Soạn bài thực hành đọc Minh sư trang 35

Minh sư (người thầy sáng suốt) là cuốn tiểu thuyết tái hiện cuộc đời và sự nghiệp của Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng - người mở đầu cho triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Đoạn trích Minh sư trang 35 SGK Văn 8 tập 1 Kết nối tri thức thuộc phần cuối của cuốn tiểu thuyết, kể lại chuyến công du đầu tiên của Nguyễn Hoàng đến Quảng Nam – vùng đất dưới quyền cai quản của ông. Sau đây là gợi ý soạn bài Minh sư lớp 8 hay và ngắn gọn giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.

Soạn bài Minh sư lớp 8 trang 35

1. Cái nhìn đa chiều về nhân vật Nguyễn Hoàng – người gắn liền với sự nghiệp mở cõi về phía Nam, khẳng định chủ quyền đất nước.

Nguyễn Hoàng sinh ngày 28/8/1525, mất ngày 21/5/1613 thọ 89 tuổi, trấn thủ Thuận - Quảng 55 nǎm (1558-1613).

Trịnh Kiểm là anh rể của Nguyễn Hoàng, do muốn thâu tóm quyền lực nên Trịnh kiểm ngấm ngầm ám hại các em vợ. Do lắng đến sự an nguy của mình, Nguyễn Hoàng đã xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ Thuận Hoá là nơi hoang vu nhiều giặc dã. Trịnh Kiểm đồng ý cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá với ý đồ mượn tay giặc giết em vợ.

Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, nhân hậu, lưu tâm đến dân tình, hết lòng thu dung hào kiệt. ông giảm sưu, hạ thuế khiến lòng người ai cũng mến phục. Nhân dân xưng tụng ông là chúa Tiên.

Có thể nói từ nǎm 1600, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng giang sơn riêng cho họ Nguyễn ở Đàng Trong.

2. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện lịch sử được thể hiện trong văn bản: tạo dựng bối cảnh, xây dựng cốt truyện, khắc họa nhân vật, sử dụng ngôn ngữ kể chuyện,…

- Tạo dựng bối cảnh: Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tránh được cái chết trước mắt, Nguyễn Hoàng buộc phải rời kinh để đi sâu vào vùng đất phía Nam.

- Xây dựng cốt truyện: Quốc công trong buổi tối đi mở mang bờ cõi, nghe được tùy tùng nói chuyện về mình. Một người lính hết lời ca ngợi chủ tướng, còn người kia thì cho rằng Nguyễn Hoàng do sợ Trịnh Kiểm sát hại mà tìm đường trốn vào Thuận Hóa.

- Khắc họa nhân vật: Chân dung rõ nét của Nguyễn Hoàng: dũng cảm, can trường, khôn khéo, quyết đoán những cũng đầy tình cảm.

- Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ lịch sử, nghệ thuật trần thuật,…

3. Tình cảm, thái độ đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử mà tác phẩm gợi lên trong em.

- Người đọc cảm phục trước tinh thần của Nguyễn Hoàng và thái độ mềm dẻo, hồn hậu của ông khi nghe được hai người lính nói chuyện về mình.

- Người đọc sẽ hiểu hơn không chỉ về một giai đoạn lịch sử mà còn hiểu hơn về những con người tưởng đã là huyền thoại. Bên cạnh đó, tác giả Thái Bá Lợi còn cung cấp cho chúng ta những tình tiết lịch sử phức tạp, đưa ra một cái nhìn mới mẻ, nhân văn về lịch sử.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
10 2.386
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm