Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2

Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ, lựa chọn cấu trúc câu là nội dung bài học trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này sẽ giúp các em học sinh nhận diện được tác dụng của biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ, đảo ngữ; giải thích được nghĩa của một số từ; nêu được tác dụng của việc lựa chọn cấu trúc câu. Sau đây là mẫu soạn bài Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2 KNTT, mời các em cùng tham khảo.

Thực hành tiếng Việt 8 trang 48 tập 2 KNTT

Câu 1 trang 48 SGK Văn 8 KNTT tập 2

Câu a:

- Trong hai dòng thơ, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

- Tác dụng: gợi lên hình ảnh người em gái thanh niên xung phong gần gũi, thân thương, mang bóng dáng bình dị của quê nhà. Gặp em, người lính như gặp lại quê nhà và vì thế, các anh như được tiếp thêm sức mạnh trong những chặng đường hành quân phía trước.

Câu b:

- Trong đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

- Tác dụng: gợi lên những hình ảnh đẹp vừa bí ẩn (như một con sông nước đen) vùa. lung linh, huyẽn ảo (như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sd thẫn tiên) qua đôi mắt trẻ thơ trong kí ức của Phương Định, một cô gái Hà Nội mộng mơ. Những hình ảnh đó đối lập với thực tại khốc liệt, gián tiếp tố cáo chiến tranh, đồng thời nói lên ý nghĩa sự dấn thần cao cả của tuổi trẻ trong những năm kháng chiến.

Câu c:

- Trong đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: từ và xuất hiện 4 lần.

- Tác dụng: việc lặp lại từ và ở đầu các câu có tác dụng liệt kê, nhấn mạnh sự hiện diện của từng sự vật, con người nhằm khẳng định tính chất vắng vẻ đến bất ngờ của cao điểm - sự vắng vẻ đáng sợ khiến con người cảm thấy cô đơn trong không gian mênh mông.

Câu d:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong trường hợp này là điệp ngữ với từ tình yêu được xuất hiện 2 lần.

- Tác dụng: nhấn mạnh, tô đậm tình cảm trào dâng mãnh liệt trong trái tim của Nho, của Phương Định dành cho những người lính đang hành quân ra mặt trận; cũng là tình cảm của những người lính dành cho nhau trong khói lửa chiến tranh.

Câu e: Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá: nạo vét sự yên lặng của núi rừng.

- Tác dụng: diễn tả trạng thái âm thanh sắc lạnh của máy bay trinh sát đang quần đảo, phá tan sự yên lặng, thanh bình của núi rừng, từ đó, gợi tính chất khốc liệt của cao điểm - nơi ba cô gái đang làm nhiệm vụ phá bom mở đường.Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá: nạo vét sự yên lặng của núi rừng.

Tác dụng: diễn tả trạng thái âm thanh sắc lạnh của máy bay trinh sát đang quần đảo, phá tan sự yên lặng, thanh bình của núi rừng, từ đó, gợi tính chất khốc liệt của cao điểm - nơi ba cô gái đang làm nhiệm vụ phá bom mở đường.

Câu 2 trang 48 SGK Văn 8 KNTT tập 2

Ngữ liệu

Từngữ thay thế từ ngữ in đậm

Nhận xét về giá trị biểu đạt của từ ngữ được tác giả sử dụng

a. Gặp em trên cao lộng gió

Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ.

- gió lộng, gió mạnh

- rào rào

- Miêu tả gió thổi mạnh do ở trên cao hoặc nơi trống trải; giúp người đọc cảm nhận được không gian cao rộng, khoáng đạt.

- Vừa gợi hình vừa gợi thanh: miêu tả được tiếng gió thổi mạnh trong rừng lá đồng thời gợi hình ảnh lá rụng nhiễu, nhanh như thác đổ, cộng hưởng với không khí hành quân hối hả.

b. Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhoà trong trời lửa.

- hối hả, khẩn trương - nhoè

- Gợi hình ảnh đoàn quân hành quân gấp gáp, tranh thủ từng giầy phút cho kịp chiến dịch, với tầm trạng có phần căng thẳng, lo âu trước một sự kiện trọng đại

- Tái hiện không gian Trường Sơn: bụi cuốn dày đặc hoà vào bầu trời đầy khói lửa, làm nổi bật tính chất khốc liệt của chiến tranh.

c. Cười thì hàm răng trắng xóa trên khuôn mặt nhem nhuốc.

trắng tinh

Miêu tả được cả sắc màu và hiệu ứng ánh sáng: màu trắng như toả sáng trên nền đen là khuôn mặt lấm bùn đất.

Câu 3 trang 49 SGK Văn 8 KNTT tập 2

1. Câu trong VB sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ nhằm nhấn mạnh trạng thái sốt ruột - nguyên nhân của hành động chạy ra ngoài của nhân vật tôi, từ đó làm nổi bật tầm trạng lo lắng cho sự an toàn của đồng đội của Phương Định.

2. Cầu gốc của VB: nói vể không gian trước, con người trong không gian đó sau. Câu đổi cấu trúc nói vể người trước, không gian sau. Cầu gốc có ý nhấn mạnh sự hiện diện của những người đồng chí, đồng đội xung quanh cao điểm. Các cô gái trên cao điểm không cô đơn.

3. Cách diễn đạt của câu trong VB nêu điểu kiện trước, kết quả sau; ngược lại, câu đổi cấu trúc nêu kết quả trước, điểu kiện sau. Câu gốc nhấn mạnh tính chất kịp thời trong việc hỗ trợ cao điểm của những người đồng chí.

4. Cấu trúc câu trong VB và cấu trúc cầu đã thay đổi đểu phù hợp với thứ tự các hành động của nhân vật (uống sữa, ngủ). Tuy nhiên, trong câu đã thay đổi cấu trúc, chủ thể (Nho) được đưa lên đầu câu, làm cho trọng tầm thông tin không còn là các hành động nối tiếp nhau (uống sữa, ngủ) như câu trong VB mà là chủ thể (Nho).

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.167
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng