phục hồi của môi trường (Hy vọng).

Câu 3. Xác định cách triển khai của văn bản và nhận xét về cách triển khai đó.

Văn bản được triển khai theo cách lần lượt đưa thông tin về những giá trị nội dung cơ bản của “loạt phim” Hành tinh của chúng ta. Với cách triển khai này, tác giả dễ dàng nêu bật được các thông điệp chính toát ra từ bộ phim, gắn liền với hai từ khoá là choáng ngợp và đau đớn (choáng ngợp trước vẻ đẹp kì vĩ, diễm lệ của đời sống muôn loài và đau đớn trước sự mai một, thậm chí biến mất của vẻ đẹp đó).

Câu 4. Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ trong văn bản có ý nghĩa gì?

Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ đã chứng minh tính xác đáng của nhận xét mà tác giả nêu: “Ở mỗi tập phim, người xem lại được thưởng thức những thước phim đẹp đẽ, thậm chí choáng ngợp mà những nhà làm phim đã kì công tạo nên” Thêm nữa, hình ảnh trích xuất từ phim gần như là một yếu tố không thể thiếu trong một bài viết giới thiệu phim.

Câu 5. Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm như thế nào đối với nhóm làm phim? Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây giữ vai trò như thế nào?

+ Sự đồng cảm thể hiện qua cách tác giả đặt nhan đề đầy tính biểu cảm và sử dụng nhiểu cụm từ mang nội dung biểu dương, ca ngợi.

+ Sự đồng cảm thể hiện qua việc tác giả chia sẻ, tâm đắc với những thông điệp chính của “loạt phim”.

+ Sự đồng cảm thể hiện qua việc tác giả miêu tả lại bằng phương tiện ngôn ngũ những hình ảnh đẹp có trong phim với cảm giác thích thú.

Qua những điều đã nêu ở trên, có thể thấy, trong phê bình nghệ thuật, sự đồng cảm giữa người phê bình và tác phẩm cùng tác giả của nó có ý nghĩa rất quan trọng, chính nó làm nên sức gợi của văn bản, gây cho người đọc niềm hứng thú muốn được trải nghiệm trực tiếp cùng tác phẩm được phê bình.

Câu 6. Nêu tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim Hành tinh của chúng ta. Sự gặp gỡ đó giữa các tác phẩm nói lên điều gì?

Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim Hành tinh của chúng ta gồm:

- Godzilla Đại Chiến Kong - Godzilla Vs Kong (2021)

- Con tàu Titanic – Titanic (1997)

- Tháp lửa – The Tower (2012)

- Đại dịch cúm – The Flu (2013)

Tất cả những bộ phim, tác phẩm kể trên đều là những lời cảnh báo về sự tức giận của mẹ thiên nhiên đối vợi sự tàn phá mạnh mẽ của con người với thiên nhiên, tạo hoá.

Câu 7. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả đã thực hiện ở văn bản này?

- Cách giới thiệu vô cùng độc đáo và hấp dẫn.

- Hệ thống luận điểm rõ ràng và mạch lạc, phân bổ thông tin hợp lý

- Các đoạn văn thể hiện sự đồng cảm với đoàn làm phim thì góp phần khơi gợi cảm xúc ấn tượng, chân thực và choáng ngợp, biết ơn trước những gì mà họ đã cống hiến.

Viết kết nối với đọc trang 98 Ngữ văn 8 tập 2 KNTT

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) thể hiện sự hưởng ứng của em đối với thông điệp chính được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta.

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) thể hiện sự hưởng ứng của em đối với thông điệp chính được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta.

Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 1.875
0 Bình luận
Sắp xếp theo