Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu. Đây là nội dung câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 41 sách giáo khoa Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1 bài Thu điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Sau đây là một số đoạn văn mẫu phân tích 2 câu thơ ấn tượng nhất trong bài Thu điếu hay và ngắn gọn, mời các bạn cùng tham khảo.

Đoạn văn phân tích 2 câu thơ ấn tượng nhất trong bài Thu điếu

Viết kết nối với đọc bài Thu điếu

Phân tích 2 câu thơ Thu điếu

Mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca. Thơ viết về mùa thu của văn học Trung đại Việt Nam thường miêu tả cảnh đẹp vắng vẻ, úa tàn và u buồn. Cảnh thu được ghi lại một cách ước lệ tượng trưng với những nét chấm phá, chớp lấy cái hồn của tạo vật. Thu điếu của Nguyễn Khuyến cũng mang nét đặc trưng của thi pháp ấy. Đến với 2 câu luận của bài Thu điếu:

"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo."

Tác giả đã mở ra một không gian mùa thu rộng lớn với bầu trời cao trong và xanh. Việc miêu tả mầu trời xanh ngắt như tạo thêm chiều sâu cho không gian. Đến câu thơ thứ 2 tác giả lại đưa điểm nhìn về gần với quanh cảnh nơi xóm vắng, ngõ nhỏ quanh co và vắng lặng. Ngõ nhỏ đối lập với không gian cao sâu của bầu trời dường như làm nổi bật thêm sự cô quạnh, hiu hắt nơi đây. Chỉ với 2 câu thơ mà tác giả đã cho người đọc cảm nhận được một không gian quạnh hiu, u buồn cũng như tâm trạng của chính ông.

Viết đoạn văn khoảng 7-9 câu phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu

Sau khi đọc bài thơ Thu điếu, em có ấn tượng nhất với 2 câu thơ:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tron câu thơ này, tác giả đã gợi ra một không gian với đa dạng giác quan và cách cảm nhận hơn. “Sóng biếc” đã gợi lên hình ảnh những con sóng nhỏ lăn tăn mặt ao. Đồng thời cũng gợi được cả màu sắc cảnh vật. Đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, trong lành, dường như đã phản chiếu màu trời thu trong vắt. Bên cạnh đó, “lá vàng trước gió” là hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam. Mỗi độ thu về, cây ngả vàng thay lá. Và gió thu sẽ khiến chúng rời cành, tạo nên một không gian thơ mộng. Chỉ với 2 câu thơ ngắn ngủi nhưng đã bộc lộ sự quan sát vô cùng chăm chú, tỉ mỉ của tác giả.

Đoạn văn phân tích 2 câu thơ ấn tượng nhất trong bài Thu điếu - mẫu 1

Đoạn văn phân tích 2 câu thơ ấn tượng nhất trong bài Thu điếu

Đoạn văn phân tích 2 câu thơ ấn tượng nhất trong bài Thu điếu - mẫu 2

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”

Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là gợi đến một cái gì rất gần gũi, thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật, bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh cũng là hình quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những án mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh trong, tinh khiết đến tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp. Đường nét chuyển động nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng.

Đoạn văn phân tích 2 câu thơ ấn tượng nhất trong bài Thu điếu - mẫu 3

“Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”

Hình ảnh “tầng mây lơ lửng” gợi ra cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc, vô cùng gần gũi, yên bình và tĩnh lặng. Còn “trời xanh ngắt” lại khắc hoạ sắc xanh của mùa thu. Màu xanh lại được tác giả tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ nữa mà là sự xanh thuần một màu trên diện rộng. Đó là đặc trưng của mùa thu, không trộn lẫn với bất cứ khoảnh khắc nào trong năm.

Hình ảnh làng quê mùa thu còn được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc của miền Bắc, với những con ngõ nhỏ, quanh co, “khách vắng teo”. Cách giỏ vần “eo” một lần nữa laj gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng của không gian cảnh vật. Qua cái nhìn của Nguyễn Khuyến, không gian của mùa thu Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu. Tất cả hài hoà, tạo nên một không gian tĩnh lặng và thanh vắng tột cùng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
7 7.797
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm