Ta đi giữa ban ngày đọc hiểu

Đọc hiểu bài thơ Ta đi tới

Bài thơ ta đi tới là niềm xúc động và tự hào của tác giả về sức mạnh và tinh thần quyết chiến quyết thắng của cả dân tộc. Bên cạnh đó ta còn nhận ra tinh thần của thời đại và cảm xúc cộng đồng hòa quyện chặt chẽ. trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu văn bản Ta đi tới của nhà thơ Tố Hữu bao gồm tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm bài Ta đi tới có đáp án chi tiết sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Đọc hiểu bài thơ Ta đi tới

Trắc nghiệm Ta đi tới

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Ta đi tới”?

A. Ngô Tất Tố.

B. Tố Hữu.

C. Nam Cao.

D. Nguyễn Trãi.

Câu 2: Đâu là quê hương của tác giả Tố Hữu?

A. Tỉnh Thừa Thiên Huế.

B. Hà Nội.

C. Hồ Chí Minh.

D. Lào Cai.

Câu 3: Năm sinh năm mất của nhà thơ Tố Hữu?

A. 1920 – 2001.

B. 1920 – 2002.

C. 1920 – 2003.

D. 1920 – 2004.

Câu 4: Phong cách sáng tác của Tố Hữu là gì?

A. Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo.

B. Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

C. Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mangtính thời đại.

D. Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước Cách mạng.

Câu 5: Các tập thơ tiêu biểu của Tố Hữu là?

A. Từ ấy (1946).

B. Việt Bắc (1954).

C. Gió lộng (1961).

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6. Xuất xứ của bài thơ “Ta đi tới”?

A. Trích trong tập “Máu lửa”.

B. Trích trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

C. Trích trong tập “Việt Bắc”.

D. Trích trong tập “Gió lộng”.

Câu 7: Bài thơ “Ta đi tới” được sáng tác vào tháng mấy?

A. Tháng 8 năm 1954.

B. Tháng 8 năm 1955.

C. Tháng 9 năm 1954.

D. Tháng 10 năm 1955.

Câu 8: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ta đi tới” là?

A. Thời điểm cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đã kết thúc thắng lợi.

B. Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi, chuẩn bị cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

C. Thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thất bại.

D. Đáp án B,C đúng.

Câu 9: Nội dung của bài thơ “Ta đi tới” là gì?

A. Cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

B. Bài thơ khắc họa nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính.

C. Bài thơ vừa ca ngợi những chiến thắng lẫy lừng của cuộc kháng chiến, vừa thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 10: Từ “bưng biển” có nghĩa là gì?

A. Vùng đầm lầy ngập nước ở miền Tây Nam Bộ, thường được dùng làm căn cứ trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

B. Phụ lưu tả ngạn của song Hồng, chảy từ Trung Quốc sang các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc của Việt Nam.

C. Bến Bình Ca, thuộc thôn Bình Ca, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 11: Nhân vật “ta” đi trong khoảng thời gian nào?

A. Buổi trưa.

B. Ban ngày.

C. Ban đêm.

D. Buổi tối.

Câu 12: “Khu Năm” gồm bao nhiêu tỉnh? Đó là những tỉnh nào?

A. 3 tỉnh gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa.

B. 4 tỉnh gồm Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Bình.

C. 5 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai.

D. 6 tỉnh gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Vũng Tàu.

Câu 13: Những địa danh nào dưới đây được nhắc đến trong bài thơ?

A. Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc.

B. Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp.

C. Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Hà Nội, Quảng Ninh.

D. Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Hà Nội, Ninh Bình.

Câu 14: Có mấy dòng sông xuất hiện trong bài thơ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 15: Sông Lô là phụ lưu tả ngạn của dòng sông nào?

A. Sông Hồng.

B. Sông Cửu Long.

C. Sông Nhuệ.

D. Sông Đà.

Câu 16: Có mấy chiến khu trong bài thơ? Đó là những khu nào?

A. 3 chiến khu gồm Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm.

B. 4 chiến khu gồm Khu Hai, Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm.

C. 5 chiến khu gồm Khu Hai, Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm, Khu Sáu.

D. 6 chiến khu gồm Khu Hai, Khu Ba, Khu Bốn, Khu Năm, Khu Sáu, Khu Bảy.

Câu 17: Khu Ba thuộc khu vực nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Bộ.

Câu 18: Khu Bốn thuộc khu vực nào?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Bắc Bộ.

Câu 19: Khu Bốn gồm các tỉnh nào?

A. Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa ThiênHuế.

B. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Hà Nội.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 20: Điệp từ nào xuất hiện nhiều lần trong bài thơ?

A. Điệp từ “ai”.

B. Điệp từ “tháng”.

C. Điệp từ “của”

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 21: Đọc bài thơ, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử?

A. Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, sự tự do tràn ngập các nẻo đường của Tổ quốc.

B. Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, sự tự do tràn ngập các nẻo đường của Tổ quốc.

C. Việt Nam trở thành cường quốc lớn mạnh nhất thế giới.

D. Bị Mĩ bao vây kinh tế và cô lập chính trị.

Câu 22: Câu thơ “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!” thể hiện cảm xúc nào của tác giả?

A. Cảm xúc tự hào.

B. Cảm xúc vui vẻ.

C. Cảm xúc buồn bã.

D. Cảm xúc tự ti.

Câu 23: Đại từ “ta” trong bài thơ có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện cái ta chung của cả dân tộc, bộc lộ cảm xúc của cả dân tộc.

B. Tình đồng chí, cái ta chung trong không gian chiến trường.

C. Cái tôi của mỗi con người.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 24: Địa danh Bình Ca còn gợi cho em nhớ đến chiến thắng lịch sử nào?

A. Chiến thắng Bình Ca lịch sử năm 1945.

B. Chiến thắng Bình Ca lịch sử năm 1946.

C. Chiến thắng Bình Ca lịch sử năm 1947.

D. Chiến thắng Bình Ca lịch sử năm 1948.

Câu 25: Cho 2 câu thơ sau

“Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!
Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ”

Theo em, “chín năm” và “ba ngàn ngày” là khoảng thời gian diễn ra sự kiện lịch sử nào?

A. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

B. Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950.

C. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 26: Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì?

A. Ý thức được rằng những đau thương mất mát, sự hy sinh thầm lặng của các thế hệ cha anh đã cho nhân dân ta có được cuộc sống hòa bình ấm no như ngày hôm nay là vô bờ bến.

B. Nhà thơ nhớ lại những tháng ngày đấu tranh gian khổ, bộc lộ cảm xúc tự hào trên khắp mọi miền Tổ quốc, yêu nước thiết tha.

C. Nhà thơ ý thức được trách nhiệm của mình là phải giữ gìn, phát huy sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước.

D. Đáp án A,B đúng.

Câu 27: Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại câu trúc :”Ai…”, “Đường…”. Theo em, đây là biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa.

B. Ẩn dụ.

C. Hoán dụ.

D. Điệp từ.

Câu 28: Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?

A. Giúp tác giả thể hiện lòng thương người trên khắp các nẻo đường.

B. Bày tỏ cảm xúc ngợi ca, tự hào về những vị anh hùng của dân tộc.

C. Khẳng định trách nhiệm của mỗi người dân.

D. Làm cho cách diễn đạt tình cảm của tác giả trở nên dễ dàng, tăng tính biểu cảm.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 bộ sách Cánh Diều của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 66
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm